Bài 31. Tập tính của động vật

Chia sẻ bởi vũ ngọc Hưng | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tập tính của động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô cùng các bạn tham gia vào tiết học này


Người soạn:GS-VŨ NGỌC HƯNG
TỒ 3
TẬP TÍNH SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Khái niệm
Tập tính sinh sản là gì nhỉ????
Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
Bao gồm nhiều pha hoạt động kế tiếp nhau, thể hiện dưới dạng một chuỗi phản xạ
Thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm..), ánh sáng, âm thanh… tác động vào các giác quan hay do kích thích của môi trường bên trong do tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản, được thể hiện bằng các hành động ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ….

TẬP TÍNH SINH SẢN:
KẾT ĐÔI, HÔN PHỐI
=>
SINH SẢN + CHĂM SÓC CON
TẬP TÍNH KẾT ĐÔI, HÔN PHỐI
Thường diễn ra vào mùa sinh sản
Quá trình kết đôi bắt đầu bằng các tín hiệu như âm thanh, màu sắc, mùi,..
Bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của con đực, đánh đuổi tình địch, tiếp theo là sự rủ rê con cái để ghép đôi,
Kết đôi ở chuồn chuồn
Bướm đực có thể ngửi được pheromone của một con bướm cái cách nó tới 10 km
Vào mùa sinh sản, rắn đực chủ động bò tìm rắn cái. Rắn cái có một số tuyến ở đuôi và đặc biệt là các tuyến ở da tiết ra mùi đặc biệt hấp dẫn rắn đực.
Làm tổ thu hút con cái
Hiện tượng tỏ tình giữa 2 con hươu cao cổ
Nhện úc
Khỉ đầu chó
Tranh giành bạn tình ở động vật
TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT TRÊN KHÔNG
- Tập tính khoe mẽ ghép đôi ở chim
- Tập tính đẻ trứng và ấp trứng của chim
- Tập tính nuôi con ở chim
a. Tập tính khoe mẽ ghép đôi
Phô trương bộ lông: Những loài chim có bô lông sặc sỡ, con mái có bô lông xỉn: chim trĩ, công , gà,..
Bằng tiếng hót và những âm thanh đặc biệt
Bằng những động tác đặc biệt: Siếu, uyên ương,…
Bằng lễ vật: Loài chim cũng có tục tặng quà “cầu hôn”. Ví dụ: Chim sáo đá châu phi, chim cánh cụt,…
Tập tính tán tỉnh và khoe mẽ được biểu hiện rõ rệt nhất ở các nhóm chim đa thê một con đực có thể giao phối với nhiều con cái. Sếu, Công thường nhảy múa rất duyên dáng dụng làm cho đối tượng chú ý đến mình và bị kích thích, sẵn sàng kết đôi với mình.
CẦU HÔN BẰNG LỄ VẬT
BẰNG ĐỘNG TÁC ĐẶC BIỆT
b. Tập tính đẻ trứng và ấp trứng của chim
Đẻ trứng: Số lượng trứng thay đổi theo tùy loài
+ Đẻ trứng có hạn định
+ Đẻ trứng không hạn định
Số lượng trứng đẻ trong một loài thay đổi tùy theo lượng thức ăn
Hình dạng và kích thước trứng: Thông thường trứng có đầu nhỏ, thuôn nhọn để chim mái dễ ấp và trứng không bị lăn khỏi tổ
Màu sắc trứng : Trứng có nhiều màu sắc và hoa văn phông phú, độc đáo, khác nhau tùy từng loài
c. Tập tính nuôi con ở chim
Tập tính chăm sóc chim non ở các loài chim rất khác nhau nhưng điều bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
Kiếm mồi nuôi chim non
Bảo vệ chim non chống kẻ thù ăn mồi
Dọn vệ sinh chổ ở
Che chở con non
Dạy con
Thời gian nuôi con cũng khác nhau tùy loài
KIẾM MỒI NUÔI CON
DẠY CON
Vịt dạy con bơi
Đại bàng dạy con

 Một số hiện tượng giao hoan

Trước khi giao phối, thường xảy ra hiện tượng giao hoan sinh dục. Hiện tượng này giúp cho đực và cái nhận biết nhau và kích thích cá thế cái trước khi giao phối.
Tập tính sinh sản ở động vật trên cạn
1. Tắc kè
Lúc múa giao hoan, con đực đứng thăng hai chân sau, đầu lắc lư, miệng há ra ngậm lạ nhịp nhàng, màu sắc thay đổi nhanh chóng. Tắc kè đực vảy đuôi làm dáng trước khi giao phối
2. Nhện
Nhện cái có tập tính ăn thịt nhện đực sau khi giao phối và cả khi nhện đực tiến đến gần nhện cái để giao phối.
3. Gián
- Gián cái tỏa ra một mùi hương quyến rũ khi chúng đã sẵn sàng giao phối
- Thông thường một lần “hình sự” cung cấp cho con cái lượng tinh trùng để dự trữ và đẻ ra một mớ trứng dùng cho cả đời mà không phải giao phối lần nữa.
4.Hươu, dê: sử dụng nước tiểu để tìm bạn tình


