Bài 30. Làm thế nào để biết có không khí?

Chia sẻ bởi Lưu Thị Bưởi | Ngày 11/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Làm thế nào để biết có không khí? thuộc Khoa học 4

Nội dung tài liệu:

MÔN KHOA HỌC

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN THOẠI
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ ANH THƯ
KIỂM TRA BÀI CŨ :
Để bảo vệ nguồn nước
cần phải làm gì ?
- Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước.
- Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
Câu 2: Em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
- Em thường xuyên quét dọn xung quanh giếng.
- Nếu thấy vỏ chai hoặc rác em nhặt gọn lại và bỏ vào thùng rác.
- Em không đục phá hay làm hư hại đường ống dẫn nước.
KHOA HỌC


LÀM THẾ NÀO
ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
HOẠT ĐỘNG 1
Quan sát và trả lời:
Dùng một túi ni lông to,
mở rộng miệng túi và thử làm như các bạn trong hình sau. Sau đó buộc túm miệng túi lại.
Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta.
HOẠT ĐỘNG 2
Mời các em đọc thí nghiệm 1, 2, 3 sgk trang 62,63.
Gợi ý: Quan sát và mô tả hiện tượng khi mở nút chai rỗng đang bị nhúng chìm trong nước và hiện tượng khi nhúng miếng bọt biển khô vào nước. Giải thích các hiện tượng đó.
Tổ 1,2 : Thí nghiệm 1
Tổ 3 : Thí nghiệm 2
Tổ 4 : Thí nghiệm 3
Thảo luận nhóm 4
(5 phút )
Trong lòng đất vẫn có sinh vật sinh sống.
Mọi chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí.
Kết luận:
Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
Bạn cần biết
- Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển.
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu sự tồn tại của không khí qua một số ví dụ:
Hãy tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
Ví dụ:
.Khi ta rót nước vào chai,ta thấy ở miệng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong chai rỗng.
.Khi ta bơm mực ta thấy có bọt khí sùi lên ở đầu ngòi bút. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong khe hở của ngòi bút và cổ bút.
.Khi ta bịt 1 đầu của bơm tiêm và cho xi lanh vào ta thấy nặng. Điều đó chứng tỏ không khí ở trong bơm tiêm.
4/1 Cố lên.
khoa học vui
Tặng bạn một quyển vở

Quả bóng bay bị thủng một lỗ nhỏ. Hãy chọn một phương án thích hợp nhất để kiểm tra xem quả bóng bị thủng ở chỗ nào.
a. Nhúng ngập bóng vào nước xem nước chảy vào bóng ở đâu?
b. Thổi bóng rồi xoay quả bóng cho các phần của nó lần lượt chạm vào nước trong một cái chậu. Khi tới chỗ thủng thì ta sẽ thấy sủi bọt lên.
c. Quạt lần lượt dọc theo quả bóng, đến vị trí nào bóng căng lên thì đó là vị trí lỗ thủng.
b) Thổi bóng rồi xoay quả bóng cho các phần của nó lần lượt chạm vào nước trong một cái chậu. Khi tới chỗ thủng thì ta sẽ thấy sủi bọt lên.
Tặng bạn một bộ ê ke

?
Tìm câu trả lời đúng nhất.
Không khí có ở đâu?
a. ở xung quanh mọi vật.
b. Trong những chỗ rỗng của mọi vật.
c. Có ở khắp nơi, xung quanh mọi vật và trong những chỗ rỗng của mọi vật.
C. Có ở khắp nơi, xung quanh mọi vật và trong những chỗ rỗng của mọi vật
Phần thưởng của bạn
là một chiếc kéo

?
Chúc mừng bạn
b, Khí quyển.
Giao việc:
Học thuộc mục Bạn cần biết
Về nhà mỗi em chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
Chúc quý thầy, cô giáo sức khoẻ và hạnh phúc. Chúc các em chăm ngoan, học giỏi

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thị Bưởi
Dung lượng: 3,75MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)