Bài 31. Không khí có những tính chất gì?

Chia sẻ bởi Tân Mạnh Luu | Ngày 10/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Không khí có những tính chất gì? thuộc Khoa học 4

Nội dung tài liệu:

Khoa học, lớp 4

Bài 31: Không khí có những tính chất gì?
Nhóm các câu hỏi:
Không khí có mầu, có mùi, có vị không ?
Không khí có hình dạng nào ?
Không khí có bị nén lại và bị giãn ra không ?
Không khí có khối lượng không ?
Dự kiến một số cách làm thí nghiệm của hs
*Để trả lời câu hỏi Không khí có màu, có mùi, có vị không?, có thể sử dụng các thí nghiệm:
Sử dụng 1 cốc thủy tinh rỗng. HS tiến hành sờ, ngửi, quan sát phần rỗng của cốc, HS có thể dùng thìa múc không khí trong li để nếm. HS kết luận: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi và không có vị. GV có thể xịt nước hoa hoặc rẩy dầu gió vào không khí để HS hiểu các mùi thơm ấy không phải là mùi của không khí.
*Để trả lời câu hỏi Không khí có hình dạng nào?, có thể sử dụng các thí nghiệm:
HS thổi căng các quả bóng bay với những hình dạng khác nhau (tròn, dài ...).
Cũng có thể: vặn quả bóng bay (quả bóng dài) thành các hình dạng khác nhau,
*Để trả lời câu hỏi Không khí có bị nén lại và giãn ra không?, có thể sử dụng các thí nghiệm:
Sử dụng chiếc bơm tiêm. Bịt kín đầu dưới của bơm tiêm bằng 1 ngón tay. Nhấc bittông lên để không khí tràn vào đầy thân bơm. Dùng tay ấn đầu trên của chiếc bơm, bittông của chiếc bơm tiêm sẽ đi xuống, thả tay ra, bittông sẽ di chuyển về vị trí ban đầu. Kết luận: Không khí có thể bị nén lại hoặc bị giãn ra.
Sử dụng chiếc bơm để bơm căng 1 quả bóng. Kết luận: Không khí bị nén lại và bị giãn ra.
*Để trả lời câu hỏi Không khí có hình dạng nào?, có thể sử dụng các thí nghiệm:
Phát cho các nhóm các bình nhựa với các hình dạng, kích thước khác nhau, yêu cầu HS lấy không khí ở 1 số nơi như sân trường, lớp học, trong tủ ... HS kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định.
GV có thể cho HS tiến hành các thí nghiệm tương tự với các cái li có hình dạng khác nhau hoặc với các túi ni lông to nhỏ khác nhau.
*Để trả lời câu hỏi Không khí có khối lượng không?, có thể sử dụng thí nghiệm:
Dùng một thanh, buộc giây treo giữa thanh để làm thành một chiếc cân đòn, một bên treo vỏ một quả bóng, bên kia treo quả bóng khác nhưng đã được bơm căng. Kết quả cho thấy bên quả bóng được bơm căng nặng hơn. Kết luận: Không khí có khối lượng (mặc dù rất nhẹ).
Khoa học, lớp 4

Bài 42: Sự lan truyền âm thanh
Nhóm các câu hỏi
Âm thanh có truyền được qua không khí không?
Âm thanh có truyền được qua chất lỏng không?
Âm thanh có truyền được qua chất rắn không?
Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn?
Dự kiến một số cách làm thí nghiệm của hs
* Với nội dung tìm hiểu âm thanh được lan truyền thế nào có thể sử dụng các thí nghiệm:
Đặt phía dưới trống 1 cái ống bơ (mặt trống song song với tấm ni lông, khoảng cách 5-10cm), miệng ống được bọc ni lông và trên có rắc ít vụn giấy. Gõ trống và quan sát các vụn giấy. Có thể rút ra kết luận: mặt trống rung làm không khí gần đó rung động, làm cho tấm ni lông rung động, làm các các vụn giấy rung động. Điều này cũng chứng tỏ: âm thanh truyền được qua không khí.
* Với nội dung tìm hiểu âm thanh có truyền được qua chất lỏng, chất rắn không ?
Đặt một chiếc đồng hồ chuông đang kêu (hoặc 1 chiếc điện thoại di động đang đổ chuông) vào một túi ni lông, buộc chặt túi lại rồi thả vào chậu nước. Áp một tai vào thành chậu, tai kia bịt lại. HS sẽ nghe được âm thanh của tiếng chuông truyền qua thành chậu, qua nước.
Áp một tai xuống bàn, bịt tai kia lại, sau đó gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn sẽ nghe được âm thanh. Hoặc áp tai xuống đất nghe tiếng giày của người bước từ xa.
Trò chơi “Điện thoại dây” để giúp HS biết được âm thanh truyền được qua vật rắn (dây).
*Với nội dung âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn
Làm thí nghiệm gõ trống như ở thí nghiệm tìm hiểu âm thanh có truyền được qua không khí hay không? Gõ trống gần ống có bọc ni lông thì rung động của các vụn giấy mạnh hơn, và rung động sẽ yếu dần đi khi đưa ống ra xa trống.
HS cũng có thể tìm các minh chứng cho âm thanh mạnh hơn khi ở gần nguồn âm hơn và ngược lại, chẳng hạn khi ở gần TV thì nghe rõ hơn; …
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tân Mạnh Luu
Dung lượng: 118,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)