Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

Chia sẻ bởi Trần Quốc Đạt | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Cách mạng tư sản Pháp
cuối thế kỉ XVIII (tiết 1)


Đặng Thị Hiến

Hà Nội, 2006
Bài 31
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế, xã hội
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
II. Tiến trình của cách mạng
1.Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến


Nội dung chính của bài học:
Mục tiêu bài học:

Học sinh nêu được 3 nét nổi bật về mặt kinh tế, chính trị, xã hội Pháp.

Nêu được nội dung trào lưu triết học Ánh sáng.

Nêu được diễn biến cách mạng Pháp 1789 (5/5/1789 đến 11/7/1792).

Nêu được 4 chính sách của phái Lập hiến và nhận xét được mặt tích cực, hạn chế.
I. Nước Pháp trước cách mạng


1. Tình hình kinh tế, xã hội

a. Tình hình kinh tế

b. Tình hình chính trị

c. Tình hình xã hội
1. Tình hình kinh tế
Nông nghiệp


Công, thương nghiệp
Cuối thế kỉ XIX, Pháp vẫn là nước nông nghiệp:

Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

Trước cách mạng, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng suy sụp, đời sống nông dân khổ cực phải đi lang thang kiếm ăn, nạn đói liên tiếp xảy ra.
Nông nghiệp
Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng.

Công thương nghiệp
Đã có bước phát triển:

- Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim).

- Công nhân đông, sống tập trung.

- Buôn bán mở rộng với nhiều nước

Nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển.
b. Tình hình chính trị
Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.

Nhà vua và Hoàng gia sống xa hoa, lãng phí.

Chế độ quân chủ chuyên chế trở thành vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp.
Xã hội chia thành 3 đẳng cấp:
Tăng lữ: nắm đặc quyền.
Quý tộc: kinh tế, chính trị, xã hội.
Đẳng cấp thứ 3: gồm tư sản, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.
Mâu thuẫn gay gắt giữa 3 đẳng cấp.
Như vây, mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, chính trị, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc =>Nước Pháp ở đêm trước của cuộc cách mạng.
c.Tình hình xã hội
Sơ đồ cơ cấu xã hội nước Pháp:

Đẳng cấp
Quý tộc phong kiến
Đẳng cấp tăng lữ,
lớp trên
Đẳng cấp thứ ba
Nông dân
Dân nghèo
thành thị
Tư sản
(nhỏ, vừa, đại ts)
có đặc quyền, k phải
nộp thuế
Không có đặc quyền,
phải đóng mọi thứ thuế
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực
tư tưởng
Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu mở đường cho xã hội phát triển.

Xuất hiện trào lưu tư tưởng mới: “Triết học Ánh sáng” đại biểu ưu tú là: Môngtexkiơ, Vônte, Ruxô.

Trào lưu tư tưởng tiến bộ đã dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
II.Tiến trình cách mạng
1.Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

Bối cảnh cách mạng

Diễn biến cách mạng và nền quân chủ lập hiến
Bối cảnh cách mạng
- Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến ngày càng trở nên gay gắt.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Tài chính khủng hoảng trầm trọng.
+ Ngày 5/5/1789 vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp, để vay tiền và ban hành thuế mới nhưng bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.
+ Vua và quý tộc ráo riết chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ 3 bằng bạo lực.
Diễn biến cách mạng


- Quần chúng nông dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội Lập hiến)
14/7/1789 quần chúng phá ngục Baxti, mở đầu cho cách mạng Pháp.


Thể hiện tinh thần chiến đấu sôi sục, đoàn kết của quần chúng nhân dân => là sự kiện mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp
Hội nghị ba đẳng cấp
Tấn công ngục Baxti


Tấn công ngục Baxti
Nội dung của Quốc hội Lập hiến:
- Cuối tháng 8/1789 thông qua bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. => Đây là một sự tiến bộ to lớn, đã phá sự chuyên chế và đặc quyền phong kiến.

- Ban hành những chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển: bãi bỏ quy chế phường hội, tự do buôn bán…

- Tháng 9/1791, thông qua Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (26/8/1789)
Điều 1: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Điều 6: “… luật pháp phải là như nhất đối với tất cả mọi người khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Điều 17: “Quyền tư hữu là một quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng; không ai có thể bị tước bỏ quyền đó”

Xúi dục các lực lượng trong nước phản động.

Câu kết với các thế lực phong kiến bên ngoài.

Muốn khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến.
Vua Lu-i tìm cách chống phá cách mạng.
Vua Lu-i
4/1792, chiến tranh Pháp với liên minh Áo -Phổ bùng nổ.

11/7/1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang để bảo vệ đất nước.

Cách mạng Pháp chuyển sang một giai đoạn mới: phải chống cả phong kiến phản động trong nước và phong kiến nước ngoài.
Bài tập :
Chiến tranh Pháp và liên minh Pháp-Phổ.
Thông qua Hiến pháp.
Hội nghị ba đẳng cấp.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
Chiếm ngục Baxti.
Quốc hội tuyên bố tổ quốc lâm nguy.
a. 11/7/1792

b. 8/1789

c. 4/1792
d. 14/7/1789

e. 9/1791

f. 5/5/1789
Vấn đề chính của bài học:
Tình hình kinh tế, xã hội Pháp trước Cách mạng.
Trào lưu tư tưởng tiến bộ : “Triết học Ánh sáng”.
Bối cảnh bùng nổ cách mạng (gián tiếp, trực tiếp).
Diến biến cách mạng(14/7/1789 đến 11/7/1792).
Nội dung chính, đánh giá ý nghĩa và hạn chế của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyên.
Những mặt tích cực và hạn chế của các chính sách mà Quốc hội ban hành.
Bài tập về nhà:
Vẽ sơ đồ cơ cấu xã hội Pháp trước cách mạng.

Lập bảng trình bày diễn biến cách mạng 5/5/1789 đến 11/7/1792 với 3 tiêu chí (thời gian, sự kiện, kết quả).

Xin chân thành cảm ơn các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)