Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

Chia sẻ bởi Dương Thị Thái | Ngày 10/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ
ĐẾN THAM DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY
Giáo viên : Dương Thị Thái
Lớp : 10A
TRUNG TÂM GDNN – GDTX THỊ XÃ TÂN UYÊN
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi:

Trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
Bài 31:

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
NỘI DUNG TIẾT HỌC
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh tế, xã hội
2.Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
II. TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến.

4
I- NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1- Tình hình kinh tế xã hội
a. Kinh tế:

* Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu:
Những biểu hiện nào chứng minh trước cách mạng Pháp là nước có nền nông nghiệp lạc hậu ?
- Công cụ, kĩ thuật canh tác thô sơ,dẫn đến năng suất thấp.
- Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra
Tình hình công thương nghiệp của nước Pháp trước cách mạng như thế nào?
* Công thương nghiệp: phát triển nhưng lại bị chế độ Phong kiến cản trở, kìm hãm.
Xưởng dệt ở Pháp
Công xưởng luyện gang thép ở Pháp
Một góc về hải cảng ở Pháp
I- NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1.Tình hình kinh tế xã hội
b. Về chính trị - xã hội


- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu
Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn duy trì chế độ chính trị nào?

Vua Lu-I XVI
Phòng ngủ của Hoàng hậu Marie Antoinette
I- NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1.Tình hình kinh tế xã hội
b. Về chính trị - xã hội
Hãy nêu vai trò, quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị của các đẳng cấp?
Cuối thế kỉ XVIII, trong xã hội Pháp phân chia thành mấy đẳng cấp? Đó là những đẳng cấp nào?
Cuối thế kỉ XVIII. xã hội Pháp tồn tại 3 đẳng cấp:Tăng lữ,Qúy tộc và Đẳng cấp thứ ba.

