Bài 31. Mắt

Chia sẻ bởi Lê Thị Mậu | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Mắt thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Bài: Mắt ( tiết 2)
Người thực hiện : Lê Thị Mậu
Giáo viên hướng dẫn Cô Hà Hoa Mai
Ngày 27/03/2010. Lớp 11A5
Hãy kể tên những tật của
mắt mà em biết?
IV: Các tật của mắt và cách khắc phục:

1: Mắt cận và cách khắc phục:

-mắt cận có độ tụ lớn hơn mắt bình thường.
Khi một tia sáng song song truyền đến mắt cận sẽ cho chùm tia ló hội tụ
Tại một điểm ở trước màng lưới.
fmaxCác hệ quả:
-OCv hữu hạn
-điểm Cc gần mắt hơn bình thường.
Nguyên nhân của tật cận thị:
Xem sách không đủ ánh sáng.
Xem nhiều ti vi
Dọc sách quá gần
Ngồi học không đúng tư thế.
IV: Các tật của mắt và cách khắc phục:

1: Mắt cận và cách khắc phục:
-Cách khắc phục:
+Có thể phẫu thuật giác mạc.
+ dùng thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
-Nếu đeo kính phân kì sát mắt thì tiêu cự của kính được xác định bởi:
f=-OCv
IV: Các tật của mắt và cách khắc phục:

2: Mắt viễn và cách khắc phục:
-Mắt viễn có độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường. Một chùm tia song song
Truyền đến mắt viễn sẽ hội tụ tại một điểm sau màng lưới.
fmax>OV
_các hệ quả:
+Mắt viễn nhìn vật ở vô cực đã phải điều tiết.
+Điểm Cc xa mắt hơn bình thường.
IV: Các tật của mắt và cách khắc phục:
2: Mắt viễn và cách khắc phục:
_ Cách khắc phục:
+ phẫu thuật giác mạc
+ đeo thấu kính hội tụ để có thể nhìn thấy những vật gần mắt như bình thường.
Tiêu cự của mắt phải có giá trị thích hợp để ảnh ảo của điểm gần nhất
Mà người viễn thị muốn quan sát được tạo ra tại Cc của mắt.

IV: Các tật của mắt và cách khắc phục:
3: Mắt lão và cách khắc phục:
Kể từ tuổi trung niên, khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi
và thể thuỷ tinh trở nên cứng hơn. Do đó điểm cực cận dời xa mắt.
Đó là tật lão thị. Mắt không tật, mắt viễn hay mắt cận khi lớn tuổi đều có
Thêm tật lão thị. Không nên nhầm giữa viễn thị và lão thị.
-Cách khắc phục:
đeo kính hội tụ tương tự như người viễn thị.
Đặc biệt người mắt cận khi lớn tuổi thường phải đeo kính hội tụ để nhìn
Gần và kính phân kì để nhìn xa. Loại kính này là kính hai tròng có phần
Trên phân kì và phần dưới hội tụ.
Hãy lập bảng so sánh về các tật của mắt
V: Hiện tượng lưu ảnh của mắt.
1: Quan sát.
2: Kết luận:
Cảm nhận do tác động của ánh sáng lên các tế bào màng lưới tiếp tục
tồn tại khoảng 1/10 giây đồng hồ sau khi khi chùm sáng tắt. Nghĩa là
ta vẫn còn ‘thấy’ vật, mặc dù ảnh của vật không còn được tạo ra
tại màng lưới nữa. Hiện tượng này gọi là hiện tượng lưu ảnh của mắt.

Bài tập ví dụ
Bài 9:sgk/203


OCv=50cm
a: Mắt người này bị tật gì?
b. Muốn nhìn thấy vật ở vô cực mà
không phải điều tiết thì người đó
phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu?
c. OCc=10cm. Khi đeo kính mắt nhìn
thấy điểm gần nhất cách mắt bao
nhiêu?
Khoảng cực viễn là hữu hạn
do vậy người này bị cận thị.
b. Vật ở vô cực qua thấu kính
Phân kì phải cho ảnh tại điểm
cực viễn:
-OCv=f
D=1/f=-2dp
c. Phần này chính là tìm vị trí
của vật sao cho ảnh của vật
Qua thấu kính hiện lên tại Cc
Như vậy d’=-10cm, f=-50cm
Áp dụng công thức thấu kính:
d=12.5cm
1
2
3
4
5
6
7
8
Loại tế bào liên quan đến chức năng nhìn của mắt
1
3
4
5
6
7
8
2
Nhờ hiện tượng này mắt ta mới có cảm nhận các vật chuyển động?
Tên gọi của lỗ trống trong lòng đen của mắt?
Tên gọi khác của màng lưới?
Nước mắt còn gọi là………?
Một bộ phận của mắt nơi tập trung các sợi thần kinh thị giác?
Một tật của mắt mà học sinh, sinh viên hay mắc phải?
Là bộ phận thứ 5 kể từ trong ra của mắt?
Xin chân thành cảm ơn thầy cô
và các em học sinh!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Mậu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)