Bài 31. Tập tính của động vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Công Thoại | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tập tính của động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Nhóm 1 lớp 11 SINH HÓA
THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

Welcome
Danh sách thành viên:
HÀ VY
KIỀU CHINH
CÔNG THOẠI
HOÀI NAM
HƯƠNG QUỲNH
TƯỜNG VY
MINH CƯỜNG
NGUYÊN KHOA

Bài thuyết trình
MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Trước hết mời các bạn quan sát một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: tập tính di chuyển của chuột
https://www.youtube.com/watch?v=QKISiqokevo
Ví dụ 2: Loài cá Cichlid
  Các con cá đực thuộc loài cá cichlid ở Đông Phi thường xây những lâu đài bằng cát với nhiều hình thù khác nhau, để thu hút con cái và xua đuổi những kẻ có ý định tấn công đối tượng. Có khoảng 200 phân loài cá cichlid và mỗi phân loài sẽ xây các đụn cát với nhiều hình thù và cấu trúc, kích thước khác nhau để thu hút các con cái đồng thời xua đuổi tình địch.



Ví dụ 3: Chim sẻ lều(bowerbird)
 Những chú chim sẻ lều (bowerbird) ở Australia và New Guinea thu hút chim mái bằng những tổ chim lớn được trang trí công phu. Tổ chim có hình dáng giống một túp lều nhỏ, được làm bằng cành cây và trang trí bằng các loại vỏ cây, đá, lông chim hay nhiều đồ vật khác mà chúng gom nhặt



Ví dụ 4: Một đôi vịt con ở Nhật đã nhận nhầm chú mèo là mẹ!


Nhưng kì lạ nhất là tại sao mèo mẹ không thèm xơi tái hai chú nhóc này. Bà Norio cho biết: "Con mèo tội nghiệp này đã bị mất 3 đứa con của mình trước đó. Có thể tình mẫu tử đã thôi thúc nó nhận chăm sóc mấy chú vịt này". Hàng ngày, mèo mẹ không thể dẫn vịt đi bơi, nhưng buổi tối lại nằm ủ ấm cho chúng!



Tất cả những hiện tượng nêu trên đều là những biểu hiện của tập tính.
Tập tính động vật là một chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật tồn tại và phát triển.
Vậy tập tính là gì?
Một số tập tính phổ biến ở động vật
1.Tập tính kiếm ăn săn mồi
Đại bàng bắt cá
Sư tử tha một con nai
Động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển thì đây là tập tính bẩm sinh.
Động vật có hệ thần kinh phát triển , phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.



Đây là tập tính săn mồi của trăn
https://www.youtube.com/watch?v=wDHaGWpQeHs
2.Tập tính sinh sản:

Tập tính sinh sản của cá ngựa: Cá ngựa sinh con theo một cách kỳ lạ: con đực mang thai. Theo báo cáo của Công trình nghiên cứu về cá ngựa thì cá cái đưa trứng vào túi ấp của cá đực làm cho con đực có vẻ như đang mang thai. Những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng cá đực truyền tinh dịch của chúng ra xung quanh chứ không đưa trực tiếp vào túi ấp. Thời gian mang thai từ 2-3 tuần.


Trứng cá ngựa nở khi nào phụ thuộc vào bố mẹ của chúng. Một số trải qua thời gian phát triển chung với những phiêu sinh vật biển. Đôi khi những con cá ngựa đực có thể ăn một số con của nó trước khi chúng được tự do. Những loài cá ngựa khác ngay lập tức bắt đầu cuộc sống dưới đáy biển.





2.Tập tính sinh sản
Mọi sinh vật đều sinh sản để duy trì nòi giống.


Tập tính sinh sản thuộc tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Bao gồm nhiều pha hoạt động kế tiếp nhau dưới dạng một chuổi phản xạ.


