Bài 31. Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
Chia sẻ bởi lê hồng thanh |
Ngày 10/05/2019 |
87
Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn thuộc Sinh học 10
Nội dung tài liệu:
Đến với bài thuyết trình của tổ 1
Lớp 10C
Tìm hiểu về virus gây bệnh dại và
bệnh đậu mùa ở người
A. Bệnh Dại (Rabies)
1. Định nghĩa:
Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn.
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ.
Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm virus, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.
Nguyên nhân:
Bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho người và nhiều loài động vật.
Bệnh do 1 virut hướng thần kinh gây nên, nguồn bệnh là ở chó sói, chó nuôi, cáo.
Virut xâm nhập vào cơ thể trực tiếp qua vết xước, vết cắn dính nước bọt cuả động vật bị bệnh. Một số trường hợp virut lây qua niêm mạc mắt.
Virut sau khi xâm nhập theo dây thần kinh về hệ thần kinh và trung ương thần kinh.
2. Triệu chứng:
Chó dại ở thể điên cuồng
Biểu hiện: dữ tợn, hay cắn xé
Chó bị bệnh dại
Nước dãi chảy nhiều màu trắng
Chó con bị bệnh dại thể ẩn
Nước dãi chảy nhiều màu trắng, thích tìm chỗ tối nằm
Chó con bị bệnh dại thể ẩn
Mặt buồn rầu, mắt lờ đờ nhìn xa xăm
3. Đặc điểm Virus:
Phân loại:
Họ Rhabdoviridae gồm hơn 200 loại virus phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, nhiễm cho động vật có xương sống hoặc không có xương sống và thực vật. Nhiều côn trùng bị nhiễm rhabo nhưng không có virus dại. Họ Rhabdonviridae gây nhiễm cho động vật có vú, kể cả người được chia làm hai giống: giống Vesiculovirus gây viêm miệng có mụn nước và giống Lyssavirus với khoảng 80 virus khác nhau
Dựa vào tính chất sinh học, virus dại được chia thành 2 loại:
Virus dại “đường phố” (virus dại hoang dã): là các dòng virus mới được phân lập trực tiếp từ con vật bị nhiễm. Các dòng virus này cho thời kì ủ bệnh dài và thay đổi (21-60 ngày ở loài chó), tạo thể vùi trong bào tương, khả năng gây bệnh cao.
Virus dại cố định: Là dòng virus đã được cấy truyền liên tiếp trong não thỏ, qua hơn 50 lần cấy truyền. Virus cố định (virus đột biến) nhân lên rất nhanh và thời kỳ ủ bệnh rất ngắn chỉ có khoảng 4-6 ngày, gây bệnh cảnh dại bại liệt cho động vật nhưng mất khả năng gây bệnh cho người, được xử lí để sản xuất vắc xin phòng bệnh.
Cấu trúc:
Virus Rhabdo là những tiểu thể hình viên đạn, kích thước lớn khoảng 75 x 180 nm. Virus có màng lipoprotein bọc ngoài, trên bề mặt có các gai dài 10 nm, nhô ra tạo bề mặt lồi lõm đều đặn.
Các peplomer (gai) gồm các trimer của glycoprotein virus. Bên trong màng bọc là ribonucleocapsid. Bộ gen là 1 sợi đơn ARN thẳng, không phân đoạn cực tính âm. Các virion chứa menARN polymerase phụ thuộc ARN. Thành phần cấu tạo hóa học của virion gồm có 4% ARN, 67% protein, 26% lipit và 3% cacbonhydrate.
Phản ứng với các tác nhân lý hóa:
Virus dại kém bền vững và rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh: bị tiêu diệt nhanh chóng bởi tia cực tím hoặc ánh sáng mặt trời, xà phòng đặc 20%, bởi sức nóng (50oC/1h), bởi các dung môi lipid, bởi trypsip, chất tẩy, chất oxy hóa và pH quá cao hoặc quá thấp.
Virus dại sống được hàng tuần khi lưu trữ ở 4oC, bất hoạt bởi CO2.
Trong mô não, virus dại tồn tại vài tháng ở 40oC hoặc hàng năm ở 7oC.
Trong não ướt lạnh, sau 2 năm virut vẫn còn độc lực.
Tính nhạy cảm với động vật:
4. Miễn dịch:
Kháng thể đặc hiệu với virus dại xuất hiện trễ trong huyết thanh bệnh nhân. Kháng thể trung hòa trong máu xuất hiện sau khi tiêm vắc xin phòng dại vào cơ thể 10 ngày và tồn tại khoảng 7 tháng. Kháng thể trung hòa không chỉ có trong máu mà có cả trong tế bào, điều này giải thích cơ chế tác dụng của vắc xin phòng dại đối với người bị chó dại cắn.
Vì không có người sống sót sau cơn dại nên không có nghiên cứu về miễn dịch khi bị chó dại cắn lần thứ 2.
Hướng dẫn phòng ngừa sau khi tiếp xúc với bệnh dại:
5. Con đường lây truyền:
Virus dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết liếm vào vết thương của người hoặc một số động vật khác của động vật mắc bệnh dại.
Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc do ghép giác mạc. Nhiễm bệnh dại từ người qua người rất hiếm gặp. Chỉ ghi nhận được những trường hợp mắc bệnh dại do truyền qua ghép giác mạc: giác mạc người cho bị nhiễm bệnh và người nhận chết vì bệnh dại sau 50 – 80 ngày.
Về mặt lí thuyết, bệnh dại có thể khởi đầu từ nước bọt bệnh nhân sang người tiếp xúc, nhưng trên thực tế chưa bao giờ ghi nhận được cách truyền bệnh này.
6. Phân loại bệnh dại:
Có 2 dạng dịch bệnh dại:
Bệnh dại từ động vật nuôi như chó, mèo: trên thế giới có khoảng 35.000 – 50.000 ca bệnh dại ở người, chủ yếu là ở các nước đang phát triển, phần lớn là do chó dại cắn.
Bệnh dại tự nhiên: là bệnh do động vật hoang dại truyền. Các nước Âu – Mỹ có chương trình kiểm soát bệnh dại ở vật nuôi hiệu quả nên rất ít gặp bệnh dại do chó cắn.
Loài dơi rất nguy hiểm vì chúng có thể mang virus dại nhưng biểu hiện hoàn toàn khỏe mạnh, tiết virus dại vào nước bọt rồi truyền đến động vật khác và người. Bệnh dại ở loài dơi có thể gây những trận dịch động vật ở những vùng mới trên trái đất.
Theo thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh: tỉ lệ tử vọng từ chó dại cắn là 98,2% và từ mèo dại cắn là 1,8%. Loại gặm nhấm và thỏ không truyền bệnh dại. Tỉ lệ mắc bệnh tăng cao vào mùa nắng. Bệnh không lây từ người sang người.
5. Cách phòng ngừa:
Cơ chế phòng bệnh dại bằng vắc xin
Virus dại nhân lên trong cơ gần nơi chích cho đến khi có đủ nồng độ nhiễm vào hệ thần kinh trung ương.
Kháng thể thụ động có tác dụng trung hòa bớt virus, làm giảm nồng độ virus. Vắc xin phòng ngừa có tác dụng bảo vệ sau 2 – 8 tuần.
Các loại vắc xin
Tất cả các loại vắc xin dùng cho người đều chứa virus dại bất hoạt. Vắc xin chế từ nuôi cấy tế bào có ưu thế hơn vắc xin chế từ mô thần kinh vì ít gây phản ứng phụ.
Vắc xin tế bào lưỡng bội người.
Vắc xin dại hấp thụ.
Vắc xin tế bào phôi gà tinh chế.
Vắc xin mô thần kinh
Vắc xin phôi vịt
Các virus sống giảm độc lực.
Xử lí vết thương:
Nhanh chóng rửa kĩ vết thương bằng xà phòng đặc 20%, nước muối đặc và dội sạch bằng nước sạch.
Bôi chất sát khuẩn như cồn Iod đậm đặc vào vết thương
Không nên băng kín vết thương.
Gây tê dại chỗ cạnh vết thương (chủ yếu bằng procain) để ngăn cản sự tiến triển của virus.
Đến sở y tế để kiểm tra khi nghi ngờ súc vật bị dại hoặc lên cơn dại.
B. Bệnh đậu mùa:
1. Định nghĩa:
Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút đậu mùa (Variola virus) gây nên, lây chủ yếu qua đường hô hấp. Lâm sàng bệnh có hội chứng nhiễm khuẩn- nhiễm độc toàn thân nặng, các vết ban từ dát sần đến phỏng nước và hoá mủ, để lại sẹo vĩnh viễn.
Bệnh đậu mùa dễ gây thành dịch lớn tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “Bệnh tối nguy hiểm ”
Một đứa trẻ lên đậu tại Bangladesh vào năm 1973
Bệnh đậu mùa đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu ở những năm cuối thế kỉ XVIII
Bệnh thủy đậu (chickenpox) thường bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa vào thời kỳ tiền triệu sớm. Hai bệnh này có thể được phân biệt bằng nhiều phương pháp. Không giống bệnh đậu mùa, bệnh thủy đậu thường không ảnh hưởng lên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thêm vào đó, mụn mủ thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào thời gian phát ban, còn mụn mủ đậu mùa đều gần như cùng kích cỡ vì ảnh hưởng của virus phát triển đồng đều hơn. Có nhiều phương pháp thí nghiệm để phát hiện thủy đậu trong các trường hợp bệnh đậu mùa còn nghi vấn.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Bệnh đậu mùa được biết đến từ nhiều năm trước công nguyên, các nước Trung Phi được coi là nơi phát hiện bệnh lần đầu tiên. Bệnh được mô tả trong y văn một cách rõ ràng vào thế kỷ thứ VII. Nhưng cho đến khoảng thế kỷ VIII – XVII mới có những nghiên cứu về căn nguyên gây bệnh, dịch tễ và miễn dịch của bệnh. Năm 1906 Paschen phát hiện được vi rút gây bệnh đậu mùa. Guarnieri năm 1891 cũng đã cho rằng căn nguyên gây bệnh là các “hạt” trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô.
