Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

Chia sẻ bởi Võ Minh Tập | Ngày 10/05/2019 | 342

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 31
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP
CUỐI THẾ KỈ XVIII
Đây là bài trọng tâm của chương trình lịch sử thế giới cận đại. Học sinh cần hiểu được những yêu cầu sau:
- Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng lớn nhất, có ảnh hưởng nhiều đến tiến trình lịch sử thế giới.
- Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu đưa cách mạng đến thành công và “phát triển theo con đường đi lên” (C.Mác).
- Cách mạng Pháp có nhiều điểm tiến bộ, tích cực và những hạn chế của một cuộc cách mạng tư sản



I. TÌNH HÌNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
TÌNH HÌNH KINH TẾ
- Nông nghiệp :
kém phát triển
Công thương nghiệp, ngoại thương
phát triển.
Song bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến.

2.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI
-Chính trị:
Theo thể chế quân chủ chuyên chế (Vua Lu-I XVI)

Vua Lu-I XVI
Hoàng hậu Antoinette
-Xã hội:(phân chia thành ba đẳng cấp)
Quý tộc
Tăng lữ
Đẳng cấp ba
Có mọi đặc quyền, đặc lợi
Không phải đóng thuế
-Không có quyền lợi
-Phải đóng thuế
-Nông dân
-Dân nghèo thành thị
-Tư sản
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ dẫn đến hậu quả gì?
Kinh tế suy yếu
Kìm hãm xã hội phát triển
Xã hội mâu thuẫn, bùng nổ đấu tranh chống phong kiến
3.Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:
Thế kỉ XVIII ở châu Âu
Thế kỉ Ánh sáng
?
Tại sao gọi là Thế kỉ Ánh sáng?
-Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà tư tưởng tiến bộ, lên án chế độ quân chủ chuyên chế, đả kích Giáo hội Kitô
-Họ muốn dùng “Ánh sáng” để quét sạch bóng tối phong kiến, “khai sáng” cho nhân dân
Có nhiều nhà tư tưởng tiến bộ:
S.Mông-te-xki-ơ,
Vôn-te,
G.G.Ru-xô,…
-Lên án chế độ phong kiến
-Đả kích Giáo hội Thiên chúa
-Dọn đường cho một cuộc cách mạng xã hội
II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
CÁCH MẠNG BÙNG NỔ. NỀN QUÂN CHỦ LẬP HIẾN.
TƯ SẢN CÔNG THƯƠNG CẦM QUYỂN. NỀN CỘNG HÒA THÀNH LẬP.
NỀN CHUYÊN CHÍNH GIA-CÔ-BANH-ĐỈNH CAO CÁCH MẠNG.
THỜI KÌ THOÁI TRÀO.
TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA.
1 CÁCH MẠNG BÙNG NỔ. NỀN QUÂN CHỦ LẬP HIẾN(1789-1792).
a).Nguyên nhân:
Khủng hoảng tài chính
5-5-1789, Hội nghị ba đẳng cấp được triệu tập tại cung điện Véc-xai.
Hội nghị 3 đẳng cấp: 1200 ĐB = 300 (ĐC 1) + 300 (ĐC 2) + 600 (ĐC 3)
Hội nghị 3 đẳng cấp: 1200 ĐB = 300 (ĐC 1) + 300 (ĐC 2) + 600 (ĐC 3)
- Ngày 17/6/1789 đại biểu đẳng cấp 3 tự tuyên bố là Quốc Hội là cơ quan duy nhất thông qua đạo luật tài chính

- Nhà vua và quý tộc phản ứng,
chuẩn bị tấn công đẳng cấp ba.
b)Diễn biến:
Ngày 14-07-1789 quần chúng nhân dân tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và chiếm ngục Baxti.
Cách mạng bùng nổ
[ Ngày 14-07 là ngày Quốc Khánh của nước Cộng Hòa Pháp ].

