Bài 30. Truyền tin qua xináp

Chia sẻ bởi Ngô Thị Xuân Diệu | Ngày 09/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Truyền tin qua xináp thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu khái niệm điện thế hoạt động
Câu 2 : Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin có đặc điểm gì khác nhau?
Bài 30
TRUYỀN TIN QUA XINÁP
XINÁP là gì?

Xináp có vai trò gì trong một cung phản xạ?

Xináp có cấu tạo ra sao?

Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?

Tại sao xung thần kinh được truyền đi một chiều trong cung phản xạ?
I. KHÁI NIỆM XINÁP:
Quan sát hình các kiểu xynap, kết hợp với nội dung SGK cho biết khái niệm xináp
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến.
- Có 3 kiểu xináp:
Xinap thần kinh - thần kinh.
Xinap thần kinh – cơ.
Xinap thần kinh – tuyến.
Có mấy kiểu xynáp?
Vai trò: truyền xung thần kinh từ TBTK này đến TBTK kế tiếp hoặc từ TBTK đến tế bào thực hiện phản ứng
II. CẤU TẠO CỦA XYNÁP: (xynáp hóa học):
5
2
3
4
6
1
Bóng chứa chất trung gian hóa học
Chùy xynap
Màng trước xinap
Màng sau xinap
Khe xinap
thụ thể tiếp nhận chất trung gian
II. CẤU TẠO CỦA XINÁP:
(xináp hóa học):
Chùy xynap
Màng trước xynap
Màng sau xynap
Khe xinap
Bóng chứa chất trung gian hóa học
thụ thể tiếp nhận chất trung gian
Gồm:
- Màng trước xinap:
+ phình to tạo thành chùy xináp
+ chùy xináp chứa ty thể, bóng chứa các chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin…)
- Khe xinap: giữa màng trước và màng sau
- Màng sau xinap: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học và các emzyme phân hủy các chất trung gian hóa học.
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XYNÁP
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XYNÁP
Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp
Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp
Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XYNÁP
Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo 1 chiều từ màng trước qua màng sau mà không thể truyền theo chiều ngược lại?
Tại vì, màng sau không có bóng chứa chất trung gian hóa học để đi về màng trước và màng trước cũng không có các thụ thể nhận chất trung gian hóa học nên thông tin chỉ được truyền theo 1 chiều từ màng trước tới màng sau mà không truyền ngược lại. Các nơron thần kinh trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, nên đây là cơ sở giúp xung thần kinh truyền trong một cung phản xạ chỉ theo 1 chiều.
Tại sao chất hóa học không bị ứ đọng ở màng sau xynap? Sau khi bóng chứa chất trung gian bị vỡ thì có được hình thành lại để tiếp nhận xung thần kinh mới hay không?
Tổng hợp chất trung gian hóa học
Củng cố
Câu 1: Do đâu các túi xináp chứa chất hóa học trung gian hóa học bị vỡ:
Do ion K+ từ dịch mô tràn vào tế bào ở chùy xináp.
Do ion Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chùy xináp.
Do ion Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chùy xináp.
Do ion SO42+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chùy xináp.
Câu 2: Nơi có các bóng chứa các chất trung gian hóa học đó là:
Khe xináp
Màng sau xináp
Ti thể
Chùy xináp
Câu 3. Vai trò của ion Ca2+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:
A. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.
B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.
C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp .
D. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.
Câu 4: Chọn câu không đúng khi nói về xynap
Các bóng chứa chất trung gian bị vỡ, chất trung hóa học được giải phóng vào khe xynap
Trên màng sau của xynap có các thụ thể tiếp nhận chất hóa học trung gian.
Xinap là diện tích tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
Truyền tin qua xynap hóa học cần chất trung gian hóa học.
Dặn dò
Về nhà học bài
Đọc bài Tập tính của động vật để có thể hoàn thành các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Nêu được khái niệm tập tính.
Phân tích hoạt động bắt chuột của mèo.
Đọc thêm các ví dụ trong bài tập tính ở sách Sinh 11 nâng cao.
Mục tiêu 2: Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Tìm các ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Mục tiêu 3: Trình bày cơ sở thần kinh của tập tính.
quan sát hình: cơ sở thần kinh của tập tính
xem lại các kiến thức về phản xạ, phản xạ không điều kiện và có điều kiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Xuân Diệu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)