Bài 31. Tập tính của động vật

Chia sẻ bởi Vũ Thảo Ly | Ngày 09/05/2019 | 120

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tập tính của động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 31
V.Thảo Ly
Tuyết Minh
Như Ngọc
Ngọc Hân
Mỹ Mỹ
Thảo Uyên
Thảo Vy
Diên V ĩ
Thảo Phương
Vào cuối xuân đầu hạ, sau những trận mưa rào đầu mùa, trên cánh đồng, tiếng ếch nhái vang vọng như thi nhau tạo thành một bản giao hưởng đồng quê, tiếp sau đó ếch nhái ôm nhau từng cặp di chuyển về phía bờ nước tìm nơi đẻ…

Hãy nghiên cứu một số hiện tượng dưới đây và nêu nhận xét chung
Thử theo dõi một chú cóc đang rình mồi là một con ong bò vẽ (a); nó nhổm lên, phóng lưỡi ra để bắt mồi (b) nhưng vội vàng nhả ra và thu mình lại (c) để tránh con mồi không lấy gì làm ngon lành đó.

Một đàn ngỗng mới nở đi theo ngỗng mẹ và những con ngỗng mới nở từ lò ấp lại chạy theo người “chủ lò”. Vì đó là hình ảnh đầu tiên mà chúng nhìn thấy khi vừa ra khỏi vỏ.

Tập tính động vật là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.

Dựa vào đặc điểm của các tập tính động vật có thể phân biệt thành hai loại (nhóm) tập tính chính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

1. Tập tính bẩm sinh

2. Tập tính học được

Là loại tập tính mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi và rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi các nhân tố di truyền.
Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cơ thể. Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hoá, loại tập tính học được đó càng nhiều và càng phức tạp.

Có được do sự di truyền từ bố mẹ.

Có được trong quá trình sống từ sự tập luyện.

Mang tính bản năng , đặc trưng cho loài.

Có sự rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tế và có thề do sự bàn giao giữa các cá thể trong loài.
Không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện sống.

Thường thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau.
Là các phản xạ có điều kiện.

Các động tác và hoạt động cơ thể xảy ra liên tục theo 1 trình tự nhất định, tương ứng với kích thích.

Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tuỳ theo điều kiện tập luyện và biểu hiện thay đổi trước cùng 1 kích thích.

Là tập hợp của nhiểu phản xạ không điều kiện.
19
Con lai: khi tha rác vừa cắp trên lưng vừa tha bằng mỏ.
Tập tính tha rác về làm tổ của loài vẹt.
Ngoài hai loại tập tính trên, có thể kể loại tập tính thứ ba là tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh và tập tính học được).

Tập tính ở ví dụ 2.b là tập tính hỗn hợp, trong đó hoạt động rình mồi và phóng lưỡi bắt mồi là tập tính bẩm sinh, nhưng tránh mồi (tránh xa ong bò vẽ) lại là tập tính học được.

Cơ sở của tập tính là các phản xạ. Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ.
Kích thích ngoài
Hoặc trong
Cơ quan thụ cảm
Hệ thần kinh
Cơ quan thực hiện
Hành động
Chuỗi phản xạ không điều kiện
Do kiểu gen quy định bền vững, không thay đổi.

Chuỗi phản xạ có điều kiện
Quá trình hình thành tập tính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron có thể thay đổi.

Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào:
+ Mức độ tiến hoá của hệ thần kinh.
+ Tuổi thọ.

Ở động vật bậc thấp hệ thần kinh đơn giản, số lượng tế bào thần kinh không nhiều nên khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. Hơn nữa, tuổi thọ thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập.
Người và những động vật có hệ thần kinh phát triển thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài.
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thảo Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)