Bài 31. Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

Chia sẻ bởi Phạm Hoàng Nga | Ngày 10/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY,
CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
LỚP 10S4
HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2009 - 2010
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu1: Vì sao virut phải sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ
A. Chưa có cấu tạo tế bào,
B. Không có trao đổi chất,
C. Không có enzim hô hấp và enzim chuyển hoá
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Các loại thuốc kháng sinh đều vô hiệu hoá đối với virut vì:
A. Virut chưa có cấu tạo tế bào
B. Virut Sống kí sinh trong tế bào chủ
C. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ
D. Các đáp án đều sai
Câu3: Biện pháp nào sau đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/AIDS?
A. Thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh y tế
B. Không tiêm chích ma tuý
C. Có lối sống lành mạnh
D. Tất cả các biện pháp trên
Câu 4: HIV gây suy giảm miễn dịch ở người vì:
Phá huỷ một số tế bào của hệ thống miễn dịch
Làm số lượng tế bào của hệ thống miễn dịch giảm xuống
Làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể
Cả A, B,C
VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
Bài 31:
I./ VIRUT KÍ SINH TRÊN SINH VẬT VÀ GÂY BỆNH
II./ ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
I./ Các virut kí sinh trên cơ thể sinh vật:
1./ Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ):
2./ Virut kí sinh ở thực vật:
3./ Virut kí sinh ở côn trùng:
? Hãy nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành PHT?
Bộ gen: chủ yếu là ARN mạch đơn.
Xâm nhập vào tế bào nhờ các vết thương của thực vật.
Nhân lên trong tế bào rồi lan sang tế bào khác qua cầu sinh chất.
- Gây tắc mạch
→hình thái lá thay đổi: xoăn lá, đốm lá (bệnh khảm thuốc lá, xoăn lá khoai tây,…)
→thân bị lùn, còi cọc (còi cà chua,…)
-Chọn giống sạch bệnh.
-Luân canh cây trồng.
-Vệ sinh đồng ruộng.
-Tiêu diệt các côn trùng truyền bệnh.
- ADN xoắn kép.
90% là có đuôi.
Virut nhân lên làm chết hàng loạt vi khuẩn trong nồi lên men→ tổn thất lớn cho nhiều ngành công nghiệp vi sinh: mì chính, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kháng sinh,…
- Tuân theo qui trình vô trùng nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất
- Kiểm tra vi khuẩn trước khi đưa vào sản xuất.
- Virut / côn trùng  gây bệnh  côn trùng là vật chủ
- Virut / côn trùng  nhiễm vào người và động vật  côn trùng là vật trung gian
-Virut (Baculo) kí sinh ở nhiều sâu bọ ăn lá →sâu bị chết.
-Virut sinh ra độc tố.
-Khi côn trùng (muỗi, bọ chét,…) đốt người và động vật → virut sẽ xâm nhập và gây bệnh (viêm não ngựa, sốt xuất huyết người,…)
Tiêu diệt động vật trung gian truyền bệnh,…
ở dạng trần hoặc nằm trong vỏ bọc prôtêin đặc biệt dạng tinh thể
- Xâm nhập vào tế bào ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan ra khắp cơ thể
VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
I./ Các virut kí sinh trên cơ thể sinh vật:
1./ Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ):
2./ Virut kí sinh ở thực vật:
3./ Virut kí sinh ở côn trùng:
Câu 1: Nguyên nhân gì làm cho bình nuôi cấy vi khuẩn đang đục (do có nhiều vi khuẩn đang sống) bỗng dưng trong?
Giải đáp các câu lệnh trong SGK
Câu 2: Vì sao virut không xâm nhiễm trực tiếp vào cây trồng mà thông qua côn trùng và các vết thương?
Câu 3: Bệnh sốt xuất huyết, viêm não nhật bản, sốt rét vật trung gian truyền bệnh là muỗi. Theo em bệnh nào do virut gây ra? Cần phải là gì để phòng tránh?
Gây bệnh viêm não NB
Gây bệnh sốt xuất huyết
Gây bệnh sốt rét
Trả lời:
Ba bệnh sốt:
Bệnh số xuất huyết (Dangi):là bệnh truyền nhiễm do virut Dengue gây nên, rất phổ biến ở Việt Nam. Vi rút dengue xâm nhập vào cơ thể muỗi muỗi Aedes khi muỗi hút máu người đang có sẵn vi rút dengue trong máu và sẽ ẩn trong muỗi một thời gian (12-14 ngày). Trong thời gian này, vi rút nhân lên trong ống tiêu hóa và lan ra tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời gian đó, khi hút máu người lành, muỗi có thể truyền vi rút cho người đó. Vi rút dengue không thể lan truyền trực tiếp từ người sang người.
Bệnh viêm não Nhật Bản: là bệnh lây nhiễm do virut Polio gây nên. Chúng tấn công hệ thần kinh trung ương, gây tỉ lệ tử vong cao. Do muỗi Culex hút máu lợn hoặc chim (ổ chứa virut) sau đó sang đốt người và gây bệnh cho người. Người không phải là ổ chứa nên nếu muỗi Culex có đốt người bị bệnh sau đó sang đốt người không bị bệnh thì cũng không có khả năng truyền bệnh.
Bệnh số rét: không phải do virut mà do động vật nguyên sinh (trùng sốt rét) gây ra.
Biện pháp phòng chống:
Ngủ phải có màn, phun thuốc diệt muỗi, kiểm soát những nơi muỗi đẻ (chum, vại, ống bơ đựng nước,…),…

