Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Lâm Thanh | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH LỚP 10C15
Hãy nêu cấu tạo của
virut có vỏ ngoài
KIỂM TRA BÀI CŨ
Vỏ ngoài
Vỏ capsit
Lõi axit nucleic
Gai glicôprôtein
3
2
1
4
Gai
Virut kí sinh ở
vi sinh vật
Virut kí sinh
ở động vật
Virut có vỏ ngoài
Virut trần
Virut không tự sinh sản do không có enzim
dành riêng cho quá trình chuyển hóa vật chất
và năng lượng, không có ribôxôm, cũng như
bất kì bào quan nào thực hiện tổng hợp protein
chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ
để tăng số lượng bản sao của mình.
Vì thế người ta dùng thuật ngữ nhân lên
thay cho sinh sản.
Tiết 33:
Sự Nhân Lên Cuả
Virut Trong Tế Bào Chủ
Bài 30
Lớp dạy: 10C15
GV: Huỳnh Thị Lâm Thanh
NỘI DUNG
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
Gồm 5 giai đoạn:
II. HIV/AIDS
Khái niệm về HIV
Ba con đường lây truyền HIV
Ba giai đoạn phát triển của bệnh
Biện pháp phòng ngừa

Lưu ý:
Học sinh ghi chép phần khung chữ có màu xanh dương
I. Chu Trình Nhân Lên Của Virut ( Ví dụ ở phagơ)
Chu trình nhân lên của virut có bao nhiêu giai đoạn và gồm những giai đoạn nào?
Hấp phụ
Xâm nhập
Sinh tổng hợp
Lắp ráp
Phóng thích
Hấp phụ
Xâm nhập
Sinh tổng hợp
Lắp ráp
Phóng thích
Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn.
1. Hấp phụ
Virut động vật
Phagơ
Cho biết bộ phận nào của virut tiếp xúc với bộ phận nào của tế bào?
Sự liên kết giữa 2 bộ phận này như thế nào?
Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtein hoặc
prôtein bề mặt của virut với thụ thể bề mặt của
tế bào chủ.
I. Chu Trình Nhân Lên Của Virut
Virut trần
Do trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với một loại virut.
Ví dụ :
Virut polio chỉ hấp phụ được trên bề mặt tế bào người và linh trưởng không hấp phụ lên tế bào động vật khác vì không có thụ thể phù hợp cho chúng.

Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định?
Nên tính đặc hiệu là rào cản không cho virut hấp phụ lên bất kì tế bào nào ngoài tế bào có thụ thể đặc hiệu.

Virut động vật
Phagơ
Ở phagơ và virut động vật quá trình xâm nhập diễn ra như thế nào?
2. Xâm nhập
* Đối với phagơ thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài
* Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.
Cách xâm nhập của phagơ và virut động vật vào tế bào chủ có giống nhau hay không?
I. Chu Trình Nhân Lên Của Virut
3. Sinh tổng hợp
Trong giai đoạn này, virut đã tổng hợp những vật chất nào?
Virut thực hiện quá trình tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình
Các nguyên liệu và enzim mà virut sử dụng có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn nguyên liệu và enzim do tế bào chủ cung cấp
Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut ( trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp)
I. Chu Trình Nhân Lên Của Virut
Từ một phân tử axit nuclêic, khi vào trong tế bào có thể tổng hợp ra hàng trăm, thậm
chí hàng ngàn virut mới, giống như một que diêm có thể gây ra một đám cháy lớn.
Do axit nuclêic quyết định.
4. Lắp ráp
Để tạo virut hoàn chỉnh các thành phần nào được lắp ráp lại với nhau?
Quá trình lắp ráp axit nuclêic với prôtein vỏ để tạo thành hạt virut mới xảy ra ở các vị trí khác nhau bên trong tế bào
I. Chu Trình Nhân Lên Của Virut
5. Phóng thích
Virut phá vỡ tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài.
Bằng cách nào virut có thể phá vỡ tế bào để chui ra ngoài?
( virut có hệ gen mã hóa enzim lizôzim làm tan thành tế bào vật chủ)
Virut ra khỏi tế bào bằng cách nào?
I. Chu Trình Nhân Lên Của Virut
Chu trình tan (sinh tan)
Chu trình tiềm tan
So sánh điểm giống và khác
nhau giữa 2 chu trình trên?
Khi axit nuclêic gắn xen vào NST của tế bào và nhân lên cùng với hệ gen của tế bào mà không phá vỡ tế bào gọi là chu trình tiềm tan (gọi là Virut ôn hòa).
Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan ( gọi là Virut độc)
5. Phóng thích
* Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào là virut độc (chu trình sinh tan)
* Khi axit nuclêic gắn xen vào NST của tế bào và nhân lên cùng với hệ gen của tế bào mà không phá vỡ tế bào gọi là virut ôn hòa (chu trình tiềm tan).
Quan sát hình động sau:
? Khi c?m ?ng ( chi?u tia UV.), Virut dang ? tr?ng thỏi ti?m tan cú th? chuy?n th�nh tr?ng thỏi sinh tan.
 Trong những điều kiện nhất định, virut có thể chuyển từ chu trình tiềm tan sang chu trình sinh tan và ngược lại.
Đó là bệnh AIDS (Acquire Immunodeficiency Syndrome). Được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Bệnh AIDS do Virut nào gây ra?
Hãy cho biết một bệnh do Virut gây ra rất nguy hiểm ở người mà người ta gọi là căn bệnh thế kỷ ?
HIV = Human Imunode Virut
II. HIV/AIDS
1.Khái niệm về HIV
Là virut gây suy giảm miễn dịch ở người
* AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch do HIV gây ra.
HIV là gì?
Vì sao HIV lại nguy hiểm như vậy?
Chúng có khả năng gây nhiễm và phá huỷ một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào Lympho T4).
Sự giảm số lượng tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch thì điều gì xảy ra?
Khi đó các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công. Đó là các vi sinh vật cơ hội.
Vi sinh vật cơ hội gây nên bệnh gì?
Vi sinh vật cơ hội gây nên các bệnh cơ hội như Lao phổi, tiêu chảy kéo dài, giời leo, ung thư Kapôsi…

