Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

Chia sẻ bởi Đinh Đức Đại | Ngày 10/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 39 - Bài 31.

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

Bản đồ
nước Pháp
năm 1789
1. Tình hình kinh t?, x� h?i
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
I. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
2. Cu?c d?u tranh tr�n linh v?c tu tu?ng
II. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG.
Nhóm 1. Nêu mốc thời gian, sự kiện chính trong thời kỳ thống trị của tư sản tài chính?
Nhóm 2. Nêu mốc thời gian, sự kiện tiêu biểu của giai đoạn Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập?
Nhóm 3.Nêu mốc thời gian, sự kiện chính của giai đoạn nền chuyên chính Gia cô banh – đỉnh cao của cách mạng?
Nhóm 4. Nêu mốc thời gian, sự kiện thời kỳ thoái trào của cách mạng?
III. Ý NGHĨA CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
* Ở Pháp: Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, công cụ và phương thức canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực. Thủ công nghiệp bị quy chế phường hội phong kiến ràng buộc. Công nghiệp dệt, luyện kim xuất hiện một số cơ sở công nghiệp sử dụng máy móc nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở. Ngoại thương phát triển mạnh nhưng nội thương bị kìm hãm, đơn vị đo lường và tiền tệ chưa có sự thống nhất.
Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu có quyền lực tuyệt đối nhưng đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Xã hội tồn tại 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau rất gay gắt. Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị không có quyền lợi chính trị, phải đóng nhiều thứ thuế trong đó nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất. Họ không có đặc quyền và phải chịu mọi thứ thuế và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Xã hội Pháp mâu thuẫn sâu sắc đặc biệt giữa đẳng cấp thứ ba với chế độ chuyên chế và đòi hỏi được giải quyết. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.
Trên lĩnh vực tư tưởng, thời kì này xuất hiện tư tưởng Triết học Ánh sáng, đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI và đòi hỏi phải thay đổi nó. Cuộc đấu trên lĩnh vực tư tưởng đã thức tỉnh mọi người và là bước dọn đường cho cách mạng sớm bùng nổ.
Vào cuối thế kỷ XVIII nước Pháp có những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng.
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
Tình cảnh người nông dân Pháp trước Cách mạng
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng: Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và tuyên bố lập Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp. Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc cách mạng nổ ra.
* Cách mạng bùng nổ. Thời kì thống trị của phái đại tư sản tài chính:
Ngày 14 – 7 – 1789, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà ngục Ba-xti. Đại tư sản tài chính (phái lập hiến) lên nắm chính quyền, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1791). Ban hành Hiến pháp (9 – 1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến. Tháng 4 – 1792, liên minh hai nước Áo – Phổ (được vua Lu-i XVI cầu viện) cùng bọn phản động ở Pháp chống phá cách mạng, kéo vào xâm lược. Phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, đất nước trở nên lâm nguy.
* Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập
Ngày 10 – 8 – 1792, phái Gi-rông-đanh (tầng lớp tư sản công thương) đứng lên lật đổ phái Lập hiến và lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng. Chế độ phong kiến bị lật đổ, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hoà. Ngày 21 1 – 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố chính quyền. Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
* Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Đỉnh cao của cách mạng
Phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền, ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đánh bại ngoại xâm và
nội phản. Đây là thời kì cách mạng đạt đến đỉnh cao. Sau đó, nội bộ phái Gia –cô-banh lục đục và bị chia rẽ nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie và tiến hành xử tử vào ngày 27 – 7 – 1794.
* Thời kì thoái trào
Sau cuộc đảo chính ngày 27 - 7 - 1794, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu, cách mạng bước vào thời kì thoái trào. Để bảo vệ quyền lợi của mình, giai cấp tư sản đã đưa Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền tháng 11 - 1799. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc.
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
T?n cơng ng?c
Ba - xti
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
CỦNG CỐ
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
CỦNG CỐ
1. Trước Cách mạng 1789, tình hình nông nghiệp, công nghiệp của Pháp ?
 Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp bắt đầu phát triển nhưng bị phong kiến kim hãm.
2. Xã hội có mấy đẳng cấp ? Kể tên ?
 3 đẳng cấp: tăng lữ, quí tộc, đẳng cấp 3
* Quyền lực chính trị thuộc về ai ?
 Vua Louis XVI
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
3. Ngày 14/7/1789 sự kiện lớn xảy ra ở Pháp là sự kiện gì ?
 Quần chúng phá ngục Bastille.
CỦNG CỐ
4. Sau 14/7/1789, tầng lớp nào lên cầm quyền ở Pháp ?
 Đại tư sản tài chính (phái Lập hiến)
5. Bản tuyên ngôn “Nhân quyền và dân quyền” ra đời vào ngày nào ?
 26/8/1789
TIẾT 39 – BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Đức Đại
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)