Bộ gen: ADN hoặc ARN, mạch đơn hoặc kép
Xâm nhiễm thông qua côn trùng hoăc qua dịch, máu,..
-Gây tử vong ở người và động vật: AIDS, SARS, viêm não Nhật Bản, dại, cúm gà, lở mồm long móng,…
-Gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất ở người: đau mắt đỏ, sởi, quai bị, sốt xuất huyết,…
-Tiêm vac xin.
-Vệ sinh nơi ở, vệ sinh thân thể
-Cách ly nguồn bệnh.
-Sống lành mạnh.

VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
II/ Ứng dụng của virut trong thực tiễn
Người ta dùng virut Pox đểhạn chế sự phát
triển quá mức của đàn thỏ trong tự nhiên  cân bằng sinh thái
I./ Các virut kí sinh trên cơ thể sinh vật:
Hãy nêu một số sản phẩm được sản xuất từ ứng dụng của virut?
VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
Sản xuất các chế phẩm sinh học:
* VD: vacxin, kháng sinh, pin sinh hoc, intefêron (IFN), insulin,…

II/ Ứng dụng của virut trong thực tiễn
I./ Các virut kí sinh trên cơ thể sinh vật:
Hãy nêu một số chế phẩm sinh học được sản xuất từ ứng dụng của virut?
Dựa vào cơ sở nào để sản xuất các chế phẩm từ virut ?
a. Cơ sở khoa học:
Phagơ / vi khuẩn: chứa đoạn gen không quan trọng  cắt bỏ  ghép đoạn gen cần thiết  ADN tái tổ hợp
Vi khuẩn nhân lên  ADN tái tổ hợp cũng được nhân lên
VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
Sản xuất các chế phẩm sinh học:
II/ Ứng dụng của virut trong thực tiễn
I./ Các virut kí sinh trên cơ thể sinh vật:
a. Cơ sở khoa học:
Phagơ / vi khuẩn: chứa đoạn gen không quan trọng  cắt bỏ  ghép đoạn gen cần thiết  ADN tái tổ hợp
Vi khuẩn nhân lên  ADN tái tổ hợp cũng được nhân lên
b. Sản xuất Intefêron:
Là prôtêin đặc biệt do nhiều loại tb sống tiết ra khi có sự xâm nhiễm của virut có khả năng chống lại virut, tb ưng thư và tăng cường khả năng miễn dịch  yếu tố đề kháng không đặc hiệu quan trọng nhất của cơ thể nhiễm bệnh chống lại virut và các tế bào ung thư.
Qui trình sản xuất intefêron
IVAC Feron là chế phẩm
Interferon 2α-2b có độ tinh khiết cao, đồng dạng với Interferon tự nhiên.

VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
Sản xuất các chế phẩm sinh học:
II/ Ứng dụng của virut trong thực tiễn:
I./ Các virut kí sinh trên cơ thể sinh vật:
a. Cơ sở khoa học:
b. Sản xuất Intefêron:
2) Sản xuất thuốc trừ sâu từ virut (N.P.V - Nucleopolyhedrosisvirus )
* Đặc điểm:
- Có chứa nhóm virut Baculo để diệt nhiều loại sâu ăn lá
Được bọc bởi màng keo, chỉ tan trong đường ruột của côn trùng. Khi màng keo tan ra, virut mới chuyển sang dạng hoạt động  sâu chết.
* Ưu điểm:
Thuốc trừ sâu sinh học cơ ưu điểm gì?
Đặc điểm của thuốc trừ sâu sinh học?
Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?
Nhiễm virut vào sâu  nuôi sâu bị nhiễm  nghiền lọc, li tâm  thu lấy dịch virut  sấy khô  đóng gói
Bài tập về nhà
- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa
- Sưu tầm tư liệu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
CỦNG CỐ
Vì sao virut tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật?
Thành tế bào có xenlulôzơ rất bền vững
Không có thụ thể thích hợp
Kích thước của virut lớn hơn
Cả A, B
2. Tác hại của virut gây ra đối với thực vật?
Gây tắc mạch
Làm hình thái lá thay đổi
Gây rụng lá, thân lùn và còi cọc
Cả A, B, C
D. Cả A, B
D. Cả A, B, C
D. A, B
3. Vì sao chúng ta không dễ mắc bệnh?
A. Nhờ intefêron  miễn dịch không đặc hiệu
B. Vacxin  miễn dịch đặc hiệu
C. Có khả năng chống lại
D. A, B
Nhiều virut, đặc biệt virut cúm luôn thay đổi hình dạng của nó để có khả năng thích ứng chống lại tác dụng của thuốc. Nguyên nhân của sự thay đổi hình dạng là vì virut (như virut cúm A) không có cơ chế chỉnh sửa các sai sót trong quá trình sao chép dẫn đến sự biến đổi cấu trúc gen ở những virut mới mà nó nhân lên. Điều này làm xuất hiện các phân týp virut mới với những kháng nguyên mới. Đến nay người ta đã liệt kê ở virut cúm A đã thay đổi đến 15 kháng nguyên Hemagglutinine (đánh số H1 đến H15) và 9 kháng nguyên Neuraminidase (đánh số từ N1 đến N9). Hơn thế nữa, virut cúm có thể trao đổi, trộn lẫn chất liệu gen để chuyển từ loài này sang loài khác và sản sinh ra virut lại chính là một phân týp virut mới. Chính vì thế vào lúc này, virut là “đích tác dụng” với một số thuốc kháng virut nhưng vào lúc khác nó thay đổi không là “đích tác dụng” của các thuốc đó nữa. Virut khó trị là như thế.
Tại virut rất khó trị
Vì sao virut được coi là tác nhân gây bệnh nguy hiểm so với các tác nhân khác?
Chúc các em học sinh học tốt
Cám ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi.
Sản xuất pin cao năng lượng từ virus sinh học
Các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố cách sử dụng virus sinh học để chế tạo pin lithium-ion. Những viên pin này có thể cung cấp điện năng cao gấp 3 lần sản phẩm thông thường.
3 chuyên gia của MIT là Angela Belcher, Paula Hammond và Yet-Ming Chiang cùng nhóm cộng sự 8 người của mình đã công bố kết quả nghiên cứu trên tuần báo Khoa học (Science) tại Mỹ. Những viên pin virus đầu tiên chỉ nhỏ bằng hạt gạo, đủ để tích hợp trong máy trợ thính. Nếu sản xuất bằng kích thước pin thông thường, nó có thể sử dụng để vận hành ôtô thay cho xăng.
Bằng phương pháp đột biến gen, các nhà khoa học đã khiến các loại virus tự phủ lên mình 1 lớp phân tử coban oxide và các hạt vàng cực nhỏ rồi chui vào những ống dẫn nano siêu nhỏ, trở thành cực dương của viên pin. Mỗi khi gen bị biến đổi, những con virus tự nhân bản lên hàng triệu lần. Mỗi ống dẫn rộng khoảng 6 nanomét (6 phần tỷ mét) và dài 880 nanomet. Những ống dẫn nano có thể được sản xuất trong điều kiện áp suất và nhiệt độ thông thường, hoàn toàn không cần đến những thiết bị đắt tiền để làm ra môi trường nhân tạo bên trong viên pin. Điểm mấu chốt trong thành tựu này là các “hạt” cô-ban oxít và vàng được vận chuyển đến và đặt vào đúng vị trí cần thiết.
t xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
 
