Bài 31. Mắt

Chia sẻ bởi Linh Tran | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Mắt thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
Con mắt là một trong 5 giác quan quan trọng giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường xung quanh.
Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ nhau. Đôi khi chỉ nhìn nhau không nói, mà hiểu nhau nhiều hơn là khi nói. Do đó mà Mắt còn được gọi là Cửa sổ tâm hồn.
CON MẮT NGƯỜI
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
CON MẮT NGƯỜI
Mắt là cơ quan giúp ta thu nhận cảm giác ánh sáng, giúp ta nhận biết sự vật của thế giới xung quanh nhiều hơn bất cứ giác quan nào khác.
1. Con ngươi 2. Củng mạc tròng trắng 3. Mí mắt trên 4. Giác mạc tròng đen 5. Lông mi.
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
CẤU TẠO CỦA MẮT
Cấu trúc giải phẫu của mắt như trong hình bao gồm: phần trong suốt ở trước nhất gọi là giác mạc (cornea). Mống mắt (iris) và đồng tử (pupil) ở ngay sau giác mạc. Thủy tinh thể (lens) nằm sau đồng tử và mống mắt. Võng mạc (retina) là lớp sau cùng. Ánh sáng đi từ ngoài vào qua giác mạc trong suốt. Đây là phần có công suất khúc xạ lớn nhất, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của toàn bộ nhãn cầu. Sau đó ánh sáng đi đến thủy tinh thể.
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
SO SÁNH MẮT VỚI MÁY ẢNH
Mắt và máy ảnh đều có tấm màn nhạy mà các tia ánh sáng được tập trung trên đó, có phần lót bên trong tối để tránh sự phản chiếu và làm che mờ và đều có thể được điều chỉnh để cho ảnh rõ ở các khoảng cách khác nhau. Ở mắt người ta gọi đó là sự điều tiết.
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
MẮT BÌNH THƯỜNG
Bình thường tia sáng hội tụ khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể để rơi đúng vào mặt phẳng võng mạc, chuyển thông tin lên não và cho hình ảnh rõ nét .
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
MẮT CẬN THỊ
Mắt cận thị, vì sức hội tụ quá mạnh hoặc là nhãn cầu quá dài, ánh sáng hội tụ trước mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở xa bị mờ đi, tuy nhiên các hình ảnh ở gần thường vẫn rõ nét.
Để điều chỉnh hiện tượng này có thể dùng kính đeo, kính tiếp xúc để đưa hình ảnh hội tụ về mặt phẳng võng mạc. Ngoài ra, còn có thể dùng Excimer laser để làm phẳng hơn độ cong giác mạc .
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
MẮT VIỄN THỊ
Mắt viễn thị, vì sức hội tụ quá yếu hoặc nhãn cầu quá ngắn, ánh sáng hội tụ sau mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở gần và thường là cả hình ảnh ở xa bị mờ đi.
Để điều chỉnh hiện tượng này có thể dùng kính đeo, kính tiếp xúc để đưa hình ảnh hội tụ về mặt phẳng võng mạc. Ngoài ra còn có thể dùng Excimer laser để làm tăng hơn độ cong giác mạc.
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
MẮT LOẠN THỊ
Trên mắt loạn thị, giác mạc không đều ở các phía. Nhãn cầu không giống như trái banh tròn mà lúc này giống như trái banh bầu dục, chổ này có độ cong lớn hơn chỗ kia. Loạn thị có thể đơn thuần một mình nó hay phối hợp với cận thị hoặc viễn thị.
Người loạn thị nói chung nhìn mọi vật bị mờ và biến dạng. Hiện tượng này có thể điều chỉnh dùng kính đeo, đôi khi bằng kính tiếp xúc nhưng ít khi thành công. Có thể điều trị bằng Excimer laser, mục đích để tạo hình lại giác mạc
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
MẮT LÃO THỊ
Lão thị không phải là một tật khúc xạ mà là thay đổi sinh lí của mắt ở người nhiều tuổi. Tất cả những người mắt bình thường khi đến tuổi trên 40 bắt đầu cảm thấy nhìn bị nhoè khi đọc sách, đó là biểu hiện lão thị. Nguyên nhân của lão thị là do khả năng đàn hồi của thể thuỷ tinh bắt đầu giảm ở người trên 40 tuổi. Người lão thị mặc dù nhìn xa vẫn bình thường nhưng khi đọc sách cần phải đeo kính, tuổi càng cao thì số kính càng tăng.
Những người đến tuổi lão thị muốn được phẫu thuật khúc xạ cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để lựa chọn khả năng điều chỉnh thích hợp. Phẫu thuật có thể điều chỉnh toàn bộ tật khúc xạ và bệnh nhân lại cần kính đọc sách sau mổ hoặc điều chỉnh không toàn bộ tật khúc xạ giúp cho bệnh không cần kính đọc sách sau mổ.
HS: Trần Lê Thùy Linh
Lớp: 9/4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Linh Tran
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)