QUÝ TỘC
TĂNG LỮ
7
ĐẲNG CẤP THỨ BA
TƯ SẢN
NÔNG DÂN
BÌNH DÂN THÀNH THỊ
Xã hội Pháp trước cách mạng
Đẳng cấp 1:Tăng lữ
Đẳng cấp 2:Qúy tộc
Đẳng cấp Thứ ba
Tư sản
Nông dân
Bình dân
- Hưởng mọi quyền lợi
-Không phải đóng thuế.
- Không có quyền lợi chính trị
Phải đóng nhiều thứ thuế
Duy trì chế độ phong kiến
Xóa bỏ chế độ phong kiến
Sơ đồ ba đẳng cấp ở pháp trước cách mạng 1789
Nông dân
Tăng lữ
Qúi tộc
Quan sát bức tranh này, em có nhận xét gì về tình cảnh người nông dân Pháp cuối thế kỉ XVIII ?
Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
Nộp thuế cho lãnh chúa
Nộp thuế cho nhà thờø
Phần còn lại của nông dân
Nộp thuế cho nhà nước PK
50%
25%
10%
15%
THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1789
I- NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
Tình hình kinh tế xã hội
b. Về xã hội
- Đẳng cấp 1, 2: có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế.
-Đẳng cấp thứ ba: không có quyền lợi chính trị, phải đóng nhiều thứ thuế.
=>Đẳng cấp 3 mâu thuẫn gay gắt với đẳng cấp 1,2.
Theo em, trong xã hội Pháp đang tồn tại mâu thuẫn nào?
Trào lưu Triết học Ánh sáng phát triển dựa trên cơ sở nào?
2, Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
-Thế kỉ XVIII nước Pháp xuất hiện trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng”.
-Đại diện tiêu biểu là: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rut-xô.
-Ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, lên án sự thối nát của chế độ phong kiến, giáo lí nhà thờ => thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.
Trào lưu Triết học Ánh sáng có những đại diện tiêu biểu nào? Nội dung chủ yếu là gì? Có vai trò như thế nào đối với cách mạng?
CÁC NHÀ “TRIẾT HỌC ÁNH SÁNG” Ở PHÁP THẾ KỶ XVIII
“Để có tự do chính trị, chính phủ phải được tổ chức để không một ai có thể đe doạ người khác”
“Hãy đập tan toà nhà của sự dối trá!”
“Xéo nát bọn đê tiện”
“Mọi người sinh ra tự do nhưng ở khắp nơi họ đều mang xiềng xích. Tự do là quyền tự nhiên của con người”
II- TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
a. Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng tư sản Pháp là gì?
Hội nghị ba đẳng cấp
-Ngày 5/5/1789 Vua Lu-i XVI, triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế:
+Đẳng cấp thứ ba phản đối, tuyên bố tự thành lập Quốc hội lập hiến
+ Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.
=> Cách mạng bùng nổ.
II- TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
b. Cách mạng bùng nổ
Cuộc cách mạng được mở đầu bằng sự kiện gì?
CUỘC TẤN CÔNG NGỤC BA-XTI Ở PHÁP 14-7-1789
Quan sát bức tranh này, em có nhận xét gì ?
Ngày 14-7, tiếng chuông báo động khẩn cấp lại đánh thức Pari dậy, đường phố lại đông nghịt người. Mặc dầu gần như toàn bộ thành phố đã nằm trong tay quân khởi nghĩa, nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn chưa kết thúc. Ngục Ba- Xti thành trì của vua chúa Pháp- chưa bị chiếm.
Hãy tiến tới Ba-xti !” lời kêu gọi của một ngưòi nào đó truyền đi. Hàng trăm người hưởng ứng lời kêu gọi truyền từ người này sang người khác và chẳng bao lâu lan khắp thành phố. Từ mọi khu phố, đoàn người khởi nghĩa tiến về phía Ba-xti… Theo sự xác nhận của người đương thời, có 300,000 tham gia tấn công, bao gồm chủ yếu công nhân,dân nghèo, thợ thủ công….
Một cuộc tấn công mãnh liệt bắt đầu kéo dài hơn 4 giờ. Mặt đất trước pháo đài ướt đẫm máu. Cuối cùng một quả đại bác cắt đứt dây xích cầu treo. Đội quân đồn trú ở Ba- Xti đầu hàng; viên chỉ huy bị giết chết…
Khi người ta báo tin Ba –xti bị chiếm vua Pháp kinh ngạc hỏi: “ Đây là một cuộc nổi loạn à?” nhà vua được trả lời: “ không tâu bệ hạ đấy là một cuộc cách mạng”.
- Nỗi căm thù của quần chúng đối với ngục ba-xti thật to lớn đến mức người ta dùng búa, xà beng phá hủy nó đi. Một năm sau, Ba-Xti bị san phẳng hoàn toàn và trên nền củ người ta xây dựng một quảng trường có ghi dòng chử “Ở đây người ta nhảy múa!”
Sau này, nhà thơ Tố Hữu mô tả cuộc chiến ngục Ba-xti với những lời thơ:
“ Và lớn bé, đàn ông, đàn bà
Tất cả chiếm mỗi người đôi khí giới
Anh hàng thịt vung con dao sáng chói
Người lính già quắc thước múa chuôi gươm
Và anh hàng giày quần áo rách tươm
Anh hàng dệt đang nằm sau cửa xưởng
Cùng trỗi dậy uy nghi như võ tướng
Giật thanh đao khẩu súng nhảy sa vào
Những thằng con bé bỏng đứng dương oai
Phồng má thổi kèn vang sau gót bố”
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
c. Nền quân chủ lập hiến
Thời gian
Nội dung sự kiện
14.7.1789
Quần chúng chiếm ngục Baxti.  phái Lập hiến lên cầm quyền.
20
Khi lên cầm quyền, phái Lập hiến đã tiến hành công việc gì đầu tiên?
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
b. Cách mạng bùng nổ, nền quân chủ lập hiến
Thời gian
Nội dung sự kiện
14.7.1789
Quần chúng chiếm ngục Baxti.  phái Lập hiến lên cầm quyền.
21
8.1789
Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Tuyên ngôn nhân quyền đề cập tới vấn đề gì?
TỰ DO
BÌNH ĐẲNG
BÁC ÁI
Điều 1 : Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về quyền lợi…
Điều 17 : Quyền sở hữu là bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể tước bỏ…
Tuyên ngôn gồm 17 điều, xác định quyền bình đẳng giữa các công dân, thừa nhận quyền tự do dân chủ ; khẳng định quyền sở hữu tài sản là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, không ai có thể tước bỏ….
Tuyên ngôn là một văn kiện lịch sử tiến bộ, là lời kêu gọi nhân dân bị áp bức đứng dậy đấu tranh.
Là bản khai tử của chế độ phong kiến và Cương lĩnh cho chế độ mới-chế độ TBCN.
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
b. Cách mạng bùng nổ, nền quân chủ lập hiến
Thời gian
Nội dung sự kiện
14.7.1789
Quần chúng chiếm ngục Baxti.  phái Lập hiến lên cầm quyền.
23
8.1789
Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Việc làm thứ hai sau khi Quốc hội Lập hiến lên cầm quyền là gì?
9.1791
Thông qua Hiến pháp mới, xác lập nền quân chủ lập hiến.
Sau khi phê chuẩn Hiến pháp, vua Lu- i XVI có hành động gì?
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
b. Cách mạng bùng nổ, nền quân chủ lập hiến
Thời gian
Nội dung sự kiện
14.7.1789
Quần chúng chiếm ngục Baxti.  phái Lập hiến lên cầm quyền.
24
8.1789
Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
9.1791
Thông qua Hiến pháp mới, xác lập nền quân chủ lập hiến.
Vua Lu-I XVI liên kết với lực lượng phản cách mạng trong nước, cầu cứu thế lực phong kiến bên ngoài để giành lại chính quyền.
1791
Vào năm 1792 sự kiện gì xảy ra ở nước Pháp?
1792
Chiến tranh Pháp và Áo - Phổ  Pháp lâm nguy  Quần chúng nổi dậy  CM phát triển sang giai đoạn mới.
Chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ
Hãy đứng lên những người con tổ quốc,


