Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

Chia sẻ bởi Ninh Hạnh | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 31:
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
I. Nước Pháp trước cách mạng

1. Tình hình kinh tế, xã hội
Kinh tế:
Nông nghiệp:
Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu
Năng suất thấp
 Lạc hậu
Công thương nghiệp:
Máy móc được sử dụng nhiều
Xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân
Buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông
 Phát triển nhưng gặp sự cản trở của chế độ phong kiến
Tình hình nông nghiệp ở Pháp cuối thế kỉ XVIII
22 triệu người (90% dân số) sống bằng nghề nông
1/3 đất đai bị bỏ hoang
Nông dân phải nộp tiền cho nhiều thứ thuế: địa tô, tạp dịch, thuế thập phân…
Đất đai trong toàn quốc thuộc quyền sở hữu của nhà vua
Chế độ phong kiến ăn sâu vào nông thôn Pháp, yếu tố TBCN rất nhỏ bé
Nộp thuế cho lãnh chúa
Nộp thuế cho nhà thờ
Phần còn lại của nông dân
Nộp thuế cho nhà nước PK
50%
25%
10%
15%
THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1789
Sự phát triển công thương nghiệp ở Pháp
Nông dân bị bóc lột, không thể mua hàng tiêu dùng được
Chế độ phường hội với những quy chế ngặt nghèo của Nhà nước
Những bản hiệp ước kí với nước ngoài vì quyền lợi ích kỉ của giai cấp thống trị (hạ mức thuế với hàng hóa Anh)
Tình trạng riêng rẽ, tách biệt của các tỉnh với chế độ thếu khóa, đo lường khác nhau
Marseille thế kỉ XVI
Paris thế kỉ XVII

Chế độ phong kiến lỗi thời kìm hãm sự phát triển của kinh tế TBCN
I. Nước Pháp trước cách mạng

Tình hình kinh tế, xã hội
b. Chính trị:
Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (vua Lu-i XVI đứng đầu)
c. Xã hội:
Hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi
Không phải nộp thuế
Giữ chức vụ cao
Chịu mọi thứ thuế
Không có quyền lợi chính trị
Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa đẳng cấp thứ 3 với 2 đẳng cấp tăng lữ, quý tộc
Vua Lu-i XVI

Vua là 1 con người phì nộn, lười biếng, độc đoán và bất tài.
Coi ý muốn của mình là luật pháp và quyền lực của mình do Trời ban để trị nước
Sống trong cung điện Versailles với 2 vạn người chuyên phục vụ cho hoàng gia.
Triều đình và vua hàng năm tiêu phí 1/12 ngân sách quốc gia
Mông-te-xki-ơ (1689-1755)
Tác phẩm: “Về tinh thần của luật pháp”, "Những bức thư Ba Tư
Vôn-te
(1694-1778)
Rút-xô
(1712-1778)
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
- Phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Kitô giáo;
- Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ


II. Tiến trình cách mạng
Nguyên nhân của cách mạng
Nguyên nhân sâu xa:
Mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng trong lòng chế độ phong kiến.
b. Nguyên nhân trực tiếp
5/5/1789, vua Lu-I XVI triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp để vay tiền và ban hành thuế mới nhưng bị đẳng cấp thứ 3 phản đối
Vua, quý tộc ráo riết chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ 3
Hội nghị 3 đẳng cấp
270 quý tộc, 300 tăng lữ, 600 đẳng cấp thứ 3
II. Tiến trình cách mạng
14/7/1789: quần chúng phá ngục Ba-xti. Cách mạng bùng nổ
Chính quyền mới được thành lập nằm trong tay đại tư sản tài chính
+ 8/1789: Thông qua “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”
+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển
+ 9/1791: Thông qua Hiến pháp xác lập nền Quân chủ lập hiến
- 4/1792, chiến tranh giữa Pháp và liên quân Áo – Phổ bùng nổ
10/8/1792, chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương – Phái Girôngđanh
+ 21/9/1792, phế truất nhà vua, thiết lập nền Cộng hòa thứ nhất
+ 21/1/1793, Lu-i XVI bị xử chém vì tội phản quốc
2/6/1793, chính quyền chuyển sang tay phái Giacôbanh
Chính quyền Giacôbanh đứng đầu là luật sư Rô-be-spie
+ Đạo luật 3/6/1793, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
+ 6/1793, thông qua Hiến pháp mới thành lập nền cộng hòa
+ 23/8/1793, Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”
- 27/7/1794, chính quyền rơi vào tay phản cách mạng, chấm dứt giai đoạn phát triển đi lên của cách mạng
Phá ngục Ba-xti
1 nhà tù lâu đời và kiên cố, cao 23m, tường dày 1.6m – 1.8m, có 8 ngục tối ở dưới đất để giam người chung với rắn rết


“…Ngày 14/7/1789 đã được vĩnh viễn ghi vào lịch sử vinh quang của nhân dân Pháp, trở thành ngày quốc khánh của dân tộc Pháp đã làm rung chuyển toàn bộ cơ cấu chính quyền phong kiến trong cả nước và có tiếng vang mạnh mẽ tới châu Âu và châu Mĩ”
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
Điều 1: Mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi
Điều 2: … Luật pháp phải là như nhất đối với tất cả mọi người khi bảo vệ cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật
Điều 17: Quyền tư hữu là một quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể bị tước bỏ quyền đó.
Rouget de Lisle hát bài ca Marseillaise lần đầu tiên tại nhà của Dietrich - thị trưởng thành phố Strasbourg
Xử tử vua Lu-i XVI
Rô-be-spie bị xử tử
4. Thời kì thoái trào
27/7/1794, tư sản phản động đảo chính, lật đổ phái Gia-cô-banh thành lập UB Đốc chính
11/1799, Na-pô-lê-ông Bô-na-pác đảo chính, thiết lập nền độc tài quân sự
Năm 1804, Na-pô-lê-ông lên ngôi hoàng đế, thành lập Đế chế I
Năm 1815, Na-pô-lê-ông bại trận, nền quân chủ được phục hồi
III. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Là cuộc CMTS điển hình:
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và tàn dư phong kiến
Giải quyết vấn đề dân chủ; ruộng đất cho nông dân
Hình thành thị trường dân chủ thống nhất, mở đường cho CNTB phát triển
Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố CNTB trên thế giới
Giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng ND quyết định tiến trình phát triển của cách mạng


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ninh Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)