Bài 31. Tập tính của động vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Loan | Ngày 09/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tập tính của động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY,
CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NÀY
KIỂM TRA BÀI CŨ
Ca++
Hình 5. Quá trình truyền
tin qua xinap

Diễn biến từng
giai đoạn?
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?
Em hãy quan sát một số hình ảnh sau:
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?
- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể)
- Ý nghĩa: Giúp động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Tập tính của động vật là gì ? Tập tính có ý nghĩa gì với đời sống động vật ?
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
Bẩm sinh
Học được
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
Phân biệt đặc điểm tính chất và cho ví dụ về các loại tập tính ở động vật.
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
- Loại tập tính sinh ra đã có.

- Được di truyền từ bố, mẹ.
- Đặc trưng cho loài.
- Loại tập tính hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm
- Không được DT từ bố, mẹ.
- Đặc trưng cho từng cá thể.
- Vịt con mới nở thả xuống nước có thể bơi được, nhưng gà thì không.
- Nhện chăng lưới,...
- Trâu, bò biết thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của người nông dân.
- Vẹt biết nói tiếng người,...
* Lưu ý: Tập tính hỗn hợp là tập tính có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được.
Vừa do bẩm sinh,vừa do học được
Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:
- Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại, sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ) (1)
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao) (2)
- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại. (3)
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
 (1) và (2) là tập tính bẩm sinh; (3) là tập tính học được.
Cơ sở của tập tính là các phản xạ. Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ.
Kích thích ngoài
hoặc trong
Cơ quan thụ cảm
Hệ thần kinh
Cơ quan thực hiện
Hành động
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH
Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?
Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính
Lưu ý:
Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào:
+ Mức độ tiến hoá của hệ thần kinh.
+ Tuổi thọ.
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH
Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là gì? Đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
Cơ sở thần kinh của tập tính học được là gì? Quá trình hình thành tập tính thể hiện như thế nào?
1. ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh hệ chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao ?
2. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH
1. Ở động vật bậc thấp hệ thần kinh đơn giản, số lượng tế bào thần kinh không nhiều nên khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. Hơn nữa, tuổi thọ thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập.
2. Người và những ĐV có hệ thần kinh phát triển thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra ĐV có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, giai đoạn sinh trưởng - phát triển kéo dài → thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống luôn thay đổi.
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Chuỗi các phản ứng trả lời kích thích từ môi trường
(bên trong hoặc ngoài cơ thể)
→ động vật thích nghi và tồn tại
Tập tính bẩm sinh
+ Sinh ra đã có
+ Di truyền từ bố mẹ
+ Đặc trưng cho loài
Tập tính học được
+ Hình thành trong quá trình sống, thông qua học tập, rút kinh nghiệm
Cơ sở thần kinh
Chuỗi phản xạ không điều kiện
Chuỗi phản xạ có điều kiện
CỦNG CỐ
Câu 1: Tập tính bẩm sinh ở động vật không có đặc điểm:
A. Sinh ra đã có, không cần học hỏi
B. Mang tính bản năng
C. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống
D. Được quyết định bởi yếu tố di truyền
Câu 2: Tập tính học được ở động vật có chung đặc điểm:
Sinh ra đã có
B. Được truyền từ đời trước sang đời sau
C. Phải học trong đời sống mới có được
D. Suốt đời không đổi
TRò CHƠI
Em hãy lấy các ví dụ về tập tính bẩm sinh, tập tính học được
Cách chơi: Lớp chia làm 2 nhóm tương ứng với 2 dãy. Trong thời gian 4 phút, nhóm nào lấy được nhiều ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được thì nhóm đó chiến thắng. Thời gian chuẩn bị là 1,5 phút. Yêu cầu: các ví dụ phải khác SGK và không được lặp lại.
Bắt đầu chơi!
BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Học bài và trả lời các câu hỏi trang 126/SGK.
- Tìm thêm các ví dụ về tập tính của động vật.
- Đọc mục “Em có biết?” – trang 126/SGK.
- Nghiên cứu nội dung bài 32: Tập tính của động vật (tiếp).
BÀI GIẢNG KẾT THÚC
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)