Bài 31. Tập tính của động vật

Chia sẻ bởi vũ hiền | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tập tính của động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Nhóm 1 lớp 11A1 THPT VÕ NHAI
welcome
BÀI THUYẾT
TRÌNH
BÀI 31:
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Quan sát những hình dưới đây :






Khỉ uống nước dừa Vịt con bơi theo mẹ
bằng ống hút





ếch săn mồi ong hút mật



nhện giăng tơ
Báo săn mồi
I. Tập tính là gì ?
Khái niệm : Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích tờ môi trường ( bên trong hoặc bên ngoài cơ thể ), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Ý nghĩa : Giúp động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Ví dụ :
II. Phân loại tập tính.

Tập tính của động vật có thể được chia thành 2 loại: Tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Vậy tập tính bẩm sinh và tập tính học được là gì?
Hình ảnh về tập tính bẩm sinh






CHÓ KHI SINH RA ĐÃ BIẾT SỦA
Ghép đôi ở chuồn chuồn
Chim di cư
Ong hút mật
Vịt con khi sinh ra đã biết bơi
Nhện giăng tơ
1. Tập tính bẩm sinh
Khái niệm: Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có , được di truyền từ bố mẹ , đặc trưng cho loài .
Ví dụ: Nhện giăng tơ, Vịt con mứi nở thả xuống nước có thể bơi được , ve sầu kêu vào mùa hè
Quan sát một số hình ảnh về tập tính học được
Khỉ được huấn luyện để làm xiếc
Chó đặc nhiệm
Chó được huấn luyện làm xiếc
2. Tập tính học được
Khái niệm : Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể , thông qua học tập và rút kinh nghiệm .
Ví dụ : Vẹt biết nói tiếng người, trâu bò biết thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của người nông dân , chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy
Sự khác nhau tập tính bẩm sinh và tập tính
học được
III. Cơ sở thần kinh của tập tính
Cơ sở của tập tính là các phản xạ . Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ

Kích thích Hành động

ngoài hoặc
trong



Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính
Cơ quan thụ cảm
Hệ thần kinh
Cơ quan thực hiện
1 . Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh
Là chuỗi phản xạ không điều kiện
Do kiểu gen quy định
tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, không thay đổi
2 . Cơ sở thần kinh của tập tính học được
Là chuỗi phản xạ có điều kiện
Qúa trình hình thành tập tính là quá trình hình thành các mối quan hệ mới giữa các nơron.
Tập tính học được có thể thay đổi
Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào :
- Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh (mức độ tổ chức của hệ thần kinh đơn giản hay phức tạp ).
- Tuổi thọ của chúng .
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.
Nhiều tập tính của động vật hình thành và biến đổi được là do học tập. Có nhiều hình thức học tập khác nhau như:
Quen nhờn
In vết
Điều kiện hóa:
a) Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu paplôp)
b) Điêu kiện hóa hành động ( điều kiện hóa kiểu skinnơ)
Học ngầm
Học khôn
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT
1. Quen Nhờn
Đ/n : Là hình thức học tập động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.

Khi nhìn thấy chó, mèo
thường bỏ chạy nhưng khi gặp
chó nhiều lần mà không kèm
theo nguy hiểm thì mèo sẽ
không bỏ chạy mỗi khi gặp chó.
. 2. In Vết
Có nhiều nhất ở loài đông vật, dễ thất nhất là ở chim. Ngay sau khi sinh ra, các loài gia cầm hoặc chim non có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên.
Nhờ “in vết” ,chim non di chuyển theo chim bố mẹ, do đó được chim bố mẹ chăm sóc nhiều hơn








Vịt non bợi theo vịt mẹ
3. Điều kiện hóa
a) Điều kiện hoá kiểu đáp ứng ( kiểu Paplôp )
Đ/n : Điểu kiện hoá đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác đông của kích thích kết hợp đồng thời .
- Khi vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trong trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời là rung chuông và được ăn.
b) Điều kiên hoá hành động ( kiểu Skinnơ )
Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng ( hoặc phạt ), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
VD : Thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng vô tình đạp phải bàn đạp có thức ăn và thức ăn rơi ra. Sau vài lần ngẫu nhiên như vậy, mỗi khi thấy đói (không cần phải nhìn thấy bàn đạp), chuột chủ động nhấn bàn đạp lấy thức ăn.
Học theo cách “thử và sai” cũng thuộc hình thức học này.
4) Học Ngầm
Đ/n: Là kiểu học không có ý thức, không biết rỡ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thi kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.
VD : Thả một con chuột vào một khu vực có nhiều lối đi. Nó sẽ chạy đi thăm dò từng lối một. Sau đó người ta cho thức ăn vào, con chuột đó sẽ tìm đến nơi có thức ăn nhanh hơn các con chuột khác chưa từng thăm dò đường đi ở nơi đó.
5) Học Khôn
Đ/n: Là kiểu học phối hợp các kinh nghiêm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới
Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển như người hoặc bộ linh trưởng.








Khỉ tìm cách lấy chuối ở trên cao. Khỉ uống nước dừa.

V - MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT
1) Tập tính kiếm ăn
- Đa số các tập tính kiếm ăn ở đông vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh.
- Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học bố mẹ, từ đồng loại hay do kinh nghiêm bản thân.
2) Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cung loài nhằm bảo vệ nơi cư trú, nơi sinh sản, nguồn thức ăn.
- Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của từng loài rất khác nhau có khi chỉ từ vài m² đến cả hàng chục km².
3) Tập tính sinh sản
- Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng









Công đực khoe bộ lông đuôi để
“quyến rũ” công cái
Giao phối ở
loài rắn
4) Tập tính di cư
- Một số loài chim, cá, thú,…thay đổi nơi sống theo mùa. Di cư có thể 2 chiều ( đi và về ) hoặc di cư một chiều ( chuyển hẳn đến nơi ở mới ) khi nơi ở cũ không còn phù hợp với chúng nữa.
- Khi di cư, động vật trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình...
- Chim bồ câu định huớng nhờ từ trường trái đất.
- Động vât sống dưới nước như cá định hướng nhờ vào thành phần hoá học của nước như độ pH và hướng dòng chảy.

Chim di cư
5) Tập tính xã hội
Đ/N: Là tập tính sống theo bầy đàn
Tập tính thứ bậc
- Trong mỗi bầy đàn đều có sự phân chia thứ bậc kể cả con người.
VD: Trong một đàn gà, bao giờ cũng có một con đầu đàn thống trị các con khác.Nó có thể mổ tất cả các con trong đàn,con thứ 2 cũng có thể mổ được tất cả các con còn lại trừ con đầu đàn.
b) Tập tính vị tha
Đ/N: Là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
VD: Mối thợ cần mẫn lao đông cả cuộc đời chỉ phục vụ cho sinh sản của mối chúa
- Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa.
VI. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
- Con người cũng có những tập tính bẩm sinh và tập tính học được giống động vật.
- Tuy nhiên, do hệ thần kinh, đặc biệt là vỏ não rất phát triển, cộng thêm thời gian sông dài nên rất thuận lợi cho việc học tập, hình thành rất nhiều tập tính mới phù hợp với xã hội loài người.
- Nhiều tập tính chỉ có ở người mà không có ở động vật
THANK YOU VERY MUCH FOR YOUR ATTENTION
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)