Bài 30. Truyền tin qua xináp

Chia sẻ bởi Lê Thị Ngàn | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Truyền tin qua xináp thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SINH HỌC 11
Chương II: Cảm ứng
B - Cảm ứng ở động vật
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Điện thế hoạt động là gì? So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin.
  viết bài
Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XINÁP
I. Khái niệm xináp
Xináp nằm ở đâu ?
I. Khái niệm xináp

 Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến…
Xináp là gì ?
A
Xináp
thần kinh – thần kinh
Xináp
thần kinh - cơ
Xináp
thần kinh – tuyến
II. Cấu tạo của xináp
 - Có 2 loại xináp: xináp hóa học và xináp điện
Mô tả cấu tạo của xináp hóa học
Hình 4. Sơ đồ cấu tạo xinap hóa học
6
1
2
3
4
5
Hình 4. Sơ đồ cấu tạo xinap hóa học
bóng chứa chất trung gian hóa học
chùy xináp
màng trước xináp
khe xináp
màng sau xináp
thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
II. Cấu tạo của xináp
 - Cấu tạo của xináp hóa học:
+ Chùy xináp: có các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin…)
+ Màng trước xináp
+ Màng sau xináp: có nhiều enzim, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
+ Khe xináp: nằm giữa màng trước và màng sau
III. Quá trình truyền tin qua xináp

Thông tin truyền đến xináp dưới dạng gì?
Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh khi
đến xináp tiếp tục được truyền qua xináp.
Hãy quan sát và trình bày quá trình truyền tin qua xinap đối với chất trung gian hoá học là axêtincôlin ?
III. Quá trình truyền tin qua xináp

Ca2+
Hình 5. Quá trình truyền
tin qua xinap

Diễn biến từng
giai đoạn?
Ca2+
a. Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap.
b. Ca2+ vào làm túi chứa axetylcôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtylcôlin vào khe xinap.
c. Axetylcôlin gắn vào thụ quan trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
 - Khi xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy xináp sẽ làm thay đổi tính thấm của màng đối với Ca2+ -> Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chùy xináp.
- Các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn ở màng trước vỡ ra, chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp.
III. Quá trình truyền tin qua xináp


Khi màng trước xináp vỡ ra giải phóng rất nhiều chất trung gian hóa học thì tại sao chất trung gian hóa học không bị ứ đọng ở màng sau?
III. Quá trình truyền tin qua xináp

Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào?
 Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.
Enzim axêtylcôlinesteraza ở màng sau sẽ phân hủy axêtylcôlin thành axêtat và côlin.
2 chất này quay lại màng trước, vào trong chùy và được tổng hợp lại thành axêtylcolin chứa trong túi.
Hình 6. Quá trình tái tổng hợp axêtincôlin
Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước đến màng sau mà không có chiều ngược lại?
Do màng sau không có các chất trung gian hóa học để đi về màng trước.
Do màng trước cũng không có các thụ thể để tiếp nhận các chất hóa học
 truyền tin qua xináp chỉ đi theo một chiều từ màng trước đến màng sau mà không có chiều ngược lại
Thuốc tẩy giun sán cho lợn Dipterex  phá hủy các enzim ở xináp gây co cơ làm giun sán cứng đờ không bám vào được niêm mạc ruột.
Atropin phong bế màng sau của xináp làm mất khả năng nhận biết với chất axêtincolin của màng sau do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau.
ứng dụng
CỦNG CỐ
1- Điện thế hoạt động lan truyền theo xináp từ
màng trước về màng sau xináp là do :
a- Chuỳ xináp có túi chứa axêtylcholin
b- Màng trước xináp không có thụ thể
c- Màng sau xináp không có chứa axêtylcholin
d- Chuỳ xináp không có túi chứa axêtylcholin
b- Màng trước xináp không có thụ thể
3- Trình bày quá trình truyền tin qua xináp?
2- Hãy chọn câu đúng về xinap


c- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh khác hay tế bào cơ, tế bào tuyến
d- Tất cả các xinap đều có chứa chất
trung gian hóa học là axetyncolin
b- Truyền tin qua xinap hóa học không cần
chất trung gian
a- Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào
cạnh nhau
c- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh khác hay tế bào cơ, tế bào tuyến
DẶN DÒ
- Đọc mục “Em có biết?” SGK/123.
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trang 123.
- Nghiên cứu bài mới 31 “ Tập tính của động vật”
Cảm ơn cô và các em đã chú ý theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Ngàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)