Sự kiện ngày 14/7 kéo theo cuộc cách mạng đô thị .
Chính quyền mới nằm trong tay đại tư sản tài chính( phái lập hiến) được thiết lập.
- Cuối tháng , Quốc hội thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền

 Văn kiện mang tính chất cương lĩnh của xã hội mới
TỰ DO
BÌNH ĐẲNG
BÁC ÁI
- Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển
- 9.1791 : Đại tư sản công bố hiến pháp mới thiết lập nền quân chủ lập hiến và bầu quốc hội lập pháp
Vua Lu-I XVI tìm cách chống phá
Tháng 4/1792 chiến tranh giữa Pháp và Áo- Phổ bùng nổ.
11/7/1792 Quốc hội tuyên bố “tổ quốc lâm nguy”  cách mạng phát triển sang giai đoạn mới.
Claude Joseph Rouget de Lisle sáng tác bài La Marseillaise kêu gọi nhân dân bảo vệ tổ quốc
CỦNG CỐ:
Câu 1: Nối cột A với cột B
Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Pháp.
Câu 3: ý nghĩa sự kiện ngày 14/07/1789.
2. TƯ SẢN CÔNG THƯƠNG CẦM QUYỀN. NỀN CỘNG HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP
(1792-1793)
10.8.1792 : Nhân dân Paris khởi nghĩa bắt giam vua và hoàng hậu . Cách mạng chuyển sang một giai đoạn mới
Quốc hội mới ( Quốc Ước ) ra đời với chế độ phổ thông đầu phiếu đưa phái tư sản công thương lên cầm quyền
21.9.1792 , sau chiến thắng Valmy , nền cộng hoà thứ I được thành lập
- Ngày 21. 1 . 1793 : Vua Louis XVI bị xử tử
D?u nam 1793 : C�ch m?ng Ph�p l�m v�o tình tr?ng kh?ng ho?ng ( th� trong gi?c ngồi )
Tư sản công thương lại không có chính sách cụ thể nên 31.5.1793 , nhân dân Paris khởi nghĩa đưa phái Jacobin lên cầm quyền

3. NỀN CHUYÊN CHÍNH GIACOBANH-ĐỈNH CAO CỦA CÁCH MẠNG (1793-1794)
MAXIMILIEN ROBESPIER
- Phái Jacobins ( tư sản hạng vừa và nhỏ ) đứng đầu là Robespier đã có những chính sách :
Đối nội :
Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Xoá bỏ hoàn toàn các đặc quyền phong kiến
Ban hành luật giá tối đa , luật xử tội những người tình nghi
Đối ngoại
Ban hành lệnh tổng động viên để chống ngoại xâm
Những chính sách trên đã có kết quả tốt . Trong thu- đông 1793 – 1794 : thù trong giặc ngoài bị đẩy lùi
 Cách mạng đạt đến đỉnh cao
Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc những chính sách trên không còn phù hợp , phái Jacobin không có chính sách cụ thể


- 27.7.1794 Tu s?n Themidor d?o ch�nh
4. THỜI K Ì THOÁI TRÀO (1794-1799)
Tư sản Themidor lên cầm quyền đã bãi bỏ luật giá tối đa , tái lập tự do buôn bán và đàn áp phong trào cách mạng

Nước Pháp rối loạn
Lợi dụng tình hình trên , 9.11.1799 , Napoleon đảo chánh thiết lập đế chế I . Cách mạng Pháp kết thúc
III. Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
1 – Tính chất :
Là một cuộc CMTS triệt để , những nhiệm vụ chủ yếu của Cách mạng.
2 – Ý nghĩa
M đều được giải quyết:
 • CMTS Pháp đã mở ra một thời kỳ thắng lợi và cũng cố CNTB ở Châu Au và Châu Mỹ.
• Là cuộc CMTS có ảnh hưởng sâu rộng và có ý nghĩa quốc tế lớn lao.
=> Lênin gọi cách mạng Pháp là “Đại cách mạng
 
