Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Chia sẻ bởi Bùi Sỹ Kiên | Ngày 10/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT ĐỒNG PHÚ
TỔ: SINH – TD.GDQP
Giáo viên: Bùi Sỹ Kiên
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA
VIRÚT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Nội dung bài học:
1. Chu trình nhân lên của virut
2. HIV/AIDS
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Virut có được coi là một cơ thể sống không? Vì sao?
Virut không được coi là một cơ thể sinh vật vì :

- Chưa có cấu tạo tế bào

- Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ…..

- Không có các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống: sinh trưởng, phát triển, trao đổi chất,… khi ở ngoài tế bào chủ.

Tuy nhiên, virut có khả năng sinh sản và di truyền các đặc tính của mình cho thế hệ sau  Chỉ được coi là dạng sống (thực thể)

I. Chu trình nhân lên của virut
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
1. Hấp phụ
2. Xâm nhập
3. Sinh tổng hợp
4. Lắp ráp
5. Giải phóng
Virut nhân lên qua những giai đoạn như thế nào?
Chu trình nhân lên của virus động vật
I. Chu trình nhân lên của virus
1. Hấp phụ
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Virus động vật
Phage
Sự bám đặc hiệu của virus trên bề mặt tế bào có ý nghĩa gì?
Mỗi loại virus chỉ có thể kí sinh ? một loại tế bào nhất định
Trong giai đoạn hấp phụ, virus thực hiện hoạt động gì?
Virus gắn các gai Glicôprôtêin của mình vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào chủ.
I. Chu trình nhân lên của virus
2. Xâm nhập
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Virus động vật
Phage
Quá trình xâm nhập của phage và của virus động vật khác nhau như thế nào ?
Enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic
I. Chu trình nhân lên của virus
3. Sinh tổng hợp
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Trong giai đoạn này, virus đã tổng hợp những vật chất nào ?
Virus thực hiện quá trình tổng hợp axit nuclêic và prôtêin của mình
Các nguyên liệu và enzim mà virus sử dụng có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn nguyên liệu và enzim do tế bào chủ cung cấp
I. Chu trình nhân lên của virus
4. Lắp ráp
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Diễn biến của giai đoạn lắp ráp như thế nào?
Các axit nuclêic và prôtêin được lắp ráp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo thành virut mới.
Một virut hoàn chỉnh được gọi là virion
I. Chu trình nhân lên của virus
5. Phóng thích
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Trong giai đoạn này hoạt động của virus như thế nào?
Virut phá vỡ tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài
Bằng cách nào virut có thể phá vỡ tế bào để chui ra ngoài?
Virut có hệ gen mã hoá enzim lizôzim làm tan thành tế bào vật chủ
Chu trình tiềm tan và sinh tan







Chu trình sinh tan: virut nhân lên làm chết (tan) tế bào.
Chu trình tiềm tan: Là quá trình ADN của virut xâm nhập vào hệ gen tế bào chủ (prophage), nhân lên cùng hệ gen tế bào chủ và tồn tại trong đó suốt một thời gian dài
Virus tham gia vào quá trình này gọi là virus ôn hòa.
II. HIV/AIDS
1. Khái niệm HIV/AIDS
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Một số hình dạng 3 chiều của virus HIV
Chu kỳ nhân lên của virút HIV
Hạt HIV
Gắn lên tế bào đích
Tế bào nhiễm
Hạt virút mới
T-CD4
Sao chép ngược
ARN của HIV
Sao chép ADN từ
ARN của virút
Protein virút
Genome ARN
ADN virút xen vào
genome c?a tế bào
Nảy chồi và thoát ra khỏi tế bào
Weiss, R. Nature, 2001
II. HIV/AIDS
1. Khái niệm HIV/AIDS
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người.

AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome): là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV).

HIV gây nhiễm và phá huỷ một số tế bào của hệ thống miễn dịch làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể và gây nên các bệnh cơ hội.

