Bài 31. phương trình trạng thái khí lý tưởng tiết 1

Chia sẻ bởi võ đức yến ngọc | Ngày 25/04/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: bài 31. phương trình trạng thái khí lý tưởng tiết 1 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG
(((
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Nguyễn Việt Dũng Họ & tên GSh: Võ Đức Yến Ngọc
Lớp: 10B3 MSSV: 1110252
Môn: Vật Lý Ngành học: SP. Vật Lý – Tin học K37
Tiết thứ: 5 Họ & tên GVHD: Phạm Thúy Vân
Ngày: 06 tháng 02 năm 2015 Từ 26/01/2015 đến 12/04/2015

TÊN BÀI DẠY
BÀI 31. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG
(Tiết 1)
MỤC TIÊU
Kiến thức cơ bản
Từ định luật Bôi – lơ – Ma – ri- ốt và định luật Sác – lơ xây dựng phương trình trạng thái khí lí tưởng (Clap – pê – rôn).
Viết được biểu thức đặc trưng cho các đẳng quá trình.
Kĩ năng
Quan sát thí nghiệm, đưa ra nhận xét.
Vận dụng định luật giải thích hiện tượng thực tế và giải bài tập.
Thái độ
Sôi nổi, hào hứng trong giờ học.
Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp
Phương pháp thực nghiệm.
Phương tiện
1 bộ thí nghiệm: bong bóng, nước nóng, ly.
Sách giáo khoa, hình vẽ 31.1, hình 31.2, hình 31.3.
NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ (5p)
Câu 1: Quá trình đẳng tích là gì?(2 đ)
Câu 2: Phát biểu nội dung (2đ) và viết biểu thức định luật Sác – lơ (2đ)
Câu 3: Dạng đường đẳng tích trong hệ tọa độ p – T?(2đ)
Câu 4: Hãy nêu 1 ứng dụng của định luật Sác – lơ trong thực tế mà em thấy?(1đ)
Giới thiệu bài mới (3 phút)
Quan sát hình 31.1:
TT1: trạng thái quả bóng bị bẹp.
TT2: nhúng quả bóng bẹp vào nước nóng. Quả bóng lúc này như thế nào?
Trong quá trình này, cả nhiệt độ, thể tích và áp suất đều thay đổi. Vậy phải dùng phương trình nào để xác định mối liên hệ giữa 3 thông số? Mời cả lớp cùng đến với bài 31 “ Phương trình trạng thái khí lý tưởng”
Dạy bài mới
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Lưu bảng

7p








































10p







Dựa vào kiến thức đã học em hãy giúp cô định nghĩa lại khí lý tưởng?


Hãy kể tên 1 số khí mà em biết? Vậy khí thực là gì?

Chúng ta đã được học 2 định luật về chất khí, đó là định luật nào vậy các em?
Chỉ có khí lý tưởng mới tuân theo định luật này.
Khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật về chất khí.
Đọc SGK, cho cô biết khi nào ta có thể áp dụng các định luật của khí lí tưởng cho khí thực?
Một cách dễ hiểu:
+ Mật độ phân tử khí lý tưởng rất loãng, khoảng cách xa, chỉ tương tác khi va chạm => nén tập trung thành 1 điểm.
+ Thực tế: không thể có khí lý tưởng, vì ít nhiều các phân tử khí cũng xuất hiện các lực tương tác với nhau. VD: phân tử luôn có khối lượng => chắc chắn luôn xuất hiện lực hấp dẫn (ngoài ra còn có thể có lực điện từ v.v...), dù lực tương tác này rất nhỏ, nhưng cũng không thể nào bằng 0 được. Do đó, các khí ở ngoài đời thực gọi là khí thực.

Trước khi qua phần II, cô có thí nghiệm sau đây. Hãy quan sát thí nghiệm và cho cô biết hiện tượng xảy ra?
Thả 1 quả bong bóng chứa 1 lượng khí nhất định vào nước nóng.
Quả bong bóng lúc này như thế nào? (thổi quả bóng vừa đủ để vào ly).
Trong thí nghiệm này theo em những thông số nào đã thay đổi?
Đúng vậy, cả 3 thông số p,V, T của lượng khí chứa trong quả bong bóng đều thay đổi.
Để xác định mối liên hệ này người ta dùng phương trình trạng thái khí lí tưởng, vậy. Phương trình này có dạng như thế nào? Chúng ta cùng đến với phần II.



Chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lý tưởng.
Chất khí tồn tại trong thực tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: võ đức yến ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)