Vắc xin phòng bệnh đậu mùa được Jenner điều chế và sử dụng vào năm 1798
3. Mầm mống của bệnh đậu mùa:
Mầm bệnh:
Vi rút đậu mùa (Variola Virus) thuộc họ Poxviridac có kích thước tới 300 nm, ở ngoài môi trường thời tiết khô hanh vi rút sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-20oC có thể sống được từ 3 đến 17 tháng. Trong môi trường thời tiết khô, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu ôxy không bị diệt trong nhiều năm, ở vảy đậu sống được một năm.
Vi rút đề kháng tốt với dung dịch cồn Ether Phenol Glycerin và nước đá. Nhiệt độ trên và 55oC các dung dịch Xanh Methylen, thuốc tím, tia cực tím bất hoạt vi rút đậu mùa nhanh chóng.
Nguồn bệnh:
Người là nguồn bệnh duy nhất, bệnh nhân là nguồn lây từ cuối thời kỳ nung bệnh cho đến khi mụn đậu tróc hết vảy. Thời gian lây bệnh mạnh nhất là lúc mụn đậu hoá mủ và bong vảy không có người lành mang vi rút đậu mùa
4. Con đường lây nhiễm:
Lây chủ yếu qua đường hô hấp vi rút có trong nước bọt dịch mũi họng tung ra môi trường xung quanh khi bệnh nhân ho hắt hơi người lành hít phải khi tiếp xúc. Đây là đường lây trực tiếp
Lây gián tiếp qua các đồ vật không khí nhiễm bẩn mủ, vảy đậu, dịch tiết người lành hít phải cũng có khi do da bị xây xước mà người lành bị nhiễm bệnh
Mọi người, mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dễ mắc bệnh nhất trẻ dưới 1 tuổi ít bị bệnh do có miễn dịch từ mẹ truyền cho, từ tháng thứ 2 thì miễn dịch giảm.
Sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững. Giữa đậu mùa và ngừa đậu (đậu mùa ở bò) có miễn dịch chéo.
Dịch bệnh đậu mùa thường xảy ra vào mùa đông, khí hậu khô lạnh.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) : Trường hợp đậu mùa cuối cùng đã được ghi nhận vào năm 1977 ở Somali. Năm 1980, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa đã được tiêu diệt trên toàn thế giới nhờ có chương trình tiêm chủng Vắc xin. Tuy nhiên vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên những hiểu về bệnh cần được quan tâm.
5. Các thời kì phát bệnh:
1. Thời kỳ nung bệnh
Trung bình từ 12- 13 ngày, ngắn nhất 5 ngày, dài hơn là 15 ngày.
2. Thời kỳ khởi phát
Khởi phát đột ngột bằng sốt cao và rét run một cách tự nhiên, nhiệt độ 40- 41oC, mạch nhanh. Sau vài giờ bệnh nhân rất mệt, đau đầu, không chịu được chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đau bụng, đau dọc sống lưng, thắt lưng và cơ, khớp khiến bệnh nhân phải nằm liệt giường kèm theo bí đái.
Bệnh nhân nôn liên tục đau thượng vị xung huyết da mặt và kết mạc mắt chảy nước mắt sợ ánh sáng, mắt long lanh vẻ sợ hãi. Bệnh nhân ho đau rát họng khó thở.
Xuất hiện “tiền ban” giống ban sởi ở bẹn, nách dưới vú. Sau 1-2 ngày “tiền ban” lặn hết. “tiền ban” có ở 24- 40% bệnh nhân.
3. Thời kỳ toàn phát
Thời kỳ này mụn đậu mọc vì vậy còn gọi là thời kỳ ban mọc.
Mụn đậu mọc:
Ngày thứ 4 của bệnh, nhiệt độ giảm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu đồng thời xuất hiện các nốt dát (macula) màu hồng nhạt từ trên xuống. Đầu tiên ở trán, da đầu thái dương, mặt sau đó lan xuống cổ gáy tay ngực lưng, cuối cùng là chân. Sau 48 giờ ban mọc toàn thân càng xuống chân ban mọc càng thưa.
Lúc đầu là nốt dát sau một ngày nốt dát nổi gờ nên màu đỏ sẫm gọi là nốt sẩn (Papule), các nốt sẩn to dần lên bằng hạt đậu ăn sâu vào trong da. Ngày thứ 6 của bệnh các nốt sẩn trở thành nốt phỏng (Vesicule) chứa trong nước xung quanh có rìa đỏ, nốt phỏng có nhiều ngăn nên khi chọc kim vào thì không xẹp. Các nốt phổng hơi cứng một số nốt có lõm ở trung tâm.
Trên niêm mạc miệng, mắt mũi ruột cũng có ban xuất hiện như da các nốt phổng thủng vỡ để lại nốt loét có rìa đỏ, gây đau ho mất tiếng khạc đờm có mủ.