“ Hãy lấy Đại cách mạng Pháp làm thí dụ - Người ta gọi đó là cuộc Đại cách mạng thật là xứng đáng. Nó đã làm bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, giai cấp mà nó phục vụ, giai cấp tư sản, đến nỗi toàn bộ thế kỷ XIX, cái thế kỷ đem lại văn minh và văn hoá cho toàn thể nhân loại đã trôi qua dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp”
(V.I.Lênin)
-Cách mạng nổ ra và thắng lợi
-Hạn chế quyền vua
- Xoá bỏ đẳng cấp
- Xóa bỏ chế độ quân chủ
- Thành lập chế độ cộng hòa
-Nền chuyên chính Giacôbanh
- Xóa bỏ mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân
14/7/1789
10/8/1792
2/6/1793
27/7/1794
CỦNG CỐ
Sơ đồ thể hiện sự đi lên của cách mạng Pháp 1789:
Thoái trào
cách mạng
Các chính quyền của cách mạng Pháp ?
Quốc hội lập
hiến (6 - 1789)
Quân chủ
Lập hiến
9-1791
Chế độ
Đốc Chính
7- 1794
Đế chế
Thứ nhất
1804
Chính quyền
Giacôbanh
6-1793
Phái Gi-rông-đanh
2-1792
Độc tài
Quân sự
11- 1799
Quân chủ
1815
Tình hình nông nghiệp nước Pháp trước 1789
Tình hình công thương nghiệp
Đẳng cấp?
Những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ phong kiến, do luật pháp hoặc tục lệ quy định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau.
Giai cấp?
Tập đoàn người trong xã hội, khác nhau về địa vị, vai trò trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định, về hưởng thụ của cải tuỳ theo địa vị chiếm hữu hay không chiếm hữu tư liệu sản xuất.
Tình cảnh nông dân Pháp
Quí tộc phong kiến
Tăng lữ
Nông dân
Tình cảnh đẳng cấp thứ 3 trong xã hội Pháp
Nộp cho lãnh chúa
Nộp cho nhà thờ
Phần còn lại của nông dân
Nộp cho nhà nước phong kiến
50%
25%
10%
15%
THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1789
S.Mông-te-xki-ơ
(1689-1755)
Kêu gọi thiết lập chế độ quân chủ lập hiến với tam quyền phân lập :
- Lập pháp
- Hành pháp
- Tư pháp.
- Xây dựng chính quyền quân chủ do một ông vua sáng suốt đứng đầu.
- Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và quyền tư hữu.
Vôn-te (1694-1778)
- Xây dựng chế độ cộng hòa.
- Phản đối chế độ tư hữu lớn nhưng lại duy trì chế độ
tư hữu nhỏ.
G.G. Ru-xô (1712-1778)
Cung điện Véc-xai
BÊN TRONG NGỤC BASTILE
PHÁ NGỤC BASTILLE
Môngtexkiơ (1689-1755)
Môngtexkiơ - nhà văn và đại biểu triết học ánh sáng Pháp.
Môngtexkiơ xuất thân gia đình quý tộc áo dài ở địa phương, bản thân làm thẩm phán ở tòa án Boocđô. Ông đã viết nhiều tác phẩm, một số tác phẩm chính là Những bức thư Ba Tư (1721), Tinh thần pháp luật (1748)
Môngtexkiơ phê phán nền quân chủ chuyên chế và tán thành chế độ quân chủ lập hiến. Trong cuốn sách nhỏ Những bức thư Ba Tư, dưới hình thức những bức thư của hai người Ba Tư viếng thăm Pari viết cho bạn bè, ông châm biếm những phong tục và thể chế của xã hội phong kiến Pháp thời "Vua mặt trời" Lui XIV.
Trong cuốn Tinh thần pháp luật, Môngtexkiơ đã phân tích một cách hệ thống và chi tiết những hình thức chính quyền, những điều kiện và nguyên tắc của chúng. Ông cho rằng một quốc gia muốn có quy củ, phải có hiến pháp và phải xác định ba quyền riêng biệt và độc lập với nhau: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Lý luận của Môngtexkiơ không nhằm lật đổ chế độ quân chủ hiện hành bằng cách mạng, mà chỉ nhằm hạn chế quyền hành của nhà vua và mở rộng quyền hạn của giai cấp tư sản trong việc tham gia vào công việc quản lý nhà nước. Học thuyết ba quyền phân lập của Môngtexkiơ đã có ảnh hưởng đến các nhà cách mạng tư sản Pháp ở thế kỷ XVIII trong khi soạn thảo hiến pháp
Ruxô (1712-1778)
