Bài 31. Tập tính của động vật

Chia sẻ bởi Trương Thụy Tường Vi | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tập tính của động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

TẬP TÍNH SĂN MỒI
Ở ĐỘNG VẬT
Trường THPT Trần Quang Khải
Lớp 11A6
Nhóm 1
I/ Tập tính là gì?
Tập tính động vật là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
II/ Tập tính săn mồi:
Phần lớn các tập tính kiếm ăn và săn mồi là các tập tính học được, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
Đối với các động vật ăn thịt thì hình ảnh và mùi của con mồi cùng những âm thanh phát ra từ con mồi (tiếng sột soạt của cành lá, tiếng kêu) là những kích thích dẫn đến tập tính rình mồi và vồ mồi hoặc rượt đuổi theo con mồi để tấn công. Ngược lại, đối với con mồi khi phát hiện ra kẻ thù nguy hiểm thì có tập tính lẩn trốn, bỏ chạy hoặc tự vệ.
Ở động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triển, các tập tính càng phong phú và phức tạp.
Để tồn tại và phát triển, các động vật có nhu cầu tìm kiếm thức ăn nói chung và săn mồi nói riêng. Đây là tập tính bảo đảm sự sống còn của các loài động vật.
1.Tập tính săn mồi của loài báo:

Báo là loài động vật thuộc họ nhà mèo, tập trung sống chủ yếu ở vùng đồng cỏ xa van thuộc châu phi.
Báo đực thường sống tập trung và săn mồi theo bầy đan, con báo cái lại thường sống và săn mồi một mình.
Khi săn mồi báo thường lén chạy theo con mồi đến khoảng cách chừng 30m lập tức tăng tốc quật ngã con mồi bằng móng vuốt và hàm răng sắc nhọn.
Điểm yếu của báo cheetah là nó chỉ có khả năng đua tốc độ trên một quãng đường ngắn (khoảng 500m). Cố gắng hơn nữa sẽ làm cơ thể của nó quá nóng, một điều cực kỳ nguy hiểm trong điều kiện thời tiết vốn đã khắc nghiệt của vùng thảo nguyên châu Phi.
Thức ăn chủ yếu của loài báo là thỏ rừng, chim hoặc sơn dương.

2.Tập tính săn mồi của loài chim:

Hầu như ai cũng biết đến cụm từ chim rình mồi (bird of prey), nhưng không phải ai cũng biết từ "raptor" (chim săn mồi) có nghĩa tương đương mặc dù nó đặc tả được bản năng hoang dã của những loài chim này. Cách chúng săn mồi  có thể cho chúng ta thấy phong cách tao nhã, oai vệ của chúng, nhưng chẳng ai muốn thấy những đặc tính ấy ở con người.
Để sinh tồn, những kẻ săn mồi trong không trung này cần một sự khoản đãi đặc biệt của tạo hóa, và Aldderney, với vùng đất rộng chưa từng bị tàn phá, bao gồm những khoảng trống lộng gió, những vách đá vắng bóng người, cung cấp cho chúng một thực đơn đầy đủ nhất.
Chúng ta có thể có cơ hội được thấy Chim ó Buteo buteo tăng tốc như tên bắn trên sức nâng của gió, đậu trên cột điện thoại, hay gần mặt đất hơn: đậu trên hàng rào. Chuột đồng, chuột nhắt và những loài gặm nhấm nhỏ đều nằm trong danh sách các món ăn yêu thích của loài chim này.

Loài chim quí tộc trong nhóm, chim ưng Falco peregrinus lấy tên từ từ cổ "Peregrinate" - lang thang - vì thói quen của chúng ngoài mùa sinh sản: thình lình xuất hiện ở những nơi ít ngờ nhất. Chim bồ câu, chim hét, chim sáo đá, chim lội đều nằm trong danh sách "shopping". Chúng dùng vận tốc để rượt đuổi, đôi khi còn nhào lên để bắt mồi.
Chim cắt Falco tinnunculus thực ra là loài nhỏ nhất và ít ngoạn mục nhất trong số các loài chim cắt nhưng vẫn không kém phần quyến rũ khi ta quan sát chúng lượn trong gió, không cao hơn tầm đầu, săn chuột. Loài chim này không xây tổ. Chim mái đẻ trứng trên rìa vách đá hay nhà cao tầng hoặc trong gốc cây và trong các tổ chim nhân tạo.
Chim cú Tyto alba là một trong số những loài đẹp nhất trong họ chim nổi tiếng về sự cẩn trọng. Vẻ ngoài của chúng hiền lành hơn nhiều so với thực đơn ăn uống. Săn mồi bằng cách bay tầm thấp và chậm, sau đó lượn vòng trước khi bổ nhào xuống đất và quắp lấy "vật hiến tế".
Động vật gặm nhấm và chim nhỏ là món ăn yêu thích của chim cú Asio otus. Chúng cướp tổ của quạ, chim bồ câu, chim ác là hay chim bồ cắt. Chim cú Asio otus thuộc loài cú có sải cánh trung bình, nhỏ hơn chim bồ câu rừng, bề ngoài dài và mảnh, lông cổ dựng lên khi có sự cảnh báo.