SINH SẢN VÀ CHĂM SÓC CON
Tập tính chăm sóc con ở bộ linh trưởng
TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA NHỮNG LOÀI ĐỘNG VẬT DƯỚI NƯỚC
cá Ngựa đang giao phối
Ở cá Chình đến mùa sinh sản lại bơi từ nơi nước ngọt ra biển chết, và cá con sau đó để đẻ và sau đó cũng bơi vào nước ngọt để sinh sống.
SINH SẢN VÀ CHĂM SÓC CON
SINH SẢN VÀ CHĂM SÓC CON
Ở rùa thường khi đến mùa sinh sản chúng thường có xu hướng quay về bãi biển nơi mà nó đã được sinh ra để đẻ trứng
Di cư của cá Hồi trong mùa sinh sản
Tóm lại tập tính sinh sản của động vật chính là cơ chế quan trọng trong quá trình duy trì nòi giống. Đặc biệt là hiện tượng giao hoan trước khi giao phối là điều rất cần thiết vì đây cũng giống như quá trình chọn lọc tự nhiên để đảm bảo nòi giống được duy trì khỏe mạnh.
Giúp sinh vật tích lũy được nhiều tính trạng tốt từ bố mẹ.
- Tạo ra thế hệ con thích nghi với môi trường.
- Tạo sự đa dạng phong phú cho loài
Ý NGHĨA
IV. Một số hình thức học tập ở động vật:
Quen nhờn.
In vết.
Điều kiện hóa.
Học ngầm.
Học khôn
PHT số 1: “ Tìm hiểu một số hình thức học tập ở động vật “
1. Quen nhờn
- Là hình thức học tập đơn giản.
- Động vật phớt lờ không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.
- Giúp cho ĐV thích nghi với MT sống thay đổi, động vật bỏ qua kích thích không có giá trị hay lợi ích đáng kể đối với chúng.
- Gà con chạy đi ẩn nấp khi thấy bóng đen ập tới. Nếu bóng đen lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm thì sau đó gà con sẽ không chạy nữa.
Ví dụ về hình thức quen nhờn
2. In vết
- Con non mới ra đời có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên.
- Tạo mối liên kết giữa con mẹ và con non, nhờ đó con non được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn.
- Sau khi mới nở gà con bám theo gà mẹ.
Ví dụ về hình thức in vết
3. Điều kiện hóa
a).Điều kiện hoá đáp ứng: là hình thành mối liên kết mới trong TKTW dưới tác động kết hợp của các KT đồng thời.
- Giúp động vật học được bài học kinh nghiệm trong đời sống.
- Vừa búng tay xuống mặt nước vừa cho ăn để tạo thói quen cho cá.
Thí nghiệm của Paplop
Sơ đồ mối liên hệ thần kinh trung ương ở chó
Tiếng chuông
Tai
Thùy chẩm
Quay đầu nhìn
Thức ăn
Mắt
Vùng ăn uống ở vỏ nào
Tiết nước bọt
Ví dụ về hình thức điều kiện hóa đáp ứng
Đến giờ ăn, chỉ cần nghe tiếng chân người là cá nổi lên
3. Điều kiện hóa
b).Điều kiện hoá hành động: là kiểu liên kết một hành vi của ĐV với một phần thưởng hoặc một hình phạt , sau đó ĐV chủ động lặp lại các hành vi đó.
- Giúp động vật học được bài học kinh nghiệm trong đời sống.
- Tập cho lợn uống nước bằng các vòi nước đặc biệt, khi cắn vào thì nước chảy ra.
Để huấn luyện những chú chó, người huấn luyện luôn cho chúng ăn sau những bài tập. Để nhận được phần phưởng như thế những chú chó phải làm lại bài tập đã được dạy

4. Học ngầm
- Kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì thì kiến thức đã học tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những vấn đề tương tự dễ dàng.
- Giúp ĐV nhận thức về môi trường xung quanh, mau chóng tìm được thức ăn, tránh được sự đe doạ của kẻ thù.
 
- Thả chuột vào một khu vực có nhiều lối đi → chạy thăm dò đường.
- Nếu ta cho thức ăn vào khu vực đó → chuột tìm đến thức ăn nhanh hơn.
Chuột thăm dò đường đi, để tìm đến nơi có thức ăn nhanh nhất.
Động vật hoang dã quan sát xung quanh để tránh thú dữ

5. Học khôn
- Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết các tình huống mới.
 
- Giúp động vật thích nghi cao độ với môi trường sống luôn thay đổi.
 
