Bài 31. Mắt

Chia sẻ bởi Mai Hồng Hạnh | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Mắt thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA
NHÓM SAO HỎA
Bài 31:
MẮT
MẮT
IV. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Mắt cận và cách khắc phục
a) Đặc điểm
Hãy nêu đặc điểm của mắt cận?
+ Mắt cận có:
- Tiêu điểm F´nằm trước màng lưới: fmax= OF´< OV
- Khoảng cách OCV hữu hạn (mắt chỉ thấy vật ở gần).
Điểm CC gần mắt hơn bình thường.

MẮT
IV. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Mắt viễn và cách khắc phục
a) Đặc điểm
+ Mắt viễn có:
- Tiêu điểm F´nằm sau màng lưới: fmax= OF´ > OV
- Nhìn vật ở vô cực mắt đã phải điều tiết (giảm tiêu cự).
- Điểm CC xa mắt hơn bình thường.
MẮT
IV. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Mắt viễn và cách khắc phục
b) Khắc phục
MẮT
IV. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
3. Mắt lão và cách khắc phục
a) Đặc điểm
MẮT
IV. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
3. Mắt lão và cách khắc phục
b) Khắc phục
MẮT
MỘT SỐ BỆNH VỀ MẮT
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc.
Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là : đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.
Đau mắt đỏ
Phòng bệnh đau mắt đỏ
Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan Đau mắt đỏ. Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:
- Không dụi mắt bằng tay.
- Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng. 
- Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.
- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính ở vùng chân lông mi do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Vị trí lẹo mọc thường sát với bờ mi nên dễ nhận biết nếu bạn thấy mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau nhức. Và tại vị trí đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo có thể kèm theo mủ.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, tình trạng viêm bờ mi nếu không được xử lý triệt để cũng có thể là một trong những nguyên nhân mắt bị lên lẹo.
LẸO MẮT
CÁCH CHỮA LẸO MẮT
– Chườm khăn ấm:
Việc duy nhất bạn cầm làm là dùng một chiếc khăn sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm hoặc nước muối loãng ấm để giảm viêm, sau khi bạn đã nhắm mắt hãy đặt miếng khăn sạch lên trên và đợi cho đến khi nguội thì bỏ ra. Với cách này, chỉ cần 5 -10 phút sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
– Mẹo chữa lẹo mắt tại nhà đơn giản được lưu truyền trong dân gian:
+ Chuẩn bị 30 g cúc hoa, 30 g bồ công anh, 10 g kim ngân hoa cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa chắt lấy 2 bát nước, chia đều uống làm 3 lần trong ngày.
+ Rửa sạch lá trầu không giã nhỏ đun nóng đổ ra cốc nước nhỏ đưa miệng cốc đến gần vùng mắt bị lẹo hơ qua trong vài giây để giảm sưng tấy và đau nhức cho người bệnh.
+ Luộc chín 1 quả trứng gà sau đó bọc trong khăn mỏng lăn nhẹ qua vùng mắt bị lên lẹo khoảng 5 phút. Cứ áp dụng liên tục động tác cho đến khi triệu chứng ngứa rát dịu hẳn. Bạn lưu ý, khi thực hiện cách chữa mắt lên lẹo đơn giản này phải để trứng nguội vừa phải, tránh gây bỏng rát lên vùng da đang bị tổn thương.
CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)