Bài 31. Kiểm tra Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Hoàng Anh Dũng |
Ngày 17/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Kiểm tra Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Câu 1: 4 điểm
Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Câu 2: 4 điểm
“Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều,
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng,
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng...
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên
Câu 3: 12 điểm
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
—————————— Hết ——————————
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7
Câu 1 (3 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn.
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục … cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Câu 2 ( 5 điểm)
* Mở bài: Giới thiệu về khổ thơ và nêu cảm nhận chung của mình (0.25 điểm)
* Thân bài:
- Khổ thơ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom , bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp một cách lạ kỳ. (1 điểm)
- Càng qua thử thách, sức sống của dân tộc càng mãnh liệt, càng tỏ ngời vẻ đẹp (0.5 điểm)
- Hình ảnh so sánh (Tổ quốc – Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị mà ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng như là mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản ….. (1 điểm)
* Kết bài: (0.25 điểm) Cảm nghĩ chung về khổ thơ.
B- Thân bài (8 điểm)
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
ĐÁP ÁN
+ Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ . Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ.
+ Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây
Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Câu 2: 4 điểm
“Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều,
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng,
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng...
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên
Câu 3: 12 điểm
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
—————————— Hết ——————————
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7
Câu 1 (3 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn.
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục … cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Câu 2 ( 5 điểm)
* Mở bài: Giới thiệu về khổ thơ và nêu cảm nhận chung của mình (0.25 điểm)
* Thân bài:
- Khổ thơ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom , bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp một cách lạ kỳ. (1 điểm)
- Càng qua thử thách, sức sống của dân tộc càng mãnh liệt, càng tỏ ngời vẻ đẹp (0.5 điểm)
- Hình ảnh so sánh (Tổ quốc – Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị mà ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng như là mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản ….. (1 điểm)
* Kết bài: (0.25 điểm) Cảm nghĩ chung về khổ thơ.
B- Thân bài (8 điểm)
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
ĐÁP ÁN
+ Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ . Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ.
+ Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Anh Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)