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:
- Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.
- Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
- Muỗi vằn thường trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
- Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao tù, vũng nước đọng hoặc các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...
virus Koala Retro (KoRV), một loại virus ở động vật có đặc tính giống như virus HIV ở người,
Begomo là virus sống ký sinh trên cơ thể bướm Bemisia tabaci.
Nguyên nhân lây bệnh là do virut SARS (SARS coronavirus, viết tắt SARS-CoV), một loại virut mới.
Tiêu chảy cấp do nhiễm virút Rota gây mất nước nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề lên sức khỏe của trẻ và trở thành gánh nặng cho gia đình như:

- Trẻ dễ mất nước nặng và phải nhập viện để truyền dịch.
- Trẻ có thể bị sụt cân và suy dinh dưỡng.

Điều trị và chăm sóc trẻ như thế nào?
Hiện nay, chưa có trị liệu đặc hiệu đối với virút Rota. Những trẻ bị nhiễm virút Rota và phải nhập viện thường được các bác sĩ điều trị triệu chứng như bù dịch bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch và hạ sốt cùng với một chế độ dinh dưỡng thích hợp. Trẻ đang bệnh thải ra phân một lượng rất lớn virút vì vậy có thể dễ dàng lây sang trẻ khác và người chăm sóc. Cần phải tách riêng nhóm trẻ bệnh và có người chăm sóc riêng. Người chăm sóc cần chú ý rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi thay tã.

Làm cách nào để phòng ngừa bệnh cho trẻ?
Rotavirus rất dễ lây nhiễm. Điều đáng nói hơn cả là các biện pháp vệ sinh tiệt trùng thông thường đối với vi khuẩn và siêu vi khác không đủ bảo vệ trẻ khỏi tác nhân lây nhiễm này. Vì thế, biện pháp phòng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các bậc cha mẹ nên dùng. Do bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được phòng ngừa bằng vắc-xin càng sớm càng tốt.

Hiện nay tại các trung tâm y tế và bệnh viện đã có loại vắc-xin dạng uống phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus rất hiệu quả. Các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi nên đưa trẻ đi uống vắc-xin để ngăn ngừa trẻ khỏi sự tấn công của vi-rút Rota. Phác đồ chủng ngừa bao gồm 2 liều vắc-xin uống, sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vắc-xin là 1 tháng.

Sởi – Quai bị – Rubella là ba loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan.Bé có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi.

Với ba loại bệnh này, hầu hết trẻ khi mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn sau một thời gian, nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém, bệnh có thể diễn tiến nặng gây ra nhiều biến chứng. Ngày nay, cả ba bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng một mũi vắc xin kết hợp. Sởi – Quai bị - Rubella: nhận biết như thế nào và chăm sóc trẻ bệnh ra sao?