Bệnh cơ hội: là bệnh do VSV cơ hội gây nên. VSV cơ hội là VSV lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch... do một căn bệnh nào đó gây ra.
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống.
BỆNH AIDS
Acquired Immuno Deficiency Syndrome
II. HIV/AIDS
2. Ba con đường lây truyền HIV
HIV được lây truyền chủ yếu qua những con đường chính nào ?
HIV lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường :
- Qua đường quan hệ tình dục
- Qua đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu, ghép nội tạng…
- Từ mẹ sang con: qua nhau thai, qua sữa mẹ
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
II. HIV/AIDS
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Bệnh AIDS phát triển qua các giai đoạn như thế nào?
Nhìn bằng mắt thường chúng ta có biết ai bị nhiễm HIV không? Tại sao?
II. HIV/AIDS
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn sơ nhiễm: kéo dài 2 tuần đến 3 tháng, thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 -10 năm, số lượng tế bào limpho T – CD4 giảm dần.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng: các bệnh cơ hội xuất hiện: lao, ung thư, tiêu chảy, sút cân, sốt kéo dài… cuối cùng dẫn đến cái chết.
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Để phòng tránh và hạn chế sự lây nhiễm HIV, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp nào?
Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?
Tại sao nhiều người không hay biết mình có HIV? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với bản thân người bệnh và cộng đồng?
II. HIV/AIDS
4. Biện pháp phòng ngừa
- Hiểu biết về HIV/AIDS
- Sống lành mạnh
- Bài trừ các tệ nạn xã hội
- Vệ sinh y tế
……..
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Có cách nào chữa được AIDS không?
Hiện nay chưa có vaccine nào để phòng ngừa lây nhiễm HIV, và cũng không có một liệu pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn virút HIV ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, những người sống chung với AIDS hiện nay có thể kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng liệu pháp điều trị kháng virút, hay còn gọi là ART.
Hiện nay có nhiều thuốc như AZT, DDC, DDI... có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV do đó tăng khả năng miễn dịch và ít mắc các nhiễm trùng cơ hội nhưng chưa hữu hiệu và có nhiều phản ứng phụ.
Phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc tuy có hiệu quả bước đầu nhưng rất tốn kém.
Một số thông tin về HIV/AIDS
Ca nhiễm đầu tiên trên thế giới: 6/1981 tại Los Angeles (Hoa Kì)
Tính đến tháng 12/2006 (theo WHO – tổ chức y tế thế giới) trên thế giới đã có khoảng 39,5 triệu người bị nhiễm HIV đang còn sống.Trong đó:
- 17,5 triệu người là phụ nữ
- 2,3 triệu người là trẻ em < 15 tuổi
- 95% người nhiễm HIV ở các nước đang phát triển
- 30 triệu người đã chết kể từ đầu vụ dịch
Theo thống kê của WHO, mỗi phút thế giới lại có thêm 9 người bị nhiễm HIV/AIDS và cứ 6 giây lại có một người chết vì căn bệnh này.
30 triệu người trên thế giới đã chết vì AIDS. Trong vòng 20 năm tới, sẽ có khoảng 70 triệu người chết nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời
1/12 hàng năm được chọn là ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS
TAÏI VIEÄT NAM
(Số liệu theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS)



Ca đầu tiên phát hiện nhiễm HIV: 12/1990 tại tp Hồ Chí Minh

Tính đến 30/09/2010:
- Số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện: 228.680 người
- Số bệnh nhân AIDS còn sống: 180.312 người
- Tử vong do AIDS: 48.368 người
- Đã có trên 74% số xã/phường và 97,8% số quận/huyện trong toàn quốc đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS

Dịch đã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng: Tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai là 0,36%, trong nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,25%, ở các đối tượng gái mại dâm là 4,8%
HIV không lây qua các con đường?
- Dùng chung bát, đũa, cốc, chén, đồ dùng cá nhân (trừ các vật dụng sắc nhọn: dao, kéo, bấm móng tay, dao cạo râu ...)
- Giao tiếp (Ôm, hôn, cầm tay, bắt tay…)
Trên da luôn có các tế bào chết, virut HIV bám trên da có thể lây nhiễm được không? Trường hợp nào có thể lây nhiễm được?
Không gây nhiễm được, trừ khi da bị thương
Chăm sóc và điều trị chính là một cách can thiệp dự phòng hiệu quả
Giảm nguy cơ lan truyền qua đường tình dục do điều trị ARV hiệu quả
Khuyến khích mọi người tìm đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Góp phần thúc đẩy thay đổi hành vi
Môi trường lâm sàng tạo thêm cơ hội cho tư vấn và giáo dục dự phòng
Tiếp cận chăm sóc và điều trị giúp: Tạo niềm hy vọng cho người có HIV và gia đình họ, bảo vệ nhân phẩm cho người có HIV và qua đó giảm kỳ thị phân biệt đối xử với nhiễm HIV, xây dựng một xã hội khỏe mạnh….
Dặn dò về nhà:
Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK
Đọc mục "Em có biết ?" Trang 121 SGK.
Chuẩn bị bài mới tiếp theo: Sưu tầm tranh ảnh một số virut gây bệnh và ứng dụng của nó .
Giữ vững cam kết
quyết tâm ngăn chặn AIDS
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ TOÀN THỂ CÁC EM HỌC SINH!
XIN KÍNH CHÀO TẠM BIỆT
VÀ HẸN GẶP LẠI!
Email: [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Sỹ Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)