Bài 31. Mắt

Chia sẻ bởi Đồng Hương Giang | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Mắt thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC EM
Kiểm Tra Bài Cũ
Câu 1:Thế nào là sự điều tiết của mắt?
Câu 2:Điểm cực cận và điểm cực viễn là gì?vị trí cực cận và cực viễn của mắt bình thường có giá trị như thế nào?
Sơ lược về sự điều tiết của mắt
D=
Kiểm Tra Bài Cũ
Câu 1:Thế nào là sự điều tiết của mắt?
Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới.
D=
+ Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất (fmax, Dmin).
+ Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất (fmin, Dmax).
=>Khi không điều tiết tiêu điểm F’ của TKM nằm trên điểm vàng = OV
b, Điểm cực viễn ở xa vô cùng.
CV
a, Điểm cực cận cách mắt cỡ 25 cm.
Cc
Câu 2:Điểm cực cận và điểm cực viễn là gì?vị trí cực cận và cực viễn của mắt bình thường có giá trị như thế nào?
+ Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn CV. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rỏ
+ Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận CC. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rỏ.
Bài 31:MẮT (Tiết 2)
I. Cấu tạo quang học của mắt
II. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận.
1. Góc trông
B
A
A’
>
>
α
-Góc trông đoạn AB: là góc α tạo bởi 2 tia sáng xuất phát từ 2 điểm A, B tới mắt.
-Góc trông càng lớn ảnh càng lớn
B
B’
2. Năng suất phân li
Góc trông nhỏ nhất  = min giữa hai điểm để mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó gọi là năng suất phân li của mắt. Khi đó, ảnh của 2 điểm đầu và cuối của vật được tạo ra ở hai tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau.
Mắt bình thường  = min = 1’
IV. Hiện tượng lưu ảnh của mắt
-Cảm nhận do tác động của ánh sáng lên tế bào màng lưới tiếp tục tồn khoảng 0,1s sau khi ánh sáng kích thích đã tắt, nên người quan sát vẫn còn “thấy” vật trong khoảng thời gian này. Đó là hiện tượng lưu ảnh của mắt.
-Hiện tượng này được ứng dụng trong điện ảnh. Khi chiếu phim, cứ sau 0,033 s hay 0,04 s ta lại chiếu một cảnh. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên người xem có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục.


V. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Mắt cận và cách khắc phục
a) Đặc điểm
F
F
Mắt bình thường
Mắt cận thị
Nhận xét tiêu cự thấu kính mắt của mắt cận thị so với mắt bình thường
Nêu các đặc điểm của mắt cận thị.
CV
Cc
Cc
CV
V. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Mắt cận và cách khắc phục
a) Đặc điểm
Độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới.
- fmax < OV.
- OCv hữu hạn.
- Cc ở rất gần mắt hơn bình thường.
V. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Mắt cận và cách khắc phục
a) Đặc điểm
F
F
Mắt bình thường
Mắt cận thị
CV
Cc
Cc
CV
b) Cách khắc phục
f = - OCV
O
Nêu cách khắc phục của mắt cận thị.
V. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Mắt cận và cách khắc phục
a) Đặc điểm
b) Cách khắc phục
- Đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rỏ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
Tiêu cự của thấu kính cần đeo (nếu coi kính đeo sát mắt) là : fk = - OCV.
- Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc
V. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Mắt viễn thị và cách khắc phục
a) Đặc điểm
F
F
Mắt bình thường
Mắt viễn thị
Nhận xét tiêu cự thấu kính mắt của mắt viễn thị so với mắt bình thường
Nêu các đặc điểm của mắt viễn thị.
Cc
Cc
CV
V. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Mắt viễn thị và cách khắc phục
a) Đặc điểm
- Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới.
- fmax > OV.
- Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.
- Cc ở rất xa mắt hơn bình thường.
b) Cách khắc phục
Đeo một thấu kính hội tụ có tụ số thích hợp để:
- Hoặc nhìn rỏ các vật ở xa mà không phải điều tiết mắt.
- Hoặc nhìn rỏ được vật ở gần như mắt bình thường (ảnh ảo của điểm gần nhất muốn quan sát qua thấu kính hiện ra ở điểm cực cận của mắt).
- Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc
V. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
3. Mắt lão và cách khắc phục
+ Khi tuổi cao khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh cứng hơn nên điểm cực cận CC dời xa mắt.
+ Để khắc phục tật lão thị, phải đeo kính hội tụ tương tự như người viễn thị.
Vận dụng
Câu 1: Mắt bị viễn thị là mắt:
A. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước màng lưới
B. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm sau màng lưới
C. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên màng lưới
D. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước màng lưới
Vận dụng
A. Mắt cận
B. Mắt viễn
C. Mắt lão
D. Mắt bình thường
Câu 2: Một người khi không đeo kính có khoảng nhìn rõ từ 10cm - 100cm. Mắt người đó là mắt:
Vận dụng
Câu 3: Để khắc phục cho người bị mắt cận thị thì cần phải đeo kính gì:
A. Kính hội tụ
B. Kính phân kì
C. Cả kính hội tụ và kính phân kì
Vận dụng
Câu 4: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết
D. 2dp
A. 0,5dp
B. –2dp
C. –0,5dp

fK = - OCV = - 50cm = - 0,5m.

= - 2(dp).
OCV = 50cm
Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng, hiện các bệnh lứa tuổi học đường thường mắc hiện nay là tật khúc xạ (nhiều nhất là tật cận thị),
Tật khúc xạ trong đó có cận thị là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở Việt Nam hiện nay.
Báo cáo của Cục Y tế Dự phòng cho thấy, thông qua khám sức khỏe định kỳ, trong các trường học, trung bình mỗi năm đã phát hiện khoảng 700.000 học sinh mắc tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị.
Được biết, tật khúc xạ trong đó có cận thị là một trong các nguyên nhân hàng đầu, chỉ sau bệnh đục thể thủy tinh, gây giảm thị lực ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với những người trẻ tuổi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đồng Hương Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)