Mụn đậu hoá mủ:
Từ ngày thứ 7- 8 của bệnh: Các nốt phổng trở thành đục mủ, phù nề xung quanh, đỏ sẫm hơn, trung tâm mụn lõm xuống (lõm hậu phát).
Tổ chức dưới da phù nề làm hai mặt sưng húp. Quá trình mụn đậu hoá mủ cũng có thứ tự từ trên xuống dưới.
Toàn thân bệnh nhân lại nặng trở lại ban ngày sốt vừa, ban đêm sốt cao 40oC, nhức đầu vật vã nói mê, mạch nhanh, huyết áp thấp, hơi thở có mùi hôi thối, khó thở, gan, lách to.
Mụn đóng vảy:
Từ ngày 12- 13 của bệnh mụn mủ khô đi và đóng vảy màu vàng nâu. Bệnh nhân thấy dễ chịu, nhiệt độ cơ thể giảm nhưng ngứa nhiều hơn. Quá trình mụn đậu đóng vảy cũng theo thứ tự trên xuống
4. Thời kỳ lui bệnh
Sau khi mọc được 20 ngày các vảy đậu bong dần để lại sẹo lõm màu nâu, sau vài tháng chuyển màu trắng bóng, sâu nhất ở mặt mũi trán…sẹo tồn tại suốt đời
Biến chứng:
Thường gặp bội nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Bội nhiễm do vi khuẩn hay gặp là phế quản phế viêm, áp xe ổ bụng, thanh quản, bệnh nhân sốt cao ho nhiễm đau tức ngực, khó thở dễ tử vong. Có thể gặp viêm tai giữa, viêm tai xương chũm nhiễm khuẩn huyết.
Bội nhiễm do virut: Viêm não, viêm màng não, bệnh nhân có thể liệt tứ chi, liệt nửa người.
6. Sự truyền bệnh:
Bệnh lan truyền qua việc hít phải các virus variola trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Bệnh được truyền từ người sang người chủ yếu qua việc tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách 1,8m, nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như giường hay quần áo.
Đậu mùa hiếm khi gây lây nhiễm qua không khí trong không gian kín như tòa nhà, xe buýt, xe lửa. Virus có thể lây truyền qua đường nhau thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp. Đậu mùa không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền triệu và virus thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương tổn ở miệng và họng.
Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát bệnh, thường nhất là khoảng tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các thương tổn ở da còn nguyên vẹn. Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng rụng đi.
7. Phòng chống:
Công đoạn đầu tiên được sử dụng để ngăn chặn đậu mùa là tiêm. Tiêm có thể đã được thực hiện ở Ấn Độ vào khoảng năm 1000 TCN, và tiêm một mũi đậu mùa bột, hoặc rắc đậu mùa lên da nơi có vết xước.
Tuy nhiên, ý tưởng rằng tiêm có nguồn gốc từ Ấn Độ đã là một thách thức vì được miêu tả trong các văn bản y học tiếng Phạn về quá trình tiêm. Việc tiêm chống bệnh đầu mùa ở Trung Quốc có thể được tìm thấy vào cuối thế kỷ 10, và quy trình được thực hiện rộng rãi vào thế kỷ 16 trong thời kỳ nhà Minh. Nếu thành công, tiêm sẽ tạo ra khả năng miễn dịch với đậu mùa.
Tuy nhiên, do người bị nhiễm bởi virus variola, kết quả làm nhiễm trùng nghiêm trọng, và người đó có thể truyền bệnh đậu mùa cho người khác. Tiêm chủng đậu mùa có tỷ lệ tử vong 0,5-2%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tử vong từ 20-30% của chính bệnh này.
Các thành phần của một bộ vắc xin đậu mùa hiện đại
Trả lời câu hỏi:
Cấu trúc Virus Đậu mùa
Tương tự các loại virus khác. Cấu trúc của Virus đậu mùa:
chưa có cấu tạo tb rõ rệt
chứa AND gồm 2 dải nucleotide (double-stranded DNA; dsDNA)
Ngoài ra, hiển vi điện tử mô tả một số virus đậu mùa là những “Quả tạ hình”, cấu trúc bên trong là cốt lõi của virus trong đó chứa các AND của virus.
Bệnh lan truyền qua việc hít phải các virus variola trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Bệnh được truyền từ người sang người chủ yếu qua việc tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách 1,8m, nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như ra giường hay quần áo. Đậu mùa hiếm khi gây lây nhiễm qua không khí trong không gian kín như tòa nhà, xe buýt, xe lửa. Virus có thể lây truyền qua đường nhau thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp. Đậu mùa không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền triệu và virus thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương tổn ở miệng và họng. Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát bệnh, thường nhất là khoảng tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các thương tổn ở da còn nguyên vẹn. Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng rụng đi.
Để phòng chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
3. Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.
4. Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.
Khi bị chó, mèo cắn cần:
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
- Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
- Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Chân thành cám ơn quý cô
và các bạn đã theo dõi!