- Tinh tinh biết xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy thức ăn trên cao.
- Khỉ học cách ăn chuối, ăn mía…
V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
Tập tính kiếm ăn
Tập tính bảo vệ lãnh thổ
Tập tính sinh sản
Tập tính di cư
Tập tính xã hội
PHT số 2: Tìm hiểu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
1. Tập tính kiếm ăn.
a. Ở ĐV có HTK chưa phát triển:
(?) Trên ảnh là con gì?
Chúng kiếm ăn bằng cách nào?
1.Kiếm ăn
a).Ở ĐV có HTK chưa phát triển: chủ yếu là tập tính bẩm sinh.
- Nhện giăng lưới bẫy côn trùng.
- Đỉa bám vào các loài ĐV khác hút máu.
b. Ở ĐV có hệ thần kinh phát triển


Quan sát đoạn băng sau và rút ra đặc điểm của tập tính kiếm ăn ở ĐV có hệ thần kinh phát triển

1. Kiếm ăn
b). Ở ĐV có HTK phát triển: do học tập từ bố mẹ, đồng loại hoặc do kinh nghiệm bản thân.
- Hổ, báo săn mồi, vồ mồi.
- Gà bới đất tìm ăn.

(?) - ĐV chống lại cá thể cùng loài hay khác loài? vì sao?
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ ở mỗi loài giống hay khác nhau? Lấy ví dụ minh họa.
2. Tập tính bảo về lãnh thổ
2.Bảo vệ
lãnh thỗ
- Chống lại cá thể cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn và nơi ở, sinh sản.
- Phạm vi lãnh thổ bảo vệ tùy loài.
 
- Đàn ong tấn công kẻ thù dám chọc phá tổ chúng.
- Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. Chúng đe dọa và tấn công kẻ thù xâm hại lãnh thổ của chúng.
3. Tập tính sinh sản

3. Tập tính sinh sản
- Là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
- Ếch phát ra tiếng kêu gọi bạn tình.
- Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái...
4. Tập tính di cư

4. Tập tính di cư
- Thay đổi nơi sống theo mùa.
- Động vật di chuyển quãng đường dài có thể hai chiều (đi và về) hoặc một chiều (chuyển hẳn tới nơi ở mới).
- Động vật định hướng nhờ vào mặt trời, trăng sao, từ trường, thành phần hóa học, hướng dòng nước chảy.
- Cá hồi di cư từ biển vào sông để đẻ trứng còn cá chình thì di cư ngược lại.
- Chim én, chim hạc di cư về phương nam tránh rét.
 
5. Tập tính xã hội

- Tập tính xã hội là tập tính sống bầy đàn.
Bao gồm các tập tính như:
Tập tính thứ bậc
Tập tính vị tha
a. Tập tính thứ bậc
Tập tính thứ bậc trong đàn gà được thể hiện như thế nào?
b. Tập tính vị tha
Tại sao nói kiến lính và ong thợ có tập tính vị tha?

5. Tập tính xã hội
a). Tập tính thứ bậc: phân công con đầu đàn nhiệm vụ bảo vệ đàn và được ưu tiên về thức ăn và con cái trong mùa sinh sản.
b). Tập tính vị tha: hy sinh quyền lợi, tính mạng bản thân cho lợi ích của bầy đàn.
- Trong một đàn sư tử, linh cẩu, chó sói, dê… bao giờ cũng có con đầu đàn.
- Ong thợ lao động cần mẫn và sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ lãnh thổ, kiến lính cũng vậy.
VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về tập tính của động vật trong những lĩnh vực nào?
Các lĩnh vực ứng dụng như:
+ Giải trí.
+ Săn bắn.
+ Bảo vệ mùa màng.
+ Chăn nuôi.
+ An ninh quốc phòng.
Khỉ đi xe đạp
Cá heo diễn xiếc
An ninh quốc phòng
Ứng dụng trong bảo vệ mùa màng
Tập tính ở người
Con người có những tập tính bẩm sinh nhờ vào giáo dục, học tập, rèn luyện…
VD: Em bé mới sinh ra đã biết bú, biết khóc,…
Con người có hệ thần kinh rất phát triển→ rất nhiều tập tính học được trong đời sống
Ví dụ như: tập thể dục buổi sáng, chăm học, tuân thủ pháp luật, rửa tay trước khi ăn…
Hướng dẫn học bài ở nhà
Học bài cũ và cho thêm ví dụ vào vở.
Làm bài tập đã cho trong khi học bài mới.
Trả lời câu hỏi và làm bài tập ở SGK trang 132.
Đọc phần “em có biết?”.
Đọc trước bài thực hành (bài 33, trang 133SGK SH11)
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ ngọc Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)