Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Thủy | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Nêu đặc điểm về hình thái, cấu trúc của virút? Tại sao không nuôi cấy được virut trong môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn?
Hướng dẫn trả lời:
Hình thái: + Cấu trúc xoắn
+ Cấu trúc khối
+ Cấu trúc hỗn hợp
Cấu trúc: + Phần vỏ
+ Phần lõi (axit nuclêôtit)
- Vì: Virut sống kí sinh bắt buộc
KIỂM TRA BÀI CŨ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT ĐĂK HÀ
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Tiết 31:
SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Giáo viên: Nguyễn Thị Thuỷ

I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
Quan sát hình và cho biết: Một chu trình nhân lên của virut trong tế bào vật chủ gồm mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào?
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
1. Giai đoạn hấp phụ
Trình bày diễn biến của giai đoạn hấp phụ?
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
Virut bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ.
2. Xâm nhập
Sau khi hấp phụ lên bề mặt của tế bào thì virut xâm nhập vào tế bào chủ như thế nào?
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
- Với Phagơ: phá huỷ thành tế bào nhờ enzim lizôzim, bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm ngoài.
- Với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
3. Sinh tổng hợp
Quá trình sinh tổng hợp các thành phần của virut diễn ra như thế nào?
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho mình.
4. Giai đoạn lắp ráp
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
Lắp ráp axit nuclêôic vào prôtêin vỏ để tạo thành virut hoàn chỉnh.
Quá trình lắp ráp để tạo thành một phagơ mới diễn ra như thế nào?
5. Phóng thích
Sau khi đã lắp ráp thành một phagơ hoàn chỉnh thì phagơ sẽ được giải phóng ra khỏi tế bào chủ. Quá trình đó diễn ra như thế nào?
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
- Virut phá vở màng tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài -> làm tế bào chết ngay (Quá trình sinh tan).
- Virut chui ra ngoài theo lối nẩy chồi -> tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (Quá trình tiềm tan).
1. Khái niệm HIV:
Quan sát hình, xem đoạn phim kết hợp kiến thức thực tiễn cho biết HIV là gì?
II. HIV/AIDS
Bệnh này được mô tả lần đầu năm 1981, nó do 1 loại virut gây ra (Retro virut) xuất hiện ở trung phi vào khoảng 1950 ở bọn khỉ xanh và sau đó chuyển đổi chút ít khi lan chuyển vào người.
Bệnh lan truyền đến Caraibe rồi đến Hoa Kì -> Châu Âu và phổ biến khắp châu lục
Virut HIV là loại Retro virut, để sản sinh nhân lên chúng thực hiện quá trình sao chép ngược từ ARN thành ADN và sau đó xâm nhập vào NST của tế bào chủ, ở đó chúng được nhân lên cùng tế bào chủ.
Chúng tấn công vào các tế bào bạch cầu LimphoT4 và Làm mất khả năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội.
Việt Nam: Tính đến ngày 31 tháng 05 năm 2005
Cả nước có 95.512 người bị nhiễm HIV
Có 15.539 bệnh nhân AIDS
Có 8.695 ca tử vong.
Kon Tum: Tính đến ngày 31 tháng 05 năm 2005
Đã có 88 người bị nhiễm HIV
Có 70 bệnh nhân AIDS
Có 63 ca tử vong vì AIDS.
HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
II. HIV/AIDS
Tiêm chích
Xăm mình
Truyền máu
Qua sữa mẹ
Qua nhau thai
2. Con đường lây nhiễm HIV
II. HIV/AIDS
II. HIV/AIDS
Qua đường máu.
Qua đường tình dục.
Mẹ truyền sang con.
Qua các con đường lây nhiễm HIV thì đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ?
Bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh:

4. Biện pháp phòng ngừa:
II. HIV/AIDS
Giai đoạn sơ nhiễm (cửa sổ): từ 2 tuần -> 3 tháng.
Giai đoạn không triệu chứng: từ 1 -> 10 năm.
Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS:
Sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ các tệ nạn xã hội…
Bệnh AIDS phát triển qua những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm từng giai đoạn?
Từ các con đường lây nhiễm em hãy đề xuất biện pháp phòng tránh AIDS?
CỦNG CỐ
Câu 1. Tại sao bệnh AIDS rất nguy hiểm, có thể trở thành đại dịch, hiện nay chưa có vacxin và thuốc điều trị, nhưng hoàn toàn không đáng ngại?
Câu 2. Một trong những con đường lây truyền của HIV:
đường hô hấp.
đường tiêu hóa.
bề mặt da.
đường máu.
CỦNG CỐ
Câu 3. Sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ xảy ra ở giai đoạn:
A. xâm nhập.
B. hấp phụ.
C. sinh tổng hợp.
D. phóng thích.
Câu 4. Sinh tan là hiện tượng virut:
xâm nhập vao tế bào chủ.
sinh sản trong tế bào chủ.
nhân lên và phá vỡ tế bào chủ.
gắn trên bề mặt của tế bào chủ.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ
Làm các bài tập trong sgk (trang 121).
Tìm hiểu những tác hại và ứng dụng của virut trong thực tiễn?
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe,
chúc các em học sinh học tập tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)