Thank for Watching
10C
Nhóm chúng em gồm:
Trần Bích Ngân
Dư Thị Bích Ngọc
Nguyễn Khải Hoàn
Nông Đức Thắng
Lục Tuấn Nam
Hoàng Diệu Linh
Nông Việt Anh
Nguyễn Huy Hoàng
Lớp 10C
Tìm hiểu về virus gây bệnh dại và
bệnh đậu mùa ở người
A. Bệnh Dại (Rabies)
1. Định nghĩa:
Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn.
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ.
Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm virus, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.
Nguyên nhân:
Bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho người và nhiều loài động vật.
Bệnh do 1 virut hướng thần kinh gây nên, nguồn bệnh là ở chó sói, chó nuôi, cáo.
Virut xâm nhập vào cơ thể trực tiếp qua vết xước, vết cắn dính nước bọt cuả động vật bị bệnh. Một số trường hợp virut lây qua niêm mạc mắt.
Virut sau khi xâm nhập theo dây thần kinh về hệ thần kinh và trung ương thần kinh.
2. Triệu chứng:
Chó dại ở thể điên cuồng
Biểu hiện: dữ tợn, hay cắn xé
Chó bị bệnh dại
Nước dãi chảy nhiều màu trắng
Chó con bị bệnh dại thể ẩn
Nước dãi chảy nhiều màu trắng, thích tìm chỗ tối nằm
Chó con bị bệnh dại thể ẩn
Mặt buồn rầu, mắt lờ đờ nhìn xa xăm
3. Đặc điểm Virus:
Phân loại:
Họ Rhabdoviridae gồm hơn 200 loại virus phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, nhiễm cho động vật có xương sống hoặc không có xương sống và thực vật. Nhiều côn trùng bị nhiễm rhabo nhưng không có virus dại. Họ Rhabdonviridae gây nhiễm cho động vật có vú, kể cả người được chia làm hai giống: giống Vesiculovirus gây viêm miệng có mụn nước và giống Lyssavirus với khoảng 80 virus khác nhau
Dựa vào tính chất sinh học, virus dại được chia thành 2 loại:
Virus dại “đường phố” (virus dại hoang dã): là các dòng virus mới được phân lập trực tiếp từ con vật bị nhiễm. Các dòng virus này cho thời kì ủ bệnh dài và thay đổi (21-60 ngày ở loài chó), tạo thể vùi trong bào tương, khả năng gây bệnh cao.
Virus dại cố định: Là dòng virus đã được cấy truyền liên tiếp trong não thỏ, qua hơn 50 lần cấy truyền. Virus cố định (virus đột biến) nhân lên rất nhanh và thời kỳ ủ bệnh rất ngắn chỉ có khoảng 4-6 ngày, gây bệnh cảnh dại bại liệt cho động vật nhưng mất khả năng gây bệnh cho người, được xử lí để sản xuất vắc xin phòng bệnh.
Cấu trúc:
Virus Rhabdo là những tiểu thể hình viên đạn, kích thước lớn khoảng 75 x 180 nm. Virus có màng lipoprotein bọc ngoài, trên bề mặt có các gai dài 10 nm, nhô ra tạo bề mặt lồi lõm đều đặn.
Các peplomer (gai) gồm các trimer của glycoprotein virus. Bên trong màng bọc là ribonucleocapsid. Bộ gen là 1 sợi đơn ARN thẳng, không phân đoạn cực tính âm. Các virion chứa menARN polymerase phụ thuộc ARN. Thành phần cấu tạo hóa học của virion gồm có 4% ARN, 67% protein, 26% lipit và 3% cacbonhydrate.
Phản ứng với các tác nhân lý hóa:
Virus dại kém bền vững và rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh: bị tiêu diệt nhanh chóng bởi tia cực tím hoặc ánh sáng mặt trời, xà phòng đặc 20%, bởi sức nóng (50oC/1h), bởi các dung môi lipid, bởi trypsip, chất tẩy, chất oxy hóa và pH quá cao hoặc quá thấp.
Virus dại sống được hàng tuần khi lưu trữ ở 4oC, bất hoạt bởi CO2.
Trong mô não, virus dại tồn tại vài tháng ở 40oC hoặc hàng năm ở 7oC.
Trong não ướt lạnh, sau 2 năm virut vẫn còn độc lực.
Tính nhạy cảm với động vật:
4. Miễn dịch:
Kháng thể đặc hiệu với virus dại xuất hiện trễ trong huyết thanh bệnh nhân. Kháng thể trung hòa trong máu xuất hiện sau khi tiêm vắc xin phòng dại vào cơ thể 10 ngày và tồn tại khoảng 7 tháng. Kháng thể trung hòa không chỉ có trong máu mà có cả trong tế bào, điều này giải thích cơ chế tác dụng của vắc xin phòng dại đối với người bị chó dại cắn.
Vì không có người sống sót sau cơn dại nên không có nghiên cứu về miễn dịch khi bị chó dại cắn lần thứ 2.
Hướng dẫn phòng ngừa sau khi tiếp xúc với bệnh dại:
5. Con đường lây truyền:
Virus dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết liếm vào vết thương của người hoặc một số động vật khác của động vật mắc bệnh dại.
Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc do ghép giác mạc. Nhiễm bệnh dại từ người qua người rất hiếm gặp. Chỉ ghi nhận được những trường hợp mắc bệnh dại do truyền qua ghép giác mạc: giác mạc người cho bị nhiễm bệnh và người nhận chết vì bệnh dại sau 50 – 80 ngày.
Về mặt lí thuyết, bệnh dại có thể khởi đầu từ nước bọt bệnh nhân sang người tiếp xúc, nhưng trên thực tế chưa bao giờ ghi nhận được cách truyền bệnh này.
6. Phân loại bệnh dại:
Có 2 dạng dịch bệnh dại:
Bệnh dại từ động vật nuôi như chó, mèo: trên thế giới có khoảng 35.000 – 50.000 ca bệnh dại ở người, chủ yếu là ở các nước đang phát triển, phần lớn là do chó dại cắn.
Bệnh dại tự nhiên: là bệnh do động vật hoang dại truyền. Các nước Âu – Mỹ có chương trình kiểm soát bệnh dại ở vật nuôi hiệu quả nên rất ít gặp bệnh dại do chó cắn.
Loài dơi rất nguy hiểm vì chúng có thể mang virus dại nhưng biểu hiện hoàn toàn khỏe mạnh, tiết virus dại vào nước bọt rồi truyền đến động vật khác và người. Bệnh dại ở loài dơi có thể gây những trận dịch động vật ở những vùng mới trên trái đất.
Theo thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh: tỉ lệ tử vọng từ chó dại cắn là 98,2% và từ mèo dại cắn là 1,8%. Loại gặm nhấm và thỏ không truyền bệnh dại. Tỉ lệ mắc bệnh tăng cao vào mùa nắng. Bệnh không lây từ người sang người.
5. Cách phòng ngừa:
Cơ chế phòng bệnh dại bằng vắc xin
Virus dại nhân lên trong cơ gần nơi chích cho đến khi có đủ nồng độ nhiễm vào hệ thần kinh trung ương.
Kháng thể thụ động có tác dụng trung hòa bớt virus, làm giảm nồng độ virus. Vắc xin phòng ngừa có tác dụng bảo vệ sau 2 – 8 tuần.
Các loại vắc xin
Tất cả các loại vắc xin dùng cho người đều chứa virus dại bất hoạt. Vắc xin chế từ nuôi cấy tế bào có ưu thế hơn vắc xin chế từ mô thần kinh vì ít gây phản ứng phụ.
Vắc xin tế bào lưỡng bội người.
Vắc xin dại hấp thụ.
Vắc xin tế bào phôi gà tinh chế.
Vắc xin mô thần kinh
Vắc xin phôi vịt
Các virus sống giảm độc lực.
Xử lí vết thương:
Nhanh chóng rửa kĩ vết thương bằng xà phòng đặc 20%, nước muối đặc và dội sạch bằng nước sạch.
Bôi chất sát khuẩn như cồn Iod đậm đặc vào vết thương
Không nên băng kín vết thương.
Gây tê dại chỗ cạnh vết thương (chủ yếu bằng procain) để ngăn cản sự tiến triển của virus.
Đến sở y tế để kiểm tra khi nghi ngờ súc vật bị dại hoặc lên cơn dại.
B. Bệnh đậu mùa:
1. Định nghĩa:
Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút đậu mùa (Variola virus) gây nên, lây chủ yếu qua đường hô hấp. Lâm sàng bệnh có hội chứng nhiễm khuẩn- nhiễm độc toàn thân nặng, các vết ban từ dát sần đến phỏng nước và hoá mủ, để lại sẹo vĩnh viễn.
Bệnh đậu mùa dễ gây thành dịch lớn tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “Bệnh tối nguy hiểm ”
Một đứa trẻ lên đậu tại Bangladesh vào năm 1973
Bệnh đậu mùa đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu ở những năm cuối thế kỉ XVIII
Bệnh thủy đậu (chickenpox) thường bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa vào thời kỳ tiền triệu sớm. Hai bệnh này có thể được phân biệt bằng nhiều phương pháp. Không giống bệnh đậu mùa, bệnh thủy đậu thường không ảnh hưởng lên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thêm vào đó, mụn mủ thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào thời gian phát ban, còn mụn mủ đậu mùa đều gần như cùng kích cỡ vì ảnh hưởng của virus phát triển đồng đều hơn. Có nhiều phương pháp thí nghiệm để phát hiện thủy đậu trong các trường hợp bệnh đậu mùa còn nghi vấn.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Bệnh đậu mùa được biết đến từ nhiều năm trước công nguyên, các nước Trung Phi được coi là nơi phát hiện bệnh lần đầu tiên. Bệnh được mô tả trong y văn một cách rõ ràng vào thế kỷ thứ VII. Nhưng cho đến khoảng thế kỷ VIII – XVII mới có những nghiên cứu về căn nguyên gây bệnh, dịch tễ và miễn dịch của bệnh. Năm 1906 Paschen phát hiện được vi rút gây bệnh đậu mùa. Guarnieri năm 1891 cũng đã cho rằng căn nguyên gây bệnh là các “hạt” trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô.
