Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong

Chia sẻ bởi võ minh khiêm | Ngày 11/05/2019 | 116

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong thuộc Công nghệ 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 13 : THỰC HÀNH
TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
NHÓM : 9
Thành Viên Nhóm
Nội dung chính
Động Cơ Đót Trong Nguyên Chiếc,…..
II Nội dung thực hành
I Chuẩn bị
III Các bước tiến hành
Tìm Hiểu Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong
Quan Sát, Nhận Dạng Một Số Chi Tiết, Bộ Phận Của Động Cơ Đốt Trong
Quan Sát Nhận Dạng Một Số Bộ Phận Của Động Cơ Đốt Trong
Dưới đây là những thành phần chính của động cơ đốt trong
Bugi (bộ phận đánh lửa): Bugi sẽ đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp không khí/nhiên liệu trong 1 thời điểm chính xác nhằm đảm bảo chu kỳ hoạt động của động cơ diễn ra một cách hoàn hảo.

Van (cổng) nạp/xả: 2 cổng nạp và cổng xả sẽ phối hợp đóng, mở một cách nhịp nhàng trong mỗi kỳ hút và xả tương ứng để nạp nhiên liệu và xả khí thải sau quá trình đốt. Đồng thời, 2 cổng này sẽ đồng thời đóng lại trong kỳ nén và kỳ nổ để đảm bảo rằng buồng đốt hoàn toàn kín.

Xecmăng khí : Ngăn không cho không khí trên buồng cháy lọt xuống cacte
Trục cam: trên trục cam có các vấu cam. Khi trục cam quay, các vấu cam có nhiệm vụ đóng/mở xupap đúng thời điểm

Thanh truyền (tay dên):  là chi tiết dùng để truyền lực giữa pit tông và trục khuỷu

Pit-tông : có nhiệm vụ cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc . Dẫn truyền và nhận lực
Trục khuỷu: là chi tiết nhận lực từ pit tông để tạo ra mô men quay sinh công đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho pit tông

Xecmăng dầu : ngăn không cho dầu bôi trơn từ cacte lọt vào buồng cháy
Bộ chế hòa khí : có nhiệm vụ hòa trộn xăng với không khí để tạo hòa khí cho động cơ
Lò xo xunap : dùng để đóng kín xupap đảm bảo độ kín khít giữa bề mặt xupap với mặt xupap
Cò mổ Chuyển động quanh chốt để đòng mở su páp.- Một đầu cò mổ tỳ lên vấu cam chuyển động lên xuống.- Một đầu cò mổ tỳ lên đuôi su páp,ở đây có vít để điều chỉnh khe hở giữa cò mổ với đuôi xupáp

- Xích cam :Là loại xích rất nhỏ, nằm trong 3 khối nắp máy, khối xi lanh và các te.
-Xích cam để truyền chuyển động từ bánh răng trục khuỷu sang bánh răng cam.
Bánh răng cam :Là bánh răng bị động bắt chặt với trục cam, làm bằng thép đặc biệt có số răng gấp đôi số răng trục khuỷu. Trên bánh răng có ghi số “0” để chỉ chiều lắp đặt, khi lắp số “0” phải trùng với vạch nắp máy. - Bánh răng cam nhận lực từ bánh răng trục khuỷu qua xích cam.
Xe ô tô hiện nay









Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ nạp nhiên liệu từ bình chứa, sau đó trộn nó với không khí để tạo thành hỗn hợp nhiên liệu/khí và đưa vào trong buồng đốt. Nhiên liệu thường được cung cấp bằng 1 trong 3 cách sau: chế hòa khí, phun nhiên liệu trực tiếp (GDI) và phun nhiên liệu gián tiếp. Bộ chế hòa khí thường được sử dụng cho các động cơ thế hệ cũ hoặc động cơ xe máy, nhiên liệu sẽ được trộn với không khí trước khi nạp vào xylanh. Đối với động cơ phun nhiên liệu, một lượng đúng nhiên liệu sẽ được đưa vào mỗi xy lanh, tại vị trí phía trên cổng nạp (đối với phun gián tiếp) hoặc trực tiếp vào xy lanh (đối với phun trực tiếp).
Hệ thống nạp nhiên liệu

Bộ truyền động xupap

Bộ truyền động bao gồm hệ thống các xupap và những chi tiết cơ khí khác giúp xupap có thể đóng mở đúng thời điểm. Chi tiết cơ khí được nói đến ở đây chính là trục cam. Trên trục cam có các vấu cam hỗ trợ đóng mở trục cam. Tùy theo mỗi loại động cơ mà các vấu cam sẽ được bố trí tại những góc độ khác nhau giúp động cơ có thể hoạt động nhịp nhàng và trơn tru. Trên các động cơ hiện đại, trục cam được đặt trên đỉnh các xupap.