1. Sởi:
- Triệu chứng: sốt, phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan ra toàn thân, khi ban sởi biến mất sẽ để lại những vết thâm da. Ngoài ra trẻ còn có một số triệu chứng kèm theo gồm chảy mũi, ho và đỏ mắt.

- Biến chứng: những biến chứng có thể gặp phải là viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng.

- Chăm sóc bé bị Sởi:

• Cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5oC, Paracetamol:liều lượng thuốc dùng được tính là 10 - 15 mg cho mỗi kí lô cân nặng của trẻ

• Nếu bé ho có thể cho dùng thuốc giảm ho (loại trẻ em)

• Chế độ ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể chia nhỏ khẩu phần ăn làm nhiều lần trong ngày

• Giữ vệ sinh tốt để tránh nhiễm thêm vi trùng.

2. Quai bị:

- Triệu chứng: sốt, nhức đầu, sưng tuyến mang tai một hoặc cả hai bên, đau nhức khi nhai.
- Biến chứng: viêm tinh hoàn với xác suất 1/5 nếu bệnh xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, tình trạng này có thể dẫn đến vô sinh về sau nhưng với một tỷ lệ rất nhỏ. Ngoài ra bệnh còn có thể gây viêm màng não, viêm tụy và gây chứng điếc vĩnh viễn.

- Chăm sóc trẻ bị quai bị:

• Nếu trẻ sốt hoặc đau nhiều có thể cho dùng thuốc hạ sốt giảm đau.

• Cho ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt.

• Chăm sóc, vệ sinh răng miệng.

• Nằm nghỉ ngơi.

3. Rubella:

- Triệu chứng: sốt nhẹ, phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan xuống dưới, có thể kèm theo sưng hạch, đau khớp.

- Biến chứng: Trẻ nhiễm rubella thường có triệu chứng nhẹ và tự khỏi bệnh, ít khi xảy ra biến chứng. Nhưng đối với phụ nữ khi mang thai bị bệnh rubella, đứa trẻ sinh ra sẽ có nhiều nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như điếc, mù, bệnh tim bẩm sinh hoặc kém phát triển

- Chăm sóc trẻ mắc bệnh Rubella:

• Cho dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao.

• Nâng sức đề kháng: ăn uống hợp lý, dùng thêm nước trái cây như nước cam, nước chanh

• Giữ gìn vệ sinh cho trẻ

Những biện pháp có thể phòng ngừa bệnh:

Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh lây lan trong cộng đồng là một việc làm hết sức quan trọng. Chúng ta cần vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ, cách ly trẻ lành với người bệnh, nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và tăng cường các hoạt động thể lực. Ngoài ra, một phương pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả là sử dụng vắc xin để tiêm ngừa cho trẻ. Hiện nay đã có loại vắc xin ngừa cùng lúc cả 3 bệnh Sởi - Quai bị - Rubella được sử dụng cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ được 6 – 12 tuổi.


Vi-rút Rota là tác nhân gây tiêu chảy cấp nặng thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp nhập viện ở trẻ nhỏ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Vi-rút Rota là loại siêu vi có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, gây tiêu chảy nặng, mất nước và có thể đe dọa tử vong.
Theo thống kê của ngành y tế, ước tính trên toàn thế giới hằng năm vi rút Rota lấy đi khoảng 610.000 tính mạng của các trẻ em. Đặc biệt, tỉ lệ này chiếm rất cao ở các nước đang phát triển.cho trẻ uống vaccin phòng tiêu chảy do rotavirus Điều đáng nói hơn là có đến 95% các trẻ đều bị nhiễm vi rút Rota ít nhất là một lần trước lúc 5 tuổi.

