Bài 31. Tập tính của động vật

Chia sẻ bởi Lữ Hải Đình | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tập tính của động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC
CÁC TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Học sinh: NGUYỄN PHAN DUY QUANG
NGUYỄN THỊ ANH THƯ
Lớp : 11A6
Trường : THPT Trần Phú
1. Định nghĩa Tập tính:
- Tập tính động vật là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
Tập tính bẩm sinh:
Có từ khi mới sinh
Không cần học hỏi, rèn luyện
Bản năng, được di truyền
Không đổi,chịu ảnh hưởng của của hoàn cảnh sống



2 loại
Tập tính học được:
Được hình thành trong quá trình sống
Động vật càng cao, càng tiến hóa, tập tính học được càng nhiều, càng phức tạp



2. Các loại tập tính:
Tập tính kết đôi, hôn phối
Tập tính cư trú
Tập tính di cư
Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
Tập tính sinh sản,chăm sóc con
Tập tính kiếm ăn + săn mồi
Tập tính cư trú

- Mỗi loài có tập tính cư trú khác nhau, được hình thành do nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, nguồn thức ăn…

Ví dụ: Đối với những sinh vật sống dưới nước: có loài sống ở đáy , có lòai sống ở vùng giữa, có loài sống ở gần mặt nước; có loài sống ở nước ngọt, loài sống ở nước lợ, loài sống ở nước mặn…

Tập tính kiếm ăn + săn mồi
Phần lớn các tập tính kiếm ăn, săn mồi là các tập tính thứ sinh, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
Ví dụ: hổ mẹ dạy hổ con săn mồi.
Tập tính kết đôi, hôn phối
Tập tính kết đôi, hôn phối thường diễn ra vào mùa sinh sản.Quá trình kết đôi được bắt đầu bằng các tín hiệu như âm thanh, màu sắc, mùi…
Ví dụ:
* Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra.

Tập tính sinh sản + chăm sóc con
Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm..), ánh sáng, âm thanh…, được thể hiện bằng các hành động ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ….
Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
Chiếm giữ và bảo vệ vùng lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới động vật.Chúng chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở.
Vì vậy, ở mỗi vùng lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con đầu đàn chỉ huy các trận đấu tranh giành lãnh thổ với kẻ khác
Tập tính di cư
Là một tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá… Chúng thường di cư theo mùa, theo một chu kỳ nhất định trong năm. Cứ đến mùa đông, nhiều loài chim ở phương Bắc vượt hàng ngàn, vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương Bắc.
Thank You!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lữ Hải Đình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)