Khi quay, các vấu cam có dạng hình giọt nước sẽ đẩy xupap xuống để mở cổng nạp hoặc xả nhiên liệu/chất thải. Trục cam được chia thành 2 dạng là trục cam đơn (cho phép đóng mở cả cổng hút và cổng xả) và trục cam kép (2 trục cam điều khiển việc hút và xả một cách độc lập). Ngày nay, những hệ thống động cơ hiện đại đều sử dụng hệ thống cam kép (DOHC) đặt phía trên xupap cho phép điều khiển đóng/mở cùng lúc nhiều xupap một cách hiệu quả nhất, đảm bảo tiêu chí là "nạp đầy, thải sạch".
Hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo nên dòng điện cao áp và đưa đến bugi thông qua các dây dẫn. Đầu tiên, dòng điện sẽ chạy từ nguồn cấp đến bộ phân phối điện. Bộ phân phối điện thường được chế tạo theo dạng tròn, dây điện chính từ nguồn cấp sẽ được dẫn vào bộ phận dẫn điện, có thể xoay được, đặt tại vị trí trung tâm. Xung quanh đường kính của bộ phân phối điện sẽ được nối tới các dây điện (có thể 4, 6,... dây tương ứng với số lượng xylanh) dẫn tới mỗi bugi. Khi chi tiết dẫn điện trung tâm quay, nó sẽ lần lượt tiếp xúc với các dây điện nối tới từng bugi. Từ đó, dòng điện sẽ tuần tự chạy tới và đánh lửa trong các xylanh tại những thời điểm thích hợp
Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn cũng là thành phần hết sức quan trọng trong quá trình vận hành của động cơ. Chức năng chính của hệ thống bôi trơn là giúp đảm bảo tất cả các chi tiết tham gia chuyển động trong động cơ đều được bôi trơn và chuyển động một cách dễ dàng. Bên trong động cơ, các thành phần cần được bôi trơn nhiều nhất là piston (để dễ dàng chuyển động tịnh tiến trong lòng xylanh) và hàng loạt vòng bi (giúp trục cam, trục khuỷu,... có thể quay dễ dàng). Trong phần lớn động cơ, dầu nhớt thường được hút lên từ cacte, chạy qua bộ lọc và sau đó phun dưới áp lực cao vào các vòng bi hoặc thành xylanh. Cuối cùng, dầu nhớt vẫn chảy trở lại cacte và chu trình cứ thế được tiếp tục.
Hệ thống xả khí thải
 Hệ thống xả bao gồm các ống xả và bộ tiêu âm . bộ tiêu âm có nhiệm vụ triệt tiêu những tiếng ồn phát ra trong quá trình động cơ vận hành. Bên cạnh đó, hệ thống xả cũng bao gồm bộ chuyển đổi xúc tác. Nhiệm vụ chính của nó là chuyển đổi lượng nhiên liệu chưa cháy hết thành khí thải được đốt hoàn toàn.
Hệ thống giải nhiệt
Bên cạnh đó, một quạt gió cũng được bố trí tại vị trí bộ tản nhiệt để hỗ trợ đẩy dòng khí nóng và nhanh chóng làm mát dòng nước bên trong. Trong quá trình lưu thông trong động cơ, dung dịch làm mát cũng chảy qua một van hằng nhiệt có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ nước giải nhiệt luôn ở trong một khoảng nhất định.
Được hợp thành bởi 2 bộ phận chính là bộ tản nhiệt và bơm nước. Nước (có pha chất chống đông) được dẫn qua hệ thống ống tới các áo nước quanh xylanh để hấp thụ nhiệt. Sau đó nước nhiệt độ cao sẽ được dẫn trở về bộ tản nhiệt để hạ nhiệt độ nước xuống và tiếp tục lặp lại chu trình khép kín trên.
Hệ thống nạp khí

Phần lớn động cơ trên xe hơi thường sử dụng hệ thống nạp thông thường, nghĩa là dòng không khí từ bên ngoài sẽ đi qua bộ lọc và trực tiếp đi vào các xylanh. Tuy nhiên, các động cơ hiệu suất cao đòi hỏi một lượng không khí lớn hơn để kịp thời phục vụ cho công tác đốt nhiên liệu, đó cũng là nguyên nhân cho sự xuất hiện của hệ thống nạp tăng áp Turbocharger hoặc Supercharger. Mục đích của hệ thống này là nén lượng khí đi vào giúp tăng hiệu suất hoạt động của động cơ.

Hệ thống khởi động
Nhờ vào hệ thống khởi động với các thành phần chính là motor khởi động và nam châm từ khởi động (cuộn dây hình ống, starter selonoid) nhằm tạo ra ngoại lực ban đầu. Khi bạn bật chìa khóa điện khởi động máy, motor khởi động sẽ quay trục khuỷu vài vòng cho tới khi thắng được tốc độ quay tối thiểu và động cơ sẽ bắt đầu đi vào vận hành.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: võ minh khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)