Bài 30. Tổng kết
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Vương |
Ngày 10/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Tổng kết thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tên chủ đề : LỊCH SỬ LỚP 7
BÀI 30 – TIẾT 30 ( ÔN TẬP )
VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ TK XI – TK XIX
Mục tiêu dạy học:
- Kiến thức:
+ Học sinh sơ bộ nắm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nền văn hóa nước ta. Tuy các triều đại có thay đổi văn hóa khác nhau nhưng nhìn tổng thể văn hóa Việt Nam đều có thiên hướng phát triển đi lên. Giai đoạn từ thế kỉ XI – thế kỉ XIX đã có rất nhiều thành tựu đến nay vân còn nguyên giá trị là tại sản vô giá của toàn thể dân tộc Việt Nam. Bài dạy tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn .
+ Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
- Kỹ năng: Phân tích và tổng hợp kiến thức. Lập bảng so sánh các giai đoạn lịch sử
- Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức đoàn kết dân tộc. Đề cao phẩm chất và tài năng của con người trong việc xây dựng bảo vệ đất nước.
Đối tượng dạy học của dự án:
Đối tượng dạy học của dự án là các em học sinh lớp 7.Trường THCS A. Dự án thực hiện là một tiết dạy trong chương trình lịch sử lớp 7 nên các em học sinh sẽ thuận lợi tiếp thu kiến thức bài học cũng như liên hệ với kiến thức cơ bản của một số môn khác.
Ý nghĩa của dự án:
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết 1 vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau.
Cụ thể:
Tích hợp kiến thức văn học trong việc tìm hiểu kiến thức liên quan ở mỗi bộ môn:
+ Liên hệ những bài văn, thơ nói Nam quốc sơn hà
+ Cảm nhận sâu sắc hơn lòng tự hào dân tộc và khắc sâu tình yêu đất nước, lịch sử dân tộc qua .
Thiết bị dạy học, học liệu:
Giáo viên:
Máy tính, máy chiếu;
Tranh ảnh, băng hình
Kiến thức từ các nguồn tư liệu SGK, STK,…
Học sinh:
Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà: những thành tựu văn hóa từ thế kỉ XI – thế kỉ XIX
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
*Ổn định tổ chức:
Lớp 7A:……………………………………………
Lớp 7B:……………………………………………
* Kiểm tra bài cũ:
? kể tên các triều đại phong kiến Việt Nam đã tồn tại từ thế kỉ XI - XIX .
- Lý ( thế kỉ XI - XII)
- Trần ( thế kỉ XIII – XIV)
- Lê Sơ ( thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI )
- Trịnh - Nguyễn phân tranh ( thế kỉ XVI – XVIII )
- Nguyễn ( đầu thế kỉ XIX )
*Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
Để cũng cố lại kiến thức đã học từ đầu năm đến nay thầy cùng các em sẽ cùng nhau điểm lại những thành tựu và chuyển biến của văn hóa Việt Nam từ thế kỉ XI- XIX . chúng ta cùng vào bài VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ TK XI – TK XIX
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học
I-xây dựng và phát triển văn hóa từ thế kỉ XI – XV
I.1 Tư tưởng,tôn giáo
Thời Lý Trần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến, chi phối nội dung giáo dục ,thi cử nhưng không phổ biến trong nhân dân.
Thời Lý Trần Phật giáo được phổ biến rộng rãi , chùa chiền đựơc xây dựng khắp nơi.
Thời Lê sơ phật giáo bị hạn chế, thu hẹp và đi vào trong nhân dân
I.2.giáo dục , văn hóa , nghệ thuật , khoa học kĩ thuật.
a. giáo dục.
Từ thể kỉ XI – XV giáo dục từng bước được hoàn thiện và phát triển
- 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
- 1075 khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành.
- 1484 vua Lê Thánh Tông cho dựng bia, ghi tên tiến sĩ ở Văn Miếu
Tác dụng hàng loạt chí thức được đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
b. văn học
Phát triển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Vương
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)