Bài 30. Thụ phấn

Chia sẻ bởi Đỗ Minh Sơn | Ngày 23/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Thụ phấn thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 36+37 (bài 30): THỤ PHẤN
THCS Him Lam TP Điện Biên Phủ
ĐỌC THÔNG TIN SGK TRANG 99
TRẢ LỜI CÂU HỎI?


Thụ phấn là gì?
+Thụ phấn là hiện tượng
hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
a. Hoa tự thụ phấn:
Hs quan sát H 36.1 và trả lời câu hỏi sau:

Hoa tự thụ phấn là gì?
+Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy củ chính hoa đó.
Đặc điểm nào trong ngoặc là của hoa tự thụ phấn?
+Loại hoa ( đơn tính, lưỡng tính )
+Thời gian chín của nhụy so với nhụy ( đồng thời, trước, sau . )
lu?ng tớnh
đồng thời
Lấy ví dụ về hoa tự thụ phấn?
+Hoa cúc, hoa hồng, phong lan, hoa cải, lạc, đậu xanh...










- Thế nào là hoa tự thụ phấn?
+ Hoa có hạt phấn rơi vào đầu hụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn
+Hoa tự thụ phấn là hoa lương tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc.




b. Hoa giao phấn:
HS đọc thông tin mục( b) sgk trang 99 trả lời các câu hỏi sau:
Giao phấn là gì? Xảy ra ở loại hoa nào?
+Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác gọi là hoa giao phấn
+Xảy ra ở hoa đơn tính, lưỡng tính khi nhị, nhụy không chín cùng một lúc.
- Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
+Hoa tự thụ phấn xảy ra trên 1 hoa, hoa giao phấn xảy ra trên 2 hoa khác nhau
+Hoa lưỡng tính khi nhị. nhụy không chín cùng một lúc
- Hiện tương giao phấn của hoa được thực hiện nhờ yếu tố nào?
+Nhờ sâu bọ
+Nhờ gió
+Nhờ con người
............................
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
Quan sát một hoa thụ phấn nhờ sâu bọ,
- Hoa có đặc điểm gì để hấp dân sâu bọ?
+Màu sắc sặc sỡ: Vàng, tím, đỏ...
Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ
muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường
phải chui vào trong hoa?
+Tràng hoa hình ống, chật hẹp,
sâu bọ phải chui sâu lấy phấn và mật ở đáy hoa
Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến
sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa
thường mang theo hạt phấn sang hoa khác.
+Hạt phấn to, có gai, có chất dính
Nhụy hoa có đặc điểm gì để giữ hạt phấn?
+ Đầu nhụy có chất dính.
Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:
+Màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn sâu bọ
+Có hương thơm và mật ngọt quyến rũ sâu bọ
+Hạt phấn to, có gai
+Đầu nhụy có chất dính
Lấy ví dụ về các hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
+Hoa hồng, phong lan, hoa cúc,bí đỏ, mướp, hoa cải,nhài, quỳnh, dạ hương...
THÍCH NGHI THỤ PHẤN NHỜ SÂU BỌ
Những cây có hoa nở về đêm như Quỳnh, Nhài, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
+Hoa thường có màu trắng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra.
+Mùi thơm rất đặc biệt kích thích sâu bọ dễ nhận ra hoa.
Kiểm tra: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ...............Trong các câu sau:
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn............................với đầu nhụy
Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa........................................
Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác là hoa.................................
Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có:.........................................có.............................,.....................
,hạt phấn.....................và có....................... đầu nhụy
có...................................
gai
ti?p xỳc
t? th? ph?n
giao phấn
màu sắc sặc sỡ
hương thơm
mật ngọt
to
chất dính
Về nhà:
+Học bài theo câu hỏi SGK trang 110
+Tìm thêm ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và đặc điểm thích nghi của loại hoa đó với cách thụ phấn nhờ sâu bọ...
+Chuẩn bị phần 3 của bài “ Thụ phấn” (Tiếp theo)
Học kỳ II
Tiết 37: Thụ phấn (Tiếp theo)
3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
Quan sát ruộng ngô đã có hoa, quan sát hình 30.3 Trả lời các câu hỏi sau
Nhận xét vị trí hoa ngô đực và cái?
+Hoa đực ở ngọn cây, hoa cái từ nách lá
Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió?
+Phấn rơi vào hoa cái dễ dàng
Đọc thông tin sgk hoàn thành phiếu học tập sau:

+Tập trung nhiều hạt phấn từ trên
+Hoa nhẹ
+Hạt phấn dễ rơi khi chín
+Dễ rơi, thụ phấn dễ dàng
+Dính hạt phấn
Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu gió?
Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm:
+Thường có hoa nằm ở ngọn cây
+Bao hoa thường tiêu giảm
+Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
+Đầu nhụy thường có lông dính
Lấy ví dụ về các hoa thụ phấn nhờ gió?
+Hoa ngô, lúa, kê, cao lương, lúa mì, phi lao, các loài cỏ...
- So sánh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và thụ phấn nhờ gió theo mẫu bảng sau?
*Đơn giản hoặc tiêu biến.
*Không có màu sắc sặc sỡ
*Có hương thơm, mật ngọt
*Đầy đủ, có cấu tạo phức tạp
*Thường có màu sắc sặc sỡ
*Hạt phấn to, dính và có gai
+Đầu nhụy thường có chất dính
*Hạt phấn nhỏ, nhiều, nhẹ
*Đầu nhụy dài, có lông quét
*Hoa thường mọc ở ngọn cây
3. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn
Đọc thông tin sgk và quan sát hình 30.4 và 30.5 trả lời các câu hỏi sau?
Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?
+Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn:
*Trời mưa: Sâu bọ không đến thăm hoa
*Không có gió
Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?

*Nuôi ong
*Trực tiếp thụ phấn cho hoa
Con người chủ động thụ phấn thêm cho hoa nhằm mục đích gì?
*Tăng số lượng quả và hạt
*Tạo ra các giống lai mới.
- Con người có thể chủ động giúp hoa giao phấn – Làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng xuất cao.
Nêu cách thụ phấn thêm cho hoa ngô, bầu, bí hoặc mướp?
Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?
+Một mặt:ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn,làm cho cây sai quả hơn.
+Mặt khác ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong.
Kiểm tra:
Phân biệt đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió?
2. Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? Cho ví dụ
Về nhà:
Học bài theo câu hỏi sgk trang 102
Đọc “ Em có biết”
+Những người đầu tiên biết thụ phấn cho cây là người Ả Rập sống ở Bắc Phi.
+Họ đa biết thụ phấn cho cây Chà là từ thời rất xưxưa.
- Chuẩn bị bài 31: “Thụ tinh, kết hạt và tạo quả”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Minh Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)