Bài 30. Truyền tin qua xináp

Chia sẻ bởi Bùi Thảo Nguyên | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Truyền tin qua xináp thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 30 – TIẾT 30
TRUYỀN TIN QUA XINÁP
Người thực hiện : LƯƠNG THỊ LIÊN
Tổ : Sinh – THPT Trần Phú Móng Cái
I. KHÁI NIỆM XINÁP:
Xináp là diện tiếp xúc của tế bào thần kinh với các tế bào khác (tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào tuyến…).
I. KHÁI NIỆM XINÁP:
II. CẤU TẠO CỦA XINÁP:
- Có 2 loại xináp: xináp hoá học và xináp điện. Xináp hoá học là loại Xináp phổ biến ở động vật.
Vậy cấu tạo của Xináp hoá học như thế nào?
Xináp hóa học cấu tạo gồm:
- Chùy xináp: Chứa các ti thể, các bóng xi náp chứa chất trung gian ( phổ biến là:Acetylcholine và noradrenalin, ngoài ra còn nhiều chất trung gian hóa học khác như đôpamin, serotonin…).
I. KHÁI NIỆM XINÁP:
II. CẤU TẠO CỦA XINÁP:
Xináp hóa học cấu tạo gồm:
- Chùy xináp:
Màng trước xináp.
Khe xináp: Chứa nhiều ion Na+.
Màng sau xináp: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP:
Hãy QS hình vẽ sau rồi mô tả quá trình truyền tin qua xináp vào phiếu học tập ?
I. KHÁI NIỆM XINÁP:
II. CẤU TẠO CỦA XINÁP:
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp
Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp
Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
I. KHÁI NIỆM XINÁP:
II. CẤU TẠO CỦA XINÁP:
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP:
Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo 1 chiều từ màng trước qua màng sau mà không thể truyền theo chiều ngược lại?
Vì: Màng sau không có bóng chứa chất trung gian hóa học để đi về màng trước và màng trước cũng không có các thụ thể nhận chất trung gian hóa học nên thông tin chỉ được truyền theo 1 chiều từ màng trước tới màng sau mà không truyền ngược lại.
Các nơron thần kinh trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, nên đây là cơ sở giúp xung thần kinh truyền trong một cung phản xạ chỉ theo 1 chiều.
Các bóng chứa axêtincôlin được tái tạo như thế nào?
Khi enzim ở màng sau xinap phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin thì 2 chất đó được đưa trở lại màng trước để tái tổng hợp axêtincôlin và được chứa trong bóng xináp .
1. Diện tiếp xúc giữa các nơron, giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là:
A. Tiếp diện. B. Điểm nối.
C. Xináp. D. Xiphông.
2. Cấu trúc không thuộc thành phần xináp là:
A. khe xináp. B. Cúc xináp.
C. màng sau xináp. D. Các ion Ca+.
C
D
CỦNG CỐ BÀI HỌC
3. Vai trò của ion Ca+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:
A. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.
B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.
C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp .
D. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.
4. Nguyên nhân chậm xináp:
A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán.
B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xináp.
C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hoá học.
D. Phải có đủ thời gian để phân huỷ chất môi giới hoá học.
A
B
CỦNG CỐ BÀI HỌC
BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài 31 “Tập tính của động vật”.
Tổng hợp chất trung gian hóa học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thảo Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)