Giăng - Giắc Ruxô (Jean - Jacques Rousseau) - nhà văn, nhà triết học gốc Thụy Sĩ, người phát ngôn của nền dân chủ tiểu tư sản trong triết học ánh sáng Pháp.
Ruxô là con một người thợ đồng hồ Thụy Sĩ, sinh ở Giơnevơ. Thời niên thiếu ông đã sống cuộc đời cực nhọc, phải tự kiếm sống bằng nhiều nghề và tự học để bồi dưỡng kiến thức.
Tác phẩm nổi tiếng của Ruxô là cuốn Khế ước xã hội. Theo Ruxô, thì xã hội và nhà nước sinh ra do sự thỏa thuận giữa các cá nhân, vì lợi ích chung. Trong bản Khế ước xã hội đó, mỗi người chịu từ bỏ một phần chủ quyền của mình để giao cho những đại biểu do mình bầu ra. Những người đại biểu này cai trị theo danh nghĩa của những người bầu ra họ. Vì thế chủ quyền không thể thuộc về một cá nhân (vua chúa), mà là của nhân dân. Học thuyết về chủ quyền của nhân dân đã là cơ sở cho chế độ cộng hòa dân chủ của những người tư hữu nhỏ.
Ruxô khẳng định chế độ tư hữu lớn gây ra sự bất bình đẳng xã hội và sự áp bức của người giàu đối với người nghèo, người mạnh đối với người yếu, do đó cần phải hạn chế chế độ tư hữu lớn và bảo vệ những người tư hữu nhỏ. Tư tưởng của Ruxô phản ánh tâm trạng của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và của quần chúng nông dân muốn thủ tiêu chế độ phong kiến, nhưng lại sợ những tai họa của chủ nghĩa tư bản và mơ ước ngây thơ rằng có thể tránh được những tai họa đó bằng cách hạn chế chế độ tư hữu lớn, duy trì chế độ tư hữu nhỏ.
Học thuyết của Ruxô có ảnh hưởng lớn trong cách mạng tư sản Pháp, nhất là đối với phái Giacôbanh.
Vônte (1694-1778)
Vônte (Voltaire) - nhà sĩ, thi sĩ, kịch sĩ, sử gia, triết gia và đại biểu xuất sắc của triết học ánh sáng Pháp.
Vônte, tên chính là Phơrăngxoa Mari Aruê (Francois Maria Arouet), là con một viên chưởng khế ở Pari. Hồi trẻ, Vônte học trường Đại học luật Pari, rồi làm việc ở tòa án. Nhưng sau vì thích hoạt động văn học ông bỏ nghề luật chuyển sang nghề văn. Ông sáng tác nhiều thơ ca, truyện ngắn, sử thi, những khảo luận lịch sử và triết học.
Năm 22 tuổi, vì sáng tác những bài thơ châm biếm có tính chất chống lại vị Nhiếp chính của triều đình, ông bị tống giam vào ngục Baxti, sau bị trục xuất khỏi nước Pháp, sang sống ở nước Anh 4 năm. Khi trở về Pháp, Vônte đã cho xuất bản tập Những bức thư triết học nổi tiếng (1734). Trong cuốn cách này, Vônte đả kích sự chuyên quyền của giáo hội, chính sách ngu dân và những tục lệ phong kiến lạc hậu của nước Pháp. Cuốn sách bị giáo hội thiêu hủy và tác giả phải trốn ra nước ngoài để khỏi bị đàn áp.
Về mặt chính trị, Vônte tuy chống lại sự độc đoán của chính quyền chuyên chế, nhưng lại không muốn lật đổ chế độ quân chủ, xóa bỏ chế độ tư hữu, mà chủ trương thực hiện nền "chuyên chế sáng suốt", đặt hy vọng vào những vị vua sáng suốt thấm nhuần triết học.
Đối với nhân dân, một mặt ông bảo vệ tích cực những người bị áp bức, những nạn nhân của sự chuyên quyền độc đoán, nhưng mặt khác ông lại kinh thị nhân dân, không đồng ý bạo động. Ông đã kích kịch liệt giáo hội Thiên chúa giáo, đòi hỏi tự do tín ngưỡng, nhưng ông lại cho rằng tôn giáo "vẫn có ích" đối với tầng lớp bình dân và tuyên bố: "Nếu không có Thượng đế thì phải tạo ra Thượng Đế".
Vônte đã có một vai trò to lớn trong việc truyền bá tư tưởng ánh sáng và có ảnh hưởng cách mạng mạnh mẽ đối với những phần tử tư sản tiên tiến trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Rôbexpie (1758-1794)
Maximiliêng đơ Rôbexpie (Maximilien de Robespierre) - nhà cách mạng tư sản cánh tả trong Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794), người lãnh đạo chủ chốt của phái Giacôbanh, phái đã đưa cuộc cách mạng tư sản Pháp lên đỉnh cao nhất.