Như vậy các bệnh nhân nhiễm HIV sẽ bị nhiễm bệnh cơ hội và chết vì bệnh cơ hội.
2. Ba con đường lây
truyền của HIV
Dựa vào những kiến thức đã học và trên thông tin đại chúng , em hãy cho biết HIV có thể lây truyền qua những con đường nào?
1. Khái niệm về HIV
II. HIV/AIDS
- Qua đường máu
- Qua đường tình dục
- Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua
thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ
Các đối tượng nào được xếp vào nhóm
có nguy cơ lây nhiễm cao?
Tiêm chích ma tuý
Gái mại dâm.
3. Ba giai đoạn phát triển bệnh
2. Ba con đường lây truyền của HIV
1. Khái niệm về HIV
II. HIV/AIDS
Kể tên ba giai đoạn phát triển bệnh?
2 tuần đến 3 tháng
Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ
1  10 năm
Số lượng tế bào Limphô T4 giảm dần
Tuỳ từng người có thể vài tháng đến vài năm
Các bệnh cơ hội xuất hiện. Cuối cùng dẫn đến chết
3. Ba giai đoạn phát triển bệnh
Tại sao nhiều người không hay biết là mình đang bị HIV?
Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
Tại sao nhiều người không biết mình bị nhiễm HIV. Điều này nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
Người nhiễm HIV không biết vì ở hai giai đoạn đầu không có biểu hiện triệu chứng bệnh hoặc có biểu hiện nhẹ, nhưng có khả năng lây lan (truyền cho người khác).
Mọi người không có thói quen đi khám sức khoẻ định kỳ.

Tính đến cuối tháng 6/2012
* TRÊN THẾ GIỚI: Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, số người mắc HIV tăng từ 33,5 triệu (năm 2010) lên 34 triệu vào năm 2011.
Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS.
Hiện nay đã có vacxin đặc trị cho bệnh AIDS chưa?
4. Các biện pháp phòng ngừa

SỐNG CHUNG THỦY
1 VỢ 1 CHỒNG
Ma túy là người bạn đồng hành của HIV/AIDS
KHÔNG ĐƯỢC THỬ DÙ CHỈ 1 LẦN
Thực hiện lối sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng.
Loại trừ tệ nạn xã hội
Vệ sinh y tế theo quy trình nghiêm ngặt.
Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy đề xuất một số biện pháp để phòng phòng tránh bệnh AIDS?
3. Ba giai đoạn phát triển bệnh
2. Ba con đường lây truyền của HIV
1. Khái niệm về HIV
II. HIV/AIDS
Biết được sự nguy hiểm của bệnh do HIV gây ra, các em học sinh cần có biện pháp gì để bảo vệ bản thân?
Thái độ của các em đối với các bệnh nhân đang bị nhiễm HIV/AIDS như thế nào ?
Chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm HIV tại nhà
Thái độ của chúng ta đối với các bệnh nhân đang bị nhiễm HIV/AIDS như thế nào ?
C�c thanh ni�n dang cham sĩc c�c em b� b? nhi?m HIV
Kể một câu chuyện về sự kỳ thị đối với bệnh nhân bị nhiễm HIV mà em biết ?
HÃY SỐNG THÂN ÁI
VỚI NHỮNG NGƯỜI
KHÔNG MAY BỊ NHIỄM HIV/AIDS
Ngăn chặn HIV/AIDS là trách nhiệm không của riêng ai. Đây cũng là dịp để thử lòng nhân ái.
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
Gồm 5 giai đoạn:
CỦNG CỐ
II. HIV/AIDS

CỦNG CỐ
Câu 1: Sự nhân lên của Phagơ theo trình tự các giai đoạn:
A. Hấp phụ, xâm nhập, tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
B. Xâm nhập, hấp phụ, tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
C. Tổng hợp, hấp phụ, xâm nhập, lắp ráp, phóng thích.
D. Hấp phụ, tổng hợp, xâm nhập, lắp ráp, phóng thích.
CỦNG CỐ
Câu 2: Mỗi loại virut có thể xâm nhập vào một số tế bào nhất định, là do trên bề mặt tế bào có ……….mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut.
Điền vào chỗ trống(……..) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa ?

A. Glicôprôtein. B. Các thụ thể.
C. Capsome. D. Capsit
CỦNG CỐ
Câu 3: Giai đoạn vỏ capsit bao lấy ADN, các bộ phận như đĩa gốc gắn với nhau tạo thành phagơ mới được gọi là:
A. Giai đoạn hấp phụ
B. Giai đoạn xâm nhập
C. Giai đoạn tổng hợp
D. Giai đoạn lắp ráp

CỦNG CỐ
Câu 5 : Triệu chứng điển hình của AIDS là:
A. Viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phổi
B. Ung thư da và máu
C. Tê liệt và mất trí
D. Viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phổi; ung thư da và máu, tê liệt và mất trí
CỦNG CỐ
Câu 4 : HIV không lây nhiễm qua con đường nào:
A. Tiêm chích ma túy C. Mẹ sang con
B. Muỗi chích D. Truyền máu
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ
THẦY CÔ VÀ CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Lâm Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)