Rota luôn “rình rập” con trẻ?
Virút Rota có khả năng tồn tại và sống dài ngày trong môi trường. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, trên các đồ vật xung quanh trẻ như: bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, nguồn nước, các vật dụng trong gia đình,...
Virút lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua lan truyền virút từ phân người bệnh lên các đồ vật trong môi trường, đặc biệt là qua bàn tay. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nguy cơ bị nhiễm virút Rota rất cao. Do bé thường xuyên tiếp xúc với tay người và các đồ vật bằng chính tay, miệng của trẻ.

Triệu chứng và hậu quả do virút Rota gây ra:
Sau khi bị lây nhiễm khoảng 12 giờ đến 4 ngày sau bệnh bắt đầu xảy ra. Trẻ thường bị ói sau đó là tiêu chảy và sốt vừa phải.
Ói xuất hiện trước tiêu lỏng 6-12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2-3 ngày. Bé ói rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu tiêu lỏng.

Phân lỏng toàn nước, có lúc có màu xanh, có thể có đàm nhớt nhưng không có máu. Trẻ có thể bị tiêu lỏng hơn 20 lần một ngày. Vì vừa bị ói và tiêu lỏng nhiều, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước, nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc thích hợp trong giai đoạn này khiến trẻ phải nhập viện để điều trị.

Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4-8 ngày. Tuy nhiên có trẻ vẫn còn tiêu lỏng đến 2 tuần dù đã khỏe, chơi, đòi ăn trở lại.
Thời gian bệnh thường kéo dài từ 3 đến 9 ngày nhưng tiêu chảy có thể kéo dài đến 3 tuần. Virút Rota tấn công mạnh nhất vào các bé trong giai đoạn từ 3 đến 24 tháng tuổi.


Bệnh dengue do nhiều loại virus rất giống nhau gây ra, gọi là dengue các type 1, 2, 3 và 4. Bệnh được truyền từ người này sang người khác chủ yếu do muỗi Aedes aegypti, thường gọi là muỗi vằn. Loài muỗi Aedes albopictus, thường gọi là muỗi hổ châu Á cũng có thể là trung gian truyền bệnh. Có hai thể bệnh là bệnh sốt dengue và bệnh dengue sốt xuất huyết
Bệnh sốt dengue thường bùng nổ thành những vụ dịch, chủ yếu ở người lớn, đôi khi làm cho hàng chục ngàn người bị nhiễm bệnh và thường xảy ra ở các thành phố. Bệnh bắt đầu bằng sốt đột ngột, kéo dài khoảng một tuần lễ hoặc hơn; gây đau đầu, đau cơ, đau khớp và nổi mẩn. Bệnh ít khi dẫn tới tử vong và thường lưu hành ở hầu hết các nước nhiệt đới kể cả ở một số vùng cận nhiệt đới. Bệnh có thể xảy ra ở cả thành thị và nông thôn nếu có sự hiện diện của loài muỗi truyền bệnh thích hợp.
Bệnh dengue sốt xuất huyết còn được gọi gọn là bệnh sốt xuất huyết, một bệnh nguy hiểm, thường xảy ra ở vùng Đông Nam Á và gần đây bệnh cũng thấy xuất hiện ở Nam Mỹ và Nam Thái Bình Dương. Bệnh hay xảy ra ở trẻ em, bắt đầu bằng sốt cao, đau đầu, khó thở và đau bụng. Dấu hiệu xuất huyết nội tạng cũng thường thấy. Hội chứng sốc sốt xuất huyết có thể xảy ra do mất máu và tụt huyết áp. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời; có khoảng 50% trường hợp sốc có thể bị tử vong nhưng tỷ lệ chung từ 5-10%.
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh sốt dengue và bệnh sốt xuất huyết mặc dù đã có nhiều nỗ lực của các nhà khoa học để tìm ra loại vắc-xin này. Bệnh cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy đối với những bệnh nhân có hội chứng sốc cần được nhanh chóng truyền dịch, truyền máu, huyết tương khi cần thiết và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hoàng Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)