Rôbexpie là luật sư ở Arat (miền Bắc nước Pháp), nổi tiếng về tinh thần cách mạng ngoan cường và đức tính chính trực, liêm khiết (người ta gọi ông là "Người không thể mua chuộc").
Năm 1789, Rôbexpie được bầu vào Hội nghị ba đẳng cấp. Sau Hội nghị ba đẳng cấp chuyển thành Quốc hội. Trong Quốc hội, Rôbexpie đứng đầu cánh tả hay còn gọi là phái Núi, đấu tranh kiên quyết chống lại phái hữu để bảo vệ quyền lợi của bình dân và đòi đưa vua Lui XVI ra xét xử.
Cuộc khởi nghĩa ngày 31-5 và 2-6-1973, do nhân dân Pari tiến hành đưa phái Giacôbanh, đứng đầu là Rôbexpie, lên nắm chính quyền. Rôbexpie đã tiến hành nhiều chính sách cách mạng và thực hiện chính sách "khủng bố" để thúc đẩy cách mạng tiến lên. Quân đội cách mạng, dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh, đã liên tiếp đánh bại và đẩy lùi quân đội can thiệp của các nước châu Âu ra ngoài biên giới.
Nhưng rồi trong nội bộ phái Giacôbanh có sự phân hóa: một bộ phận giàu có lên muốn ngừng cuộc cách mạng lại, còn bộ phận những nghèo khổ (những người "không quấn chẽn") muốn thúc đẩy cách mạng tiến lên hơn nữa. Rôbexpie không đáp ứng đầy đủ quyền lợi cho quần chúng "không quần chẽn", cho nên nhiệt tình cách mạng của họ không được như trước nữa. Ngày 9 Técmiđo (tháng Nóng) năm II Cộng hòa (27/7/1794) bọn phản động và thái hóa trong quốc hội đã tấn công và bắt giam Rôbexpie. Sáng ngày 10 Tecmiđo (28-7-1794), Rôbexpie cùng các bạn chiến đấu của mình đã bị đưa lên máy chém không qua xét xử.
BÔNAPAC (NAPÔLÊÔNG) (1769 - 1821)
Napôlêông Bônapac (Napoleon Bonaparte) - nhà chỉ huy quân sự tài ba, hoàng đế nước Pháp, biệt hiệu là Napôlêông I.
Napôlêông Bônapac sinh ở đảo Coocxơ, một hòn đảo ở Địa Trung Hải, nằm giữa Pháp và Italia, thuộc thành phần gia đình quý tộc nghèo. Ông theo học ở Học viện quân sự Briênnơ (Pháp) đạt thành tích xuất sắc, nhất là về lĩnh vực toán học và điều khiển pháo. Năm 24 tuổi, ông được phong vượt cấp từ đại úy lên thiếu tướng, nhờ đã sử dụng pháo binh, đánh bại quân Anh, giải phóng Tulông (Nam Pháp).
Nhờ có tài tổ chức và lãnh đạo quân sự, Bônapac đã nhiều lần đánh bại liên quân phong kiến áo - Phổ - Nga được Anh hỗ trợ (trận chiến thắng oanh liệt nhất là trận Aoxteclit ngày 2-12-1805 đánh bại liên quân áo - Nga).
Lên ngôi hoàng đế năm 1804, Napôlêông I củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp và các vùng chiếm đóng (ban hành bộ dân luật, khuyến khích phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa...), mặt khác, tiếp tục cuộc chiến tranh với Anh và các quốc gia phong kiến châu Âu. Napôlêông I đã ban bố sắc lệnh về "phong tỏa lục địa" nhằm bao vây kinh tế Anh. Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Ban Nha (1808 - 1814) và nhất là cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại của nhân dân Nga (1812) đã làm phá sản mưu đồ thống trị toàn châu Âu của Napôlêông I.
Napôlêông bị bắt và đày ở đảo Enba (một đảo nhỏ nằm bên đảo Coocxơ và Italia) (4-1814). Năm sau, ông trốn về Pháp, khôi phục lại chính quyền, nhưng chỉ được có 100 ngày (từ 20-3 đến 22-6-1815). Trong trận đánh cuối cùng ở Oateclô (gần Brucxen, Bỉ), Napôlêông bị thua và bị đày ra đảo Xanh Êlen, ngoài khơi Đại Tây Dương và chết ở đó năm 1821.
Na-pô- lê- ông I
TRÂN TRỌNG CHÀO TẠM BIỆT!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Tập
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)