Bài 30. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
Chia sẻ bởi Phạm Thị Dung |
Ngày 25/04/2019 |
171
Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN THỰC TẬP SỐ 4
BÀI 30 – TIẾT 49: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SAC-LƠ
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Dung
Sinh viên Khoa Vật lí – Trường ĐHSP Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Minh Hương
Lớp giảng dạy: 10D3 - Trường THPT Vạn Xuân – Hoài Đức – Hà Nội
Ngày giảng: 22/02/2019
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm quá trình đẳng tích.
- Phát biểu được định luật Sac-lơ.
- Biết được khái niệm đường đẳng tích.
2. Kĩ năng
- Vẽ được đường đẳng tích trong các hệ tọa độ khác nhau.
- Vận dụng định luật Sac-lơ để giải bài tập có liên quan.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm mở đầu bài học.
- Bảng kết quả thí nghiệm.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
2. Học sinh
- Giấy vẽ đồ thị.
- Ôn lại kiến thức về nhiệt độ tuyệt đối.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Câu hỏi:
+ Nêu định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.
+ Nêu nội dung định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt?
+ Tại sao khi để lốp xe bơm căng ở ngoài trời nắng trong một thời gian lâu sẽ bị nổ lốp?
- Giáo viên: Với một lượng khí với thể tích không đổi trong lốp xe, khi nhiệt độ ngoài trời tăng sẽ làm nổ lốp, hay nói cách khác đây là quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí khi thể tích không đổi. Và bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về những quá trình tương tự như thế này: Bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sac-lơ.
- Học sinh trả lời.
- Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.
- Nội dung định luật: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình đẳng tích (5p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên: Ở bài trước chúng ta đã học về khái niệm quá trình đẳng nhiệt, tương tự như vậy, hãy nêu khái niệm về quá trình đẳng tích?
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về quá trình đẳng tích và phân tích ví dụ đó.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và lấy ví dụ.
I. Quá trình đẳng tích
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về định luật Sác-lơ (15p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
a. Tình huống đặt vấn đề
- Giáo viên đưa ra một quả bóng bay đã được thổi sẵn (cố định một lượng khí trong đó), sau đó dùng bật lửa nung nóng khối khí trong quả bóng, yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra.
- Giáo viên làm thí nghiệm và quan sát thấy quả bóng bị nổ, yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng vừa xảy ra dựa trên thuyết động học phân tử chất khí.
- Giáo viên chốt: Khi nung nóng khối khí bên trong quả bóng, nhiệt độ các phân tử khí càng tăng thì chuyển động của nó càng nhanh, số lần va chạm vào thành quả bóng sẽ tăng dẫn đến tăng áp suất khí trong bóng, gây ra hiện tượng bị nổ.
- Yêu cầu học sinh dự đoán mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ của lượng khí nhất định khi thể tích không đổi.
- Giáo viên chốt:
Xét m=const
V= const
Khi T tăng n lần thì p tăng n lần và ngược lại
=> p tỉ lệ thuận với T
b. Thí nghiệm
- Giáo viên: Để kiểm tra xem dự đoán có đúng không, chúng ta cùng làm thí nghiệm để kiểm tra.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm ra các dụng cụ cần có để tiến hành được thí nghiệm này.
- Giáo viên gợi ý:
+ Để tiến hành thí nghiệm ta cần một lượng khí có V như thế nào?
+ Để đo áp suất dùng dụng cụ nào?
+ Để đo nhiệt độ dùng dụng cụ nào?
- Giáo viên chốt:
Dụng cụ cần có là:
+ Một lượng khí xác định với thể tích không đổi.
+ Dụng cụ để đo nhiệt độ (Nhiệt kế)
+ Dụng cụ để đo áp suất (áp kế)
-
BÀI 30 – TIẾT 49: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SAC-LƠ
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Dung
Sinh viên Khoa Vật lí – Trường ĐHSP Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Minh Hương
Lớp giảng dạy: 10D3 - Trường THPT Vạn Xuân – Hoài Đức – Hà Nội
Ngày giảng: 22/02/2019
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm quá trình đẳng tích.
- Phát biểu được định luật Sac-lơ.
- Biết được khái niệm đường đẳng tích.
2. Kĩ năng
- Vẽ được đường đẳng tích trong các hệ tọa độ khác nhau.
- Vận dụng định luật Sac-lơ để giải bài tập có liên quan.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm mở đầu bài học.
- Bảng kết quả thí nghiệm.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
2. Học sinh
- Giấy vẽ đồ thị.
- Ôn lại kiến thức về nhiệt độ tuyệt đối.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Câu hỏi:
+ Nêu định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.
+ Nêu nội dung định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt?
+ Tại sao khi để lốp xe bơm căng ở ngoài trời nắng trong một thời gian lâu sẽ bị nổ lốp?
- Giáo viên: Với một lượng khí với thể tích không đổi trong lốp xe, khi nhiệt độ ngoài trời tăng sẽ làm nổ lốp, hay nói cách khác đây là quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí khi thể tích không đổi. Và bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về những quá trình tương tự như thế này: Bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sac-lơ.
- Học sinh trả lời.
- Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.
- Nội dung định luật: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình đẳng tích (5p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên: Ở bài trước chúng ta đã học về khái niệm quá trình đẳng nhiệt, tương tự như vậy, hãy nêu khái niệm về quá trình đẳng tích?
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về quá trình đẳng tích và phân tích ví dụ đó.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và lấy ví dụ.
I. Quá trình đẳng tích
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về định luật Sác-lơ (15p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
a. Tình huống đặt vấn đề
- Giáo viên đưa ra một quả bóng bay đã được thổi sẵn (cố định một lượng khí trong đó), sau đó dùng bật lửa nung nóng khối khí trong quả bóng, yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra.
- Giáo viên làm thí nghiệm và quan sát thấy quả bóng bị nổ, yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng vừa xảy ra dựa trên thuyết động học phân tử chất khí.
- Giáo viên chốt: Khi nung nóng khối khí bên trong quả bóng, nhiệt độ các phân tử khí càng tăng thì chuyển động của nó càng nhanh, số lần va chạm vào thành quả bóng sẽ tăng dẫn đến tăng áp suất khí trong bóng, gây ra hiện tượng bị nổ.
- Yêu cầu học sinh dự đoán mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ của lượng khí nhất định khi thể tích không đổi.
- Giáo viên chốt:
Xét m=const
V= const
Khi T tăng n lần thì p tăng n lần và ngược lại
=> p tỉ lệ thuận với T
b. Thí nghiệm
- Giáo viên: Để kiểm tra xem dự đoán có đúng không, chúng ta cùng làm thí nghiệm để kiểm tra.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm ra các dụng cụ cần có để tiến hành được thí nghiệm này.
- Giáo viên gợi ý:
+ Để tiến hành thí nghiệm ta cần một lượng khí có V như thế nào?
+ Để đo áp suất dùng dụng cụ nào?
+ Để đo nhiệt độ dùng dụng cụ nào?
- Giáo viên chốt:
Dụng cụ cần có là:
+ Một lượng khí xác định với thể tích không đổi.
+ Dụng cụ để đo nhiệt độ (Nhiệt kế)
+ Dụng cụ để đo áp suất (áp kế)
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)