Cái tên Chim bồ cắt Accipiter nisus đã nói lên thực đơn yêu thích của loài chim này : những loài chim nhỏ như chim họ sẻ. Chim mái to hơn chim trống, và còn có khả năng nhấc bổng được chim hét, thậm chí cả chim bồ câu. Chim bồ cắt săn mồi bằng cách bay tầm thấp và tấn công con mồi nhanh như chớp. Chúng gần như không hề thất bại trong các cuộc săn. Chúng đôi khi còn nấp trong hàng rào, rình những con chim đi kiếm mồi.
Với tốc độ bay trung bình 80km/giờ khi đi săn mồi, chim ưng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “vua tốc độ” trên không trung. Tuy nhiên, những gì nó thể hiện khi săn mồi mới thật là ấn tượng: xếp cánh lại, móng vuốt vươn ra sẵn sàng, nó thả mình rơi tự do từ trên không xuống với vận tốc không dưới 320 km/giờ.
Ở vận tốc này, cơ thể chim ưng chẳng khác nào một viên đạn có khả năng giết chết các loài chim khác ngay khi bị nó va phải. Rất nhanh, nó chộp lấy con mồi và tìm chỗ hạ cánh để thưởng thức bữa ăn.
Ngoài khả năng tốc độ siêu đẳng, thị giác của chim ưng cũng là một vũ khí giúp nó luôn chiến thắng trong các cuộc không chiến: mắt chim ưng nhìn xa và rõ gấp khoảng 7 lần so với mắt người.
Gấu Bắc Cực là động vật hoàn thiện nhất trong họ Gấu khi xét theo tiêu chuẩn của bộ ăn thịt. Chúng bơi rất tốt và thường xuyên bơi ra biển cách xa đất liền hàng dặm cây số. Điều này có lẽ là dấu hiệu cho thấy chúng quen với cuộc sống dưới nước để săn mồi tốt hơn. Chúng cũng săn mồi rất tốt trên đất liền do có tốc độ lớn; chúng có thể chạy nhanh hơn con người.
Khi săn mồi, gấu di chuyển im lặng trên băng tuyết, cúi đầu thấp. Dùng hai chân sau đẩy mình, chúng di chuyển về phía trước và khi cách con mồi chừng 1 m, chúng tấn công chớp nhoáng và giết chết con mồi.
3. Tập tính săn mồi của loài Gấu:

Khi săn hải cẩu, gấu Bắc Cực nhẹ nhàng trượt xuống nước với hai chân sau xuống trước. Khi tiến gần con mồi, chúng lặn xuống rồi phóng vọt lên làm cho con mồi bị bất ngờ và không thể trốn thoát. Có khi chúng kiên nhẫn chờ đợi trên các lỗ băng và đợi cho đến khi hải cẩu trồi lên để thở thì chúng chộp ngay. Thức ăn chủ yếu của loài này là hải cẩu ngoài ra còn có cả cá heo trắng, voi biển và động vật găm nhấm đôI khi chúng còn ăn cả trứng và chim non, chuột, rong rêu, tảo biển.
4. Tập tính săn mồi ở sư tử:

Giống như các loài thuộc họ mèo, chúng là những con thú săn mồi siêu hạng, nhưng không giống các loài khác chúng đi săn theo bầy và săn bắt các loài thú lớn và nguy hiểm cho những kẻ săn mồi đơn lẻ.
Sư tử săn mồi theo bầy đàn và nhiệm vụ này chủ yếu được thực hiện bởi các con cái trong đàn Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bắng cách khoá mõm nạn nhân, không cho nó thở. Sư tử không thích tự tìm kiếm thức ăn, thông thường chúng đẩy lùi các kẻ săn mồi nhỏ hơn hay ít quân số hơn từ con mồi và giành lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ cạnh tranh như các đàn linh cẩu và chó hoang khi chúng áp đảo về số lượng. Giống nhu các thú họ mèo khác, chúng nhìn trong đêm rất tốt làm cho chúng rấtt linh hoạt trong đêm.
Con mồi của chúng bao gồm ngực vằn, trâu Hảo Vọng, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi gần trưởng thành, mặc dù voi trưởng thành là quá nguy hiểm cho chúng khi chúng muốn đấu sức với nó.
Khi đơn lẻ, nói chung chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn chúng, bao gồm linh dương và lợn rừng. Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu.
Phần lớn các con mồi vẫn giữ được bình tĩnh khi chúng phát hiện ra sư tử; nói chung sư tử thiếu sức chịu đựng trong những cuộc rượt đuổi kéo dài, ngược lại với chó hoang. Vì vậy mọi con sư tử khôn ngoan đều biết rút ngắn khoảng cách với con mồi hết mức có thể trước khi tung đòn quyết định. Kẻ thù tự nhiên bao gồm những kẻ cạnh tranh như cá sấu, linh cẩu và chó hoang, nhưng đặc biệt là các con sư tử khác. Một số con mồi (ngựa vằn, hà mã, voi) có thể đánh cho sư tử què hay chết bằng những cú đá hay húc.
5. Tập tính săn mồi ở một số loài cá:

Ở loài cá heo (brevirostris), cá voi sát thủ (Mammalia) và những loài cá voi có răng khác đều có cơ quan “ra đa âm thanh” để tìm thức ăn trong đại dương. Cá heo phát ra 1 loạt tiếng lách cách cực cao, được cái trán của nó nén thành 1 chùm âm thanh hẹp. Tiếng vọng dội về sẽ được hàm dưới của con cá thu nhận sau đó kích lên và truyền qua tai trong đến não. Tiếng vọng ko chỉ nói cho cá heo biết vị trí, tốc độ và kích thước con vật mà còn làm con cá “nhìn” được hình dáng và cấu tạo cơ thể của nó, giúp cá heo nhận dạng được con mồi. Cá heo đốm ở ĐTD thậm chí có thể định vị bằng tiếng vọng để được “nhìn” thấy những con cá sinh vật nấp dưới đáy biển.

