Bài 31. Tập tính của động vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Mỹ Linh | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tập tính của động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

M?T S?
T?P TÍNH
PH? BI?N
? D?NG V?T
1.TẬP TÍNH SĂN MỒI
- Phần lớn tập tính kiếm ăn và săn mồi là các tập tính học được, hình thành trong quá trinh sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
- Đối với các con động vật ăn thịt hình ảnh và mùi con mồi cũng như âm thanh phát ra từ con mồi (tiếng sột soạt của cành lá, tiếng kêu) là những kích thích dẫn đến tập tính rinh mồi hoặc vồ mồi hoặc rượt đuổi theo con mồi để tấn công. Ngược lại, dối với con mồi khi phát hiện ra kẻ thù nguy hiểm thì có tập tính laån troán hay tự vệ.
- Ở động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triển, các tập tính càng phong phú và phức tạp.

2. TẬP TÍNH SINH SẢN
 Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
Các tập tính sinh sản gồm nhiều pha hoạt động kế tiếp nhau, thể hiện dưới dạng một chuỗi phản xạ
 Phản xạ khởi đầu là :
-Do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm), ánh sáng, âm thanh,…tác động vào các giác quan ( xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác…)
-Hay môi trường bên trong như tác động của các hoocmôn sinh dục gây nên hiện tượng chính sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản (hiện tượng ve vãn, khoe mẽ, tỏ tính, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ở nhiều loài chim).
Ví Dụ:+ Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết .
+ Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”.
+ Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TẬP TÍNH SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

3.TẬP TÍNH BẢO VỆ LÃNH THỔ

Chiếm giữ và bảo vệ vùng lãnh thổ là một biểu hiền tập tính quan trọng ở giới động vật, từ đ/vật bậc thấp đến bậc cao.
Đ/vật lớp thú:
-Thường duøng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tieåu… để đánh daáu và xác định vùng lãnh thổ.
-Chúng chiến đấu với kẻ xâm phạm lãnh thổ baèng các trận giao tranh quyết liệt để giữ nguồn thức ăn và nơi ở. Vì vậy, ở mỗi vùng lãnh thổ, moãi đàn đều có một con đầu đàn chỉ huy các trận đấu tranh giành lãnh thổ với kẻ khác, cũng như chống lại các động vật khác định ăn trộm thức ăn của đàn, hay khi bị đe dọa bị ăn thịt.

4.TẬP TÍNH XÃ HỘI
-Tập tính xã hội là tập tính sống bầy đàn như ong,kiến môí…môt số loài cá( cá trích, cá mực…),loài chim, loài sói, các loài khỉ…
-Tập tính xã hội bao gồm nhiều loại, đáng chú ý là tập tính thứ bật, tập tính hợp tác,…để đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ trong kiếm ăn, săn mồi hoặc cùng nhau chống kẻ thù chung.
5.TẬP TÍNH DI CƯ

Là một tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá… Chúng thường di cư theo mùa, theo một chu kỳ nhất định trong năm. Cứ đến mùa đông, phần vì lạnh giá, phần vì thiếu thức ăn, nhiều loài chim ở phương Bắc vượt hàng ngàn, vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương Bắc.
Ví dụ:Những biểu hiện của “Di cư sinh sản”
-Cá thể trưởng thành sống ở những vùng khác với nơi sinh sản
-Đến mùa sinh đẻ chúng phải di chuyển tập trung về những “bãi đẻ” nhất định.
Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.

Tập tính di cư thường là tập tính thứ sinh .Sự di chuyển cả đàn kèm theo sinh sản.


MỘT SỐ TẬP TÍNH KHÁC
THANK YOU VERY MUCH !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Mỹ Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)