Bài 30. Truyền tin qua xináp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tuấn | Ngày 09/05/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Truyền tin qua xináp thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động?

Câu 2. So sánh sự khác nhau giữa truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin?
- Chùy xináp:
+ Ti thể
+ Bóng chứa chất trung gian hóa học: Phổ biến là axêtylcôlin và norađrênalin, ngoài ra còn nhiều chất khác như đôpamin, sêrôtônin...
- Màng trước xináp
- Khe xináp: Có nhiều iôn Na+
- Màng sau xináp: Có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
Xinỏp di?n: cấu tạo từ các kênh iôn nối giữa 2 tế bào cạnh nhau
* Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Lưu ý:
Trong một sợi trục thần kinh nếu kích thích ở một điểm bất kỳ tên sợi trục thì xung thần kinh xuất hiện lan truyền theo cả hai chiều. Nhưng trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm theo nơron cảm giác về trung ương, qua nơron trung gian chuyển sang nơron vận động đến cơ quan đáp ứng, vì khi qua xi náp xung thần kinh chỉ theo một chiều nhất định

* Cách lan truyền qua xináp điện:
- Do có cấu tạo từ các kênh iôn nối giữa 2 tế bào cạnh nhau nên điện thế hoạt động có thể lan truyền thẳng từ nơron này sang nơron khác qua khe hẹp (2nm) dưới dạng xung điện cực nhanh
- Loại xináp này cho phép thông tin dẫn truyền hai chiều

Củng cố
Câu 1. Trình bày cấu tạo của xináp hóa học
1. Chùy xináp:
2. Ti thể
3. Bóng chứa chất trung gian hóa học:
4. Màng trước xináp
5. Khe xináp: Có nhiều iôn Na+
6. Màng sau xináp:
7. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
Câu 2. Vai trò của chất trung gian hóa học trong lan truyền xung thần kinh qua xináp?
- Đi qua khe xináp làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp
- Làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
- Enzim ở màng sau xináp thủy phân axêtylcôlin thành axêtat và côlin để chúng trở lại và được dùng ở xináp (được tái tổng hợp thành axêtylcôlin chứa trong các túi)
Câu 3. Tại sao điện thế hoạt động không lan truyền thẳng từ màng trước qua khe xinap đến màng sau mà phải nhờ chất trung gian hóa học?
- Vì khe xinap quá rộng
- Điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ (không đủ để đi qua khe xinap)
- Vì ở màng sau không có chất trung gian hóa học
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng
A. Tốc độ truyền tin qua xi náp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin
B. Tất cả các xináp đều chứa chất trung gian hóa học là axêtylcôlin
C. Truyền tin qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học
D. Xináp là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau
* Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động qua xi náp chậm hơn so với trên sợi thần kinh là do:
- Do lan truyền qua xináp phải trải qua nhiều giai đoạn
- Sự lan truyền nhờ quá trình khếch tán chất trung gian hóa học qua một dịch lỏng
- Sự lan truyền liên tục trên sợi thần kinh (gần như đồng nhất) nên nhanh hơn
Câu 5. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự truyền tin qua xinap hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atrôpin, aminazin đối với người và đipterex đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hóa của lợn?

- Dùng thuốc atrôpin phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả năng nhận cảm giác của màng sau xinap đối với chất axêtylcôlin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminôxiđaza làm phân giải ađrênanin, vì thế làm giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần

- Thuốc tẩy giun sán đipterex khi được lợn uống vào ruột sẽ ngấm vào giun sán phá hủy enzim côlinsteraza ở các xináp. Do đó sự phân giải chất axêtylcôlin không xảy ra. Axêtylcôlin sẽ tích tụ ở màng sau xináp gây hưng phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ co thắt liên tục làm chúng cứng đờ không bám được vào liêm mạc ruột, bị đảy theo phân ra ngoài

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)