Bài 31. Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

Chia sẻ bởi lê hồng thanh | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Bệnh cúm A H5N1

Bệnh sốt xuất huyết
Tổ 2
Bệnh
cúm A H5N1
Bệnh cúm A H5N1
1,Khái niệm:
H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện xâm nhiễm trên người tại Hồng Kông năm 1997. Chính nhóm virus cũng là tác nhân gây dịch cúm trên gia cầm ở Hông Kông lúc đó. Tên gọi phân nhóm H5N1là liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: proteinhemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidase  nhóm 1
Đường lây nhiễm
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi vàcon người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín.
Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh cúm A H5N1 là bệnh do chủng virut type A/H5N1 gây ra. Đây là một thành viên của các vi rút thuộc họ Orthomyxoviridae gồm nhiều type khác nhau: A, B, C, Thogotovirus và Isavirus.
Virut H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm
Virut H5N1 thuộc nhóm type A nên có độc lực rất cao gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Chúng có khả năng sinh sản rất nhanh, cấu trúc bộ gen của chúng phù hợp với tế bào của cơ thể người và gia cầm nên chúng có thể lây nhiễm nhanh.
Tiếp xúc với gia cầm không có dụng cụ bảo vệ nguy cơ bị mắc bệnh là không tránh khỏi.
Chăn thả gia cầm, thuỷ cầm không đúng nơi sẽ dễ làm lây lan bệnh dịch.
Cúm A H5N1
Cấu trúc virut:
Virut H5N1 có cấu tạo 2 phần: vỏ là protein có kháng nguyên hemagglutinin(chất ngưng kết hồng cầu ) nhóm 5, neuraminidase (enzim tan nhầy) nhóm 1.
Và nhân là ARN chuỗi đơn có kích thước từ 80 – 120 nm.
Bộ gen ARN của vi rút cúm type A có 8 phân đoạn mã hóa cho 10 loại protein khác nhau,
Cúm A H5N1
Triệu chứng của bệnh ở gia cầm:
+ Chỗ da không có lông bị tím bầm.
+ Chân bị xuất huyết.
+ Xuất huyết vùng đầu và thâm tím.
- Bệnh tích bên trong gồm:
+ Niêm mạc phế quản phù nề có chứa chất nhầy.
+ Xoang bụng tích nước hoặc viêm dính.
+ Xuất huyết lốm đốm ở bề mặt niêm mạc.
+ Xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa.
Cúm A H5N1
Triệu chứng ở người
Bệnh khởi phát trung bình một tuần sau khi tiếp xúc với gia cầm bị bệnh.
Sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục trên 38 độ C, đôi khi rét run, mặt đỏ. Có thể nổi hạch.
Ho hoặc là ho khan; khó thở.
Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Cúm A H5N1
Hậu quả:
Nguy hiểm đến tính mạng con người. Thiệt hại kinh tế người dân. Suy giảm chất lượng giống vật nuôi. Suy giảm kinh tế. ảnh hưởng tới các hoạt động của xã hội.
Theo thống kê của WHO, tính đến ngày 5-3-2008, Việt Nam có 105 người bị nhiễm virus H5N1, Indonesia có 129 người, Ai Cập 46 người …
Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 3 năm 2009 đã có 256 người tử vong do cúm gia cầm trong số 412 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á.
Cúm A H5N1
Cách phòng tránh:
Vì virut H5N1 dễ lây nhiễm khi phát tán trong không khí nên mõi người cần phải mang khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm.
Sau khi tiếp xúc với với gia cầm, các loài động vật có nguy cơ bi nhiễm virut thì phải rửa tay bằng xà phòng xúc miệng bằng nước sát khuẩn.
Không tiếp xúc, không ăn thịt gia cầm, thủy cầm bị bệnh, không rõ nguồn gốc, không chăn thả gia cầm bừa bãi .
Đốt hoặc chôn lông gia cầm và các chất thải phụ phẩm gia cầm cách xa chuồng trại. Chôn chất thải gia cầm thật sâu và rắc vôi bột để đảm bảo không có ai bới lên.
Tiêm phòng cho gia cầm.
Cúm A H5N1
Bệnh
sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết:
Khái niệm:
Bệnh sốt xuất huyết do một loại vi- rút dengue
gây ra. Vi - rút này sống trong máu người bệnh.
Muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyền vi rút sang
cho người lành.
Muỗi Vằn (Aedes aegypti)
Muỗi vằn là thủ phạm truyền bệnh sốt xuất huyết từ người bệnh sang người lành.
Sống trong nhà và chỗ tối, gầm bàn, hộc tủ, quần áo treo trên vách
Đẻ trứng ở nơi nước trong và nước ứ đọng
Lăng quang có khả năng mang mầm bệnh sốt xuất huyết từ muỗi đã nhiễm virus SXH.
Hút máu người vào ban ngày nhất là sáng sớm, mờ tối

Sốt xuất huyết
Cấu tại virut dengue
Mang đặc điểm của Arbovirus (Arthropod born virus), có cấu trúc hình khối đa diện, có protein vỏ , lipid màng , protein màng , protein capide, nhân ARN đơn dương (+)ssRNA và các gai.
Sốt xuất huyết
Triệu chứng của bệnh:
Biểu hiện sốt xuất huyết: Bao gồm cả 3 vùng xuất huyết sau:
+ Xuất huyết dưới da: Xuất huyết thành những chấm, đám xuất huyết thậm chí có thể có cả vết bầm tím.
+ Xuất huyết niêm mạc: Thường gặp triệu chứng chảy máu cam, chảy máu chân răng,...
+ Xuất huyết nội tạng: Thường gặp các biểu hiện nôn ra máu, phân có màu đen,...
- Biểu hiện nhiễm virút: Sốt cao đột ngột liên tục từ 39-40 độ C hoặc sốt thành 2 pha, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, đau cơ, sưng hạch ngoại vi, đặc biệt là hạch cổ, hạch khuỷu tay, thậm chí gan to, gây đau tức vùng gan,...
Sốt xuất huyết
Hệ quả:
Trong 9 tháng của năm 2012, cả nước có 51 300 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 42 ca tử vong tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam,…phần lớn người bị bệnh sốt xuất huyết là trẻ em dưới 15 tuổi, đáng chú ý là do nhập viện trễ (sau 3 ngày mắc bệnh) nên nhiều bệnh nhân không tránh khỏi tử vong.
Mỗi năm, thế giới có đến 100 triệu người bị nhiễm virus Dengue và hơn 2,5 tỷ người có nguy cơ nhiễm trùng
Sốt xuất huyết
Cách phòng tránh:
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt :
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Sốt xuất huyết
Những người thực hiện:
1. Hà Ngọc Mai
2. Đàm Thị Mỹ
3. Nông Phương Thảo
4. Hoàng T. Diễm Quỳnh
5. Nguyễn Đức Hoàng
6. Tô Vũ Hưng
7. Đinh Minh Nghĩa
8. Vy Cao Sơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê hồng thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)