Đây là tập tính sinh sản của một loài cá ở sông amazon
https://www.youtube.com/watch?v=sfO7ysLIs9k
3.Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
Chúng sẽ biểu hiện sự tức giận, chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ lãnh thổ ngay cả dưới nước.
Vào mùa xuân, những con vịt Barrow`s Goldeneyes cái bảo vệ lãnh thổ, nơi chúng dành hầu hết thời gian của mình trong mùa làm tổ.
Nhiều động vật thuộc lớp Thú dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu...để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ của mình.
Một con tê giác đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Nó cảnh báo những con thú khác không được đến gần lãnh thổ của nó.
Nếu có con vật nào xâm phạm lãnh thổ, chúng sẽ chiến đấu bằng các trận giao tranh quyết liệt để giử gìn nguồn thức ăn và nơi ở
Hai con sư tử đang đánh nhau để tranh giành lãnh thổ
Kết luận
Tập tính bảo vệ của động vật là tập tính bẩm sinh.
Động vật sinh ra đã biết bảo vệ lãnh thổ và chống lại các sinh vật khác để đáp ứng nhu cầu cho mình.
4.Tập tính xã hội
Tập tính xã hội là đời sống thành bầy, thành đàn gồm các cá thể chung sống với nhau, có một số hoạt động chung và có sự phân chia thứ bậc trong đàn.

Ví dụ: xã hội loài ong
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao.
Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non...và có sự phân công công việc rõ ràng.
Ong chúa: là ong cái chuyên đẻ trứng - giữ nhiệm vụ duy trì nòi giống.

Ong thợ: là ong cái, không có khả năng sinh sản, chúng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ, chăm sóc ong chúa và ong non. Ong thợ có số lượng đông nhất đàn.
Ong mật làm nhiệm vụ hút mật
Quan hệ xã hội có ích lợi về nhiều mặt cho sự sinh tồn của loài vật:

Việc đấu tranh chống kẻ thù sẽ hiệu quả hơn.

Bảo vệ cá thể non, yếu sẽ tốt hơn.
5.Tập tính di cư
Tập tính di cư là tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá...
Khi di cư, động vật trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình ( bờ biển, dãy núi). Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường của Trái đất. Động vật dưới nước nhờ vào thành phần hóa học của nước, dòng chảy để định hướng.



Cá voi lưng gù
Những sinh vật này đang nắm kỷ lục thế giới về hành trình dài nhất của các loài thú. Mỗi năm, chúng dành mùa hè ấm áp cho việc thoả thích đánh chén một tấn thức ăn mỗi ngày trong vùng nước ngoài khơi Nam cực. Khi mùa đông đến, chúng bơi ngược 8.000 km lên các bãi kiếm ăn gần Columbia và xích đạo.
Bầy hồng hạc di cư
Cua đỏ đảo Christmas là một loài động vật thú vị chỉ có duy nhất ở đảo Christmas và quần đảo Cocos tại Ấn Độ Dương. Loài vật này có vẻ ngoài lạ mắt đỏ rực như Mặt trời và một tập tính di cư rất độc đáo.
 
Mỗi năm hàng triệu chú cua đỏ sẽ rời bỏ hang của chúng trên đảo để bắt đầu thực hiện một chuyến đi dài về phía biển. Chúng bò xuống từ những vách đá và di chuyển tới bờ biển để đẻ trứng và sau đó chúng lại quay trở lại tổ ấm của mình với những chú cua con mới sinh. 
Sự di cư này khiến cho cảnh tượng giống như một "dòng sông đỏ" kéo dài từ các hang động trên khắp hòn đảo ra biển và có thể kéo dài đến 18 ngày.
                 
Một trong những cuộc di cư vĩ đại nhất trong thế giới động vật thuộc về loài linh dương, thường diễn ra hàng năm ở hai nước Tanzania và Kenya. 

 
Số lượng cá thể tham gia di cư lên tới 1,5 triệu cá thể. Chúng vượt qua những dải đất, vùng đồng bằng rộng lớn để tìm nguồn cỏ xanh tươi và giàu dinh dưỡng.
Tổng quãng đường mà những đàn linh dương sẽ trải qua lên tới 2.800km. Trong suốt chuyến đi, linh dương sẽ có thêm bạn là những chú ngựa vằn . Nhưng cũng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm đến từ sư tử, báo và cá sấu,... đang rình rập
Cuộc di cư của các đàn cá mòi thường dài đến 15 km, rộng 3,5 km và sâu đến 40 mét. Hành trình thú vị của những đàn cá khổng lồ này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy được từ vệ tinh!

Khoảng 35 nghìn con hải mã buộc phải di cư hồi tháng 9/2014 để tìm nơi sinh sống do băng tan.
The end!

Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe, xin chào và hẹn gặp lại ^^
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Công Thoại
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)