Bài 30. Truyền tin qua xináp

Chia sẻ bởi Trần Thị Thom | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Truyền tin qua xináp thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 30 Truyền tin qua xináp
Nội dung của bài :
I Khái niệm về xi náp
II Cấu tạo của xináp hoá học
III Quá trình truyền tin qua xináp hoá học
Tế bào thần kinh
I Khái niệm xináp
1 Khái niệm :

Dựa vào ví dụ trên cho biết thế nào là xi náp ?
Có mấy kiểu xináp ?
I Khái niệm xináp
1 Khái niệm :
Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với tế bào khác.
2 Phân loại :
+Theo loại tế bào tiếp xúc : Xináp thần kinh- thần kinh; Xináp thần kinh- cơ; Xináp thần kinh- tuyến.

+Theo bản chất : Xináp hoá học và xináp điện.
II Cấu tạo của xináp hoá học
Bóng xináp
II Cấu tạo của xináp hoá học
Xináp hoá học gồm:
+ Chuỳ xináp có bóng chứa chất trung gian
hoá học.
+ Màng trước xináp.
+ Khe xináp.
+ Màng sau xináp có gắn thụ thể tiếp nhận.
Ca++
Xung Thần Kinh
Bóng xináp.
axêtincôlin
Hình 4: Quá trình truyền tin qua xináp
Xung Thần kinh
Ca++
Xung Thần Kinh
Bóng xináp.
axêtincôlin
Hình 4: Quá trình truyền tin qua xináp
Xung Thần kinh
Hình 5: Truyền tin qua xináp.
Bước 1 : Xung thần kinh đến
làm ion canxi đi vào trong
chuỳ xináp
Bước 2 : Ion canxi làm các bóng chứa chất trung gian hoá học đến gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xináp.
Bước 3 : Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể trên màng sau xináp, làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
Ca++
Vậy các bóng xináp vỡ hết giải phóng hết chất trung gian vào màng sau thì khi có xung thần kinh khác truyền đến thì sử dụng chất trung gian ở đâu ???
* Các chất trung gian hoá học ở màng sau quay lại màng trước và đi vào chuỳ xináp được chứa trong các bóng.
Ví dụ chất trung gian hoá học là axêtincôlin sẽ được enzim ở màng sau phân huỷ thành axêtát và côlin, hai chất này quay trở lại màng trước, vào chuỳ và tái tạo thành axêtincôlin chứa trong các bóng.
Bến phà
Xináp

?
Có thể hình dung quá trình truyền tin qua khe xináp như người đưa đò đưa khách qua sông.
Nhưng khác ở đây là người đưa đò có thể đưa hành khách 2 chiều còn truyền tin chỉ theo 1 chiều từ chuỳ xináp ra màng sau. Giải thích tại sao ??
Do chỉ có màng trước có chất trung gian và màng sau có thụ thể tiếp nhận nên truyền tin qua xi náp chỉ theo 1 chiều và truyền tin trong cung phản xạ cũng theo 1 chiều do các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp. ( Câu hỏi 4 SGK).
Nếu màng sau xináp không có thụ thể tiếp nhận hoặc chuỳ xináp không có chất trung gian hoá học thì xung thần kinh có truyền được không ?
Khi bị thương bác sĩ thường cho thuốc giảm đau Atrôpin ( làm giảm khả năng tiếp nhận của màng sau với chất trung gian hoá học axetin côlin).
Về nhà tìm tài liệu giải thích tương tự với tác dụng của thuốc tẩy giun sán ở lợn ( Đipterex). Tìm hiểu ví dụ phần em có biết ?
I Khái niệm về xi náp
1 Khái niệm : Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với tế bào khác.
2 Phân loại :
+Theo loại tế bào tiếp xúc : Xináp thần kinh- thần kinh; Xináp thần kinh- cơ; Xináp thần kinh- tuyến.
+Theo bản chất : Xináp hoá học và xináp điện.
II Cấu tạo của xináp hoá học gồm: Chuỳ xináp, màng trước xináp, khe xináp, màng sau xináp.
III Quá trình truyền tin qua xináp hoá học
Bước 1 : Xung thần kinh đến làm ion canxi đi vào trong chuỳ xináp
Bước 2 : Ion canxi làm các bóng chứa chất trung gian hoá học đến gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xináp.
Bước 3 : Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể trên màng sau xináp, làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thom
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)