Vắc xin phòng bệnh đậu mùa được Jenner điều chế và sử dụng vào năm 1798
3. Mầm mống của bệnh đậu mùa:
Mầm bệnh:
Vi rút đậu mùa (Variola Virus) thuộc họ Poxviridac có kích thước tới 300 nm, ở ngoài môi trường thời tiết khô hanh vi rút sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-20oC có thể sống được từ 3 đến 17 tháng. Trong môi trường thời tiết khô, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu ôxy không bị diệt trong nhiều năm, ở vảy đậu sống được một năm.
Vi rút đề kháng tốt với dung dịch cồn Ether Phenol Glycerin và nước đá. Nhiệt độ trên và 55oC các dung dịch Xanh Methylen, thuốc tím, tia cực tím bất hoạt vi rút đậu mùa nhanh chóng.
Nguồn bệnh:
Người là nguồn bệnh duy nhất, bệnh nhân là nguồn lây từ cuối thời kỳ nung bệnh cho đến khi mụn đậu tróc hết vảy. Thời gian lây bệnh mạnh nhất là lúc mụn đậu hoá mủ và bong vảy không có người lành mang vi rút đậu mùa
4. Con đường lây nhiễm:
Lây chủ yếu qua đường hô hấp vi rút có trong nước bọt dịch mũi họng tung ra môi trường xung quanh khi bệnh nhân ho hắt hơi người lành hít phải khi tiếp xúc. Đây là đường lây trực tiếp
Lây gián tiếp qua các đồ vật không khí nhiễm bẩn mủ, vảy đậu, dịch tiết người lành hít phải cũng có khi do da bị xây xước mà người lành bị nhiễm bệnh
Mọi người, mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dễ mắc bệnh nhất trẻ dưới 1 tuổi ít bị bệnh do có miễn dịch từ mẹ truyền cho, từ tháng thứ 2 thì miễn dịch giảm.
Sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững. Giữa đậu mùa và ngừa đậu (đậu mùa ở bò) có miễn dịch chéo.
Dịch bệnh đậu mùa thường xảy ra vào mùa đông, khí hậu khô lạnh.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) : Trường hợp đậu mùa cuối cùng đã được ghi nhận vào năm 1977 ở Somali. Năm 1980, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa đã được tiêu diệt trên toàn thế giới nhờ có chương trình tiêm chủng Vắc xin. Tuy nhiên vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên những hiểu về bệnh cần được quan tâm.
5. Các thời kì phát bệnh:
1. Thời kỳ nung bệnh
Trung bình từ 12- 13 ngày, ngắn nhất 5 ngày, dài hơn là 15 ngày.
2. Thời kỳ khởi phát
Khởi phát đột ngột bằng sốt cao và rét run một cách tự nhiên, nhiệt độ 40- 41oC, mạch nhanh. Sau vài giờ bệnh nhân rất mệt, đau đầu, không chịu được chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đau bụng, đau dọc sống lưng, thắt lưng và cơ, khớp khiến bệnh nhân phải nằm liệt giường kèm theo bí đái.
Bệnh nhân nôn liên tục đau thượng vị xung huyết da mặt và kết mạc mắt chảy nước mắt sợ ánh sáng, mắt long lanh vẻ sợ hãi. Bệnh nhân ho đau rát họng khó thở.
Xuất hiện “tiền ban” giống ban sởi ở bẹn, nách dưới vú. Sau 1-2 ngày “tiền ban” lặn hết. “tiền ban” có ở 24- 40% bệnh nhân.
3. Thời kỳ toàn phát
Thời kỳ này mụn đậu mọc vì vậy còn gọi là thời kỳ ban mọc.
Mụn đậu mọc:
Ngày thứ 4 của bệnh, nhiệt độ giảm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu đồng thời xuất hiện các nốt dát (macula) màu hồng nhạt từ trên xuống. Đầu tiên ở trán, da đầu thái dương, mặt sau đó lan xuống cổ gáy tay ngực lưng, cuối cùng là chân. Sau 48 giờ ban mọc toàn thân càng xuống chân ban mọc càng thưa.
Lúc đầu là nốt dát sau một ngày nốt dát nổi gờ nên màu đỏ sẫm gọi là nốt sẩn (Papule), các nốt sẩn to dần lên bằng hạt đậu ăn sâu vào trong da. Ngày thứ 6 của bệnh các nốt sẩn trở thành nốt phỏng (Vesicule) chứa trong nước xung quanh có rìa đỏ, nốt phỏng có nhiều ngăn nên khi chọc kim vào thì không xẹp. Các nốt phổng hơi cứng một số nốt có lõm ở trung tâm.
Trên niêm mạc miệng, mắt mũi ruột cũng có ban xuất hiện như da các nốt phổng thủng vỡ để lại nốt loét có rìa đỏ, gây đau ho mất tiếng khạc đờm có mủ.
Mụn đậu hoá mủ:
Từ ngày thứ 7- 8 của bệnh: Các nốt phổng trở thành đục mủ, phù nề xung quanh, đỏ sẫm hơn, trung tâm mụn lõm xuống (lõm hậu phát).
