Bài 31. Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Nhàn |
Ngày 11/05/2019 |
327
Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản thuộc Công nghệ 10
Nội dung tài liệu:
Bài 31: Sản Xuất Thức Ăn Nuôi Thủy Sản
(Sách GK Công Nghệ 10)
Trường Đại Học Sư Phạm Huế
Khoa Sư Phạm KTNL
I. Bảo Vệ Và Phát Triển Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên
1. Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự
nhiên
- Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhau.
? Nghiên cứu sơ đồ sau và cho biết một số loại
thức ăn tự nhiên của cá? Lấy ví dụ cụ thể?
Hình 31.1 sơ đồ về các loại thức ăn tự nhiên của cá
MUỐI DINH DƯỠNG HÒA TAN
Thực vật phù du,
Vi khuẩn
Động vật phù
du
Động vật
đáy
Chất vẩn
Mùn đáy
CÁ
Thực vật
Bậc cao
Các loại muối hòa tan
Thực vật phù du: sống trôi nổi trong nước như: tảo lam, tảo lục tảo silic…và vi khuẩn
Động vật phù du: các loại bọ, chân kiếm, chân chèo…
Thực vật bậc cao: rong, rêu, bèo…
Động vật đáy: các loại ốc, giun…
Chất vẩn: mùn bã hữu cơ, sản phẩm phân hủy…
Các chất hữu cơ và vô cơ là thức ăn của thực vật phù du và vi khuẩn
Thực vật phù du là thức ăn của động vật phù du và động vật đáy
Sản phẩm chết của động vật, thực vật phù du, vi sinh vật được phân hủy tạo thành chất hữu cơ hòa tan trong nước
Các loại sinh vật nói trên là thức ăn của cá trong thủy vực…
? Em hãy nêu mối quan hệ dinh dưỡng giữa
các loại thức ăn của cá?
- Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loại thức ăn này của cá thường được biểu diễn dưới dạng chuỗi thức ăn.
Ví dụ: Thực vật phù du → cá mè trắng
Mùn bã, chất hữu cơ → cá trôi
Thực vật phù du → động vật phù du
→ cá chép
- Mỗi chuỗi thức ăn gồm nhiều bậc dinh dưỡng, mỗi bậc dinh dưỡng là một loại thức ăn.Chuỗi thức ăn chỉ có một loại thức ăn là chuỗi có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng
Hóa học:oxy,
co2, CH4, Ph…
Sinh vật:vi sinh vật
TVPD, ĐVPD…
Con người
? Nếu trong thủy vực thiếu đi một loại thức ăn
(độngvật phù du hoặc thực vật phù du) thì sẽ
ảnh hưởng đến thức ăn của cá như thế nào?
?Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến nguồn thức ăn của cá?
Vật lý:nhiệt độ
Độ trong,ánh sáng…
2. Những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên cho cá
? Quan sát sơ đồ hình 31.2 và cho biết chúng ta phải làm gì đế bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên cho cá trong thủy vực?
Bảo vệ và tăng
nguồn
thức ăn tự nhiên
Bón phân cho
Vực nước
Quản lý và bảo
Vệ nguồn nước
Phân hữu cơ, phân chuồng
(Đã ủ) Phân xanh, băc
Phân vô cơ: đạm, lân
Quản lý:mực nước, tốc độ dòng
chảy và chủ động thay nước
Bảo vệ nguồn nước:tăng
nguồn dinh dưỡng trong nước
nhưng không để bị ô nhiễm
? Bón phân hữu cơ cho vực nước nhằm mục
đích gì?
-Có tác dụng gây màu nước
-Tăng cường lượng chất vẩn, mùn bã hữu cơ,hàm lượng
các chất dinh dưỡng khác làm thức ăn cho nhiều sinh
vật thủy sinh và cho cá
?Theo em, cá có ăn phân lân và phân đạm
không? bón phân vô cơ nhằm mục đích gì?
? Tại sao quản lý, bảo vệ nguồn nước lại phát triển
và bảo vệ được nguồn thức ăn tự nhiên cho cá?
- Đảm bảo cân bằng các yếu tố vật lý, hóa học
sinh học trong thủy vực
- Đảm bảo cho nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Tạo nguồn dinh dưỡng phong phú và môi trường
thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển tốt
II. Sản Xuất Thức Ăn Nhân Tạo Nuôi Thủy sản
1. Các loại thức ăn nhân tạo
? Em hãy nêu một số thức ăn nhân tạo cho
cá ở địa phương em?
- Cám gạo, bột ngô, bã đậu, cá tạp, giun, phụ phế phẩm…
- Phân chuồng, phân xanh, phân bắc…
- Thức ăn công nghiệp: thức ăn hỗn hợp…
? Nghiên cứu sơ đồ hình 31.3 (SGK) và cho biết thức
ăn nhân tạo cho cá gồm những nhóm nào?
Thức ăn nhân
tạo của cá
Thức ăn tinh: giàu đạm, đường, lipid, tinh bột
như:cám, bã đậu, đỗ tương, phụ phẩm lò mổ…
Thức ăn thô:Các loại phân bón được
cá ăn trực tiếp không qua phân giải
Thức ăn hỗn hợp: Phối hợp đầy đủ và cân
đối các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm chất
phụ gia
2. Vai trò của thức ăn nhân tạo
? Theo em thức ăn nhân tạo có vai trò gì đối với
nuôi trồng thủy sản?
- Bổ sung và cung cấp dinh dưỡng cho cá mau lớn, nhanh
béo, chống chịu tốt với bệnh tật
- Tăng năng suất và sản lượng cá, rút ngắn thời gian nuôi
- Thức ăn hỗn hợp là yếu tố rất quan trọng đem lại hiệu
quả kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản
? Làm thế nào để tăng nguồn thức ăn
nhân tạo cho cá?
- Tận dụng không gian mặt nước để thả bèo, rong…
- Tận dụng phụ phế phẩm công nghiệp, nông nghiệp,
các ngành chế biến thực phẩm
- Xây dựng mô hình VAC kết hơp để tận dụng nguồn
phân bón gia súc làm thức ăn cho cá.
- Gây nuôi một số loài sinh vật ở nước làm thức ăn
cho cá.
3. Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản
? Nghiên cứu sơ đồ hình 31.4 và cho biết quy trình
sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản gồm
những bước nào?
Bước 3:
Hồ hóa và
làm ẩm
Bước 4:
Ép viên và
sấy khô
Bước 5:
Đóng gói,
bảo quản
Bước 2:
Trộn theo tỉ lệ
bổ sung chất
kết dính
Bước 1:
Làm sạch và
nghiền nhỏ
nguyên liệu
H 31.4. Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản
? Quy trình này giống và khác gì so với quy trình
sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi?
? Ở quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho cá
nêu trên có thể bỏ đi một bước nào hoặc đảo lộn
các bước không? Vì sao
Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho cá
Chế biến thức ăn cho cá
Nhãn hiệu thức ăn dạng viên cho tôm
Cho cá ăn thức ăn công nghiệp
Cho cá ăn thức ăn viên dạng nổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Nhàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 9
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)