Ngày vinh quang đã đến rồi!


Chống lại chúng ta, bọn bạo tàn…
Rouget de Lisle s�ng t�c b�i La Marseillaise k�u g?i nh�n d�n b?o v? t? qu?c
CỦNG CỐ
27
1. Đến thế kỉ XVIII, nền kinh tế nước Pháp lạc hậu trong lĩnh vực nào?
2. Đến thế kỉ XVIII, nước Pháp đang tồn tại ở thể chế chính trị nào?
3. Xã hội Pháp lúc bấy giờ có mấy đẳng cấp?
Đó là những đẳng cấp nào?
4. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ
cuộc cách mạng tư sản Pháp là gì?
6. Quốc khánh nước Pháp là ngày nào?
5. Tuyên ngôn độc lập của Pháp đề cập đến vấn đề gì?
Nông nghiệp
lạc hậu
Chế độ
phong kiến
Ba đẳng cấp
Hội nghị 3 đẳng cấp
Quyền tự do
của con người
Ngày 14/7

Chân thành cảm ơn
các quý thầy cô
Và các em học sinh
đã tham dự tiết học
Còn giai cấp là tập đoàn người đông đảo trong xã hội, có địa vị và vai trò nhất định trong nền sản xuất xã hội, hưởng thụ của cải làm ra trong xã hội tùy theo địa vị chiếm hữu hay không chiếm hữu tư liệu sản xuất
Đẳng cấp là tầng lớp xã hội được hình thành dưới các chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, do luật pháp hoặc tục lệ qui định về vị trí xã hội, về quyền lực và nghĩa vụ, có khi mang tính cha truyền con nối.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)