Tổ chức dưới da phù nề làm hai mặt sưng húp. Quá trình mụn đậu hoá mủ cũng có thứ tự từ trên xuống dưới.
Toàn thân bệnh nhân lại nặng trở lại ban ngày sốt vừa, ban đêm sốt cao 40oC, nhức đầu vật vã nói mê, mạch nhanh, huyết áp thấp, hơi thở có mùi hôi thối, khó thở, gan, lách to.
Mụn đóng vảy:
Từ ngày 12- 13 của bệnh mụn mủ khô đi và đóng vảy màu vàng nâu. Bệnh nhân thấy dễ chịu, nhiệt độ cơ thể giảm nhưng ngứa nhiều hơn. Quá trình mụn đậu đóng vảy cũng theo thứ tự trên xuống
4. Thời kỳ lui bệnh
Sau khi mọc được 20 ngày các vảy đậu bong dần để lại sẹo lõm màu nâu, sau vài tháng chuyển màu trắng bóng, sâu nhất ở mặt mũi trán…sẹo tồn tại suốt đời
Biến chứng:
Thường gặp bội nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Bội nhiễm do vi khuẩn hay gặp là phế quản phế viêm, áp xe ổ bụng, thanh quản, bệnh nhân sốt cao ho nhiễm đau tức ngực, khó thở dễ tử vong. Có thể gặp viêm tai giữa, viêm tai xương chũm nhiễm khuẩn huyết.
Bội nhiễm do virut: Viêm não, viêm màng não, bệnh nhân có thể liệt tứ chi, liệt nửa người.
6. Sự truyền bệnh:
Bệnh lan truyền qua việc hít phải các virus variola trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Bệnh được truyền từ người sang người chủ yếu qua việc tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách 1,8m, nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như giường hay quần áo.
Đậu mùa hiếm khi gây lây nhiễm qua không khí trong không gian kín như tòa nhà, xe buýt, xe lửa. Virus có thể lây truyền qua đường nhau thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp. Đậu mùa không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền triệu và virus thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương tổn ở miệng và họng.
Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát bệnh, thường nhất là khoảng tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các thương tổn ở da còn nguyên vẹn. Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng rụng đi.
7. Phòng chống:
Công đoạn đầu tiên được sử dụng để ngăn chặn đậu mùa là tiêm. Tiêm có thể đã được thực hiện ở Ấn Độ vào khoảng năm 1000 TCN, và tiêm một mũi đậu mùa bột, hoặc rắc đậu mùa lên da nơi có vết xước.
Tuy nhiên, ý tưởng rằng tiêm có nguồn gốc từ Ấn Độ đã là một thách thức vì được miêu tả trong các văn bản y học tiếng Phạn về quá trình tiêm. Việc tiêm chống bệnh đầu mùa ở Trung Quốc có thể được tìm thấy vào cuối thế kỷ 10, và quy trình được thực hiện rộng rãi vào thế kỷ 16 trong thời kỳ nhà Minh. Nếu thành công, tiêm sẽ tạo ra khả năng miễn dịch với đậu mùa.
Tuy nhiên, do người bị nhiễm bởi virus variola, kết quả làm nhiễm trùng nghiêm trọng, và người đó có thể truyền bệnh đậu mùa cho người khác. Tiêm chủng đậu mùa có tỷ lệ tử vong 0,5-2%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tử vong từ 20-30% của chính bệnh này.
Các thành phần của một bộ vắc xin đậu mùa hiện đại
Trả lời câu hỏi:
Cấu trúc Virus Đậu mùa
Tương tự các loại virus khác. Cấu trúc của Virus đậu mùa:
chưa có cấu tạo tb rõ rệt
chứa AND gồm 2 dải nucleotide (double-stranded DNA; dsDNA)
Ngoài ra, hiển vi điện tử mô tả một số virus đậu mùa là những “Quả tạ hình”, cấu trúc bên trong là cốt lõi của virus trong đó chứa các AND của virus.
Bệnh lan truyền qua việc hít phải các virus variola trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Bệnh được truyền từ người sang người chủ yếu qua việc tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách 1,8m, nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như ra giường hay quần áo. Đậu mùa hiếm khi gây lây nhiễm qua không khí trong không gian kín như tòa nhà, xe buýt, xe lửa. Virus có thể lây truyền qua đường nhau thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp. Đậu mùa không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền triệu và virus thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương tổn ở miệng và họng. Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát bệnh, thường nhất là khoảng tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các thương tổn ở da còn nguyên vẹn. Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng rụng đi.
Để phòng chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
3. Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.
4. Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.
Khi bị chó, mèo cắn cần:
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
- Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
- Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Chân thành cám ơn quý cô
và các bạn đã theo dõi!
Thank for Watching
10C
Nhóm chúng em gồm:
Trần Bích Ngân
Dư Thị Bích Ngọc
Nguyễn Khải Hoàn
Nông Đức Thắng
Lục Tuấn Nam
Hoàng Diệu Linh
Nông Việt Anh
Nguyễn Huy Hoàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lê hồng thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)