(cá heo mỏ)
Với những động săn mồi dưới nước như cá mập (Lissodus johnsonorum), mùi phát tán trong nước. Một phầp ba bộ não của cá mập chuyên dành cho việc phân tích mùi, chính vì thế cá mập được mệnh danh là “cái mũi biết bơi” .Các chuyên gia cho rằng một số loài cá mập có thể ngửi được mùi máu đã bị pha loãng đi cả tỉ lần trong nước biển. Nhưng với điều kiện cá mập phải bơi ngược dòng nước, còn không thì nó cũng chịu thua.
Dao động dưới mặt nước cũng hay hớt lẻo như sóng nước. Khi 1 con cá bơi cơ thể nó cũng tạo ra những dao động trong khối nước xung quanh. Những con cá khác có thể cảm nhận được sự rung động của nước nhờ vào hệ thống đường sinh. Hệ thống này là 1 ống nỏ chạy dọc 2 bên thân cá, ngay dưới lớp da. Trong ống có nhiều tế bào rất nhạy cảm với sự thay đổi của áp lực nước do những dao động gây ra. Hầu hết những con cá săn mồi đều dùng hệ thống đường bên để giúp chúng tìm thức ăn.
Không đâu xa, ở giống cá la hán (Flowerhorn)… một giống cá săn mồi và có lối sống lãnh địa. Ở giai đoạn khi cá còn bé (khoảng 2 ngón) thì cho cá mồi vào, ví dụ cá chép mồi, cá sẽ ko thể ăn hết cá mồi mà lại thường tấn công vào bụng cá mồi , trong khi con lớn lại xơi hết cả nguyên con, thế tại sao khi còn bé chúng laị có cách săn mồi như thế? Dù ta cho cá mồi vào cách nào và con mồi có chuyển hưởng ở góc độ nào cũng thế.
Thực đơn và đời sống của cá cũng nói lên tập quán săn mồi của cá. Ví dụ điển hình như cá đuối và cá đuối điện....chúng có răng cùn và bẹt để cắn vỡ vỏ sò. Tuy nhiên ở loài cá đuôi điện và cá chính điện… chúng còn có khả năng phóng điện để hạ gục con mồi.
Trường hợp của cá sấu (Crocodylus acutus), nổi tiếng với hàm răng chắc khỏe nhưng các bạn có biết ít nhiều chúng vẫn gập khó khăn trong việc săn mồi của mình. VÌ thế , khi tấn công một con mồi to lớn như linh dương, ngựa vằn, nai.... chúng sẽ cắn chặt vào chi của con mồi (hai cơ quan khác) và sau đó chúng sẽ xoay tròn cơ thể và nhanh chóng xé xác con mồi ra thành từng miếng, vì chúng ko thể xé con mồi ra thành những phần thịt riêng lẻ như họ nhà mèo.... Ở loài cá sấu sông NILE, chúng thường phục kích dưới nước. Ở Phi Châu vào mùa khô rất hiếm nước, những loài thú như ngựa vằn và linh dương đầu bò buộc phải tìm và uống nước và thường còn đọng lại những nơi có cá sấu sinh sống (đầm mình), lũ cá sấu chỉ để hở mũi và đôi tai, mắt ....và ko ngừng chọn cho mình 1 nạn nhân ở mép nước say nước. Khi chọn được con mồi bất chợt chúng đạp mạnh đôi chân sau hay cái đuôi khổng lồ, con sấu vọt lên khỏi mặt nước. Đôi hàm kinh tởm bập xuống nạn nhân hoặc cá sấu dùng đầu húc cho con mồi bất tỉnh và cuối cùng là kéo nạn nhân xuống nhước và chén.
Muốn biết về tốc độ ra đòn của các sinh vật săn mồi, hãy “hỏi” cá cóc (Paramesotriton deloustali). Bộ da sần sùi của loàicá này đã giúp nó ngụy trang hoàn hảo để tòm lấy các con mồi, những cư dân của dãy san hô-với một tốc độ mà chúng ta không nhận thấy. Khi một con mồi tiến lại gần, con cá há miệng ra-lúc này miệng của nó mở gấp 12 lần bình thường - và hút nạn nhân vào chỗ chết, nạn nhân hoàn toàn không có thời gian để cảm thấy cái chết chạm vào mình-bởi đơn giản việc đó chỉ xảy ra trong vòng 0,006 giây, có thể là động tác nhanh nhất trong
thế giới động vật.
Một hình thức săn mồi khác cũng rất quen thuộc trong giới nuôi cá là kiểu săn mồi của loài cá rồng (Arowana). Trong thiên nhiên, chúng thường phóng lên cao để săn các con mời như gián, dế, côn trùng, nhện ....(có khi lên đến 2-3 m) đó là một tập tính săn mồi, và cũng lí giải vì sao trong bể nuôi cá rồng nên có nấp đậy... Hình thức săn mồi cũng rất độc đào và khá thú vị, đôi khi ta phải khâm phục. Loài cá cao xạ pháo hay còn có tên phổ thông lhác là cá mang rổ. Khi phát hiện ra con mồi liền bắng 1 luồg nước mạng vào con mồi trên khỏi mặt nước làm con vật chao đảo mất cân bằng và rớt xuống làm mồi nhanh cho cá mang rổ.
Cũng phải nói thêm một vài chiêu thức ngụy trang để săn mồi như cá thờn bơn. Nạn nhân sẽ rất khó mà trốn thoát được nếu gặp phải chiêu thức này với khả năng chớp nhoáng và thường với cái mõm rộng.... muốn thoát khỏi đòi hỏi nạn nhân phải nhanh nhẹn và..... nhút nhát...
Độc đáo hơn là loại cá thợ câu, chúng nhờ những vi khuẩn phát sáng để tạo ra nguồn sáng cho bản thân mình, chúng sống nơi tăm tối mịt mù của đáy đại dương nên với khả năng phát sáng đó sẽ thu hút được nhiều con mồi cho mình. Ngoài ra chúng còn dùng nguồn sáng này để tìm bạn tình, đánh lừa kẻ săn mồi và gọi bầy đàn…



(bạch tuộc ngụy trang)
Vô địch trên đường đua xanh là cá buồm (sailfish). Bộ vây lớn và khoẻ giúp cá buồm lao như tên bắn theo các “món ăn” mà nó khoái khẩu là mực và cá con, hoặc lẩn mất trước cơn tức tối lồng lộn của lũ cá mập khát máu. Tốc độ bơi tối đa của cá buồm đạt đến 109km/giờ. Ngoài ra, cá buồm còn là loài có khả năng tăng trưởng cực kỳ ấn tượng. Trong một năm, nó có thể đạt đến kích thước 1,2 đến 1,5m.
Danh sách thành viên Nhóm 1:

Trương Thụy Tường Vi (tìm tư liệu, làm word và powerPoint)
La Ngọc Thanh (tìm tài liệu)
Mã Gia Kì (tìm hình)
Nguyễn Thị Thúy Hạnh (tìm hình)
Trần Thụ Hằng (tìm clip)
Vũ Vân Trang (tìm clip)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thụy Tường Vi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)