Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Chia sẻ bởi Trương Minh Khải | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 3
Bài 30:
CUỘC
CHIẾN
TRANH
GIÀNH
ĐỘC LẬP
CỦA
CÁC
THUỘC
ĐỊA ANH
Ở BẮC

1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

2. Diễn biến chiến tranh và sự
thành lập Hợp chúng quốc Mỹ.

3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến
tranh giành độc lập.



1.Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở
Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
a. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ:
- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh
đến châu Mĩ ngày một nhiều.
- Đến nửa đầu TK XVIII,13 thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ được hình thành với số dân khoảng 1,3
triệu người.
- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
ở 13 thuộc địa phát triển mạnh.
- Cùng với sự phát triển kinh tế là sự tiến bộ của
hệ thống giao thông và thông tin liên lạc. Tiếng
Anh trở thành ngôn ngữ chính.
Một bản vẽ của chiếc thuyền Santa Maria - chiếc thuyền mà Columbus dùng trong chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ.
Chân
dung Cristoforo Columbus
CHÂU NAM CỰC
THÁI


BÌNH


DƯƠNG
ĐẠI

TÂY

DƯƠNG
ẤN

ĐỘ

DƯƠNG
Lược đồ hướng di cư người châu Âu sang châu Mĩ
CHÂU ÂU
CHÂU Á
Bắc Mĩ
Nam

CHÂU PHI
Colômbô
CHÂU ĐẠI DƯƠNG
NGƯỜI ANH DI CƯ TỚI CHÂU MỸ
NGƯỜI ANH CHIẾM ĐẤT CỦA THỔ DÂN
ĐẠI TÂY DƯƠNG
LƯỢC ĐỒ
13 THUỘC ĐỊA ANH
Ở BẮC MỸ
Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh:
+ Miền Bắc: sản xuất rượu, dệt đay, làm thủy tinh, đặc biệt là luyện kim và đóng tàu rất phát triển.
 Kinh tế công, thương nghiệp.
+ Miền Nam: sản xuất lương thực, bông, mía, thuốc lá...
 Kinh tế nông nghiệp (đồn điền).
Nền kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
giữa thế kỷ XVIII.
Sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa đã đặt ra những yêu cầu gì?
=> Yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán mở mang kinh tế về phía Tây.
1.Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
b. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
- Sự phát triển kinh tế đã làm Bắc Mỹ trở thành nơi cạnh tranh với nước Anh. Bằng mọi biện pháp, chính phủ Anh đã kìm hãm kinh tế Bắc Mỹ.
- Chính phủ Anh đã:
+ Cấm Bắc Mỹ sản xuát nhiều lại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đưa thợ từ Anh sang.
+ Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
+ Không được tự do buôn bán với các nước khác.
+ Không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây
 Những chính sách đó đã làm tổn hại quyền lợi của nhân dân, gây nên phản ứng mạnh mẽ.
Sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa bị Anh kìm hãm. Tại sao chính quốc lại kìm hãm sự phát triển của 13 thuộc địa?
+ Vì 13 thuộc địa
phát triển sẽ cạnh
tranh với chính
quốc, Anh chỉ muốn
các thuộc địa là thị
trường tiêu thụ hàng
hóa, là vùng cung cấp
nguyên liệu, thực phẩm
cho Anh.
+Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt .
 Bùng nổ chiến tranh.
Nhiệm vụ của nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ lúc bấy giờ là gì? Giai cấp nào sẽ lãnh đạo đấu tranh?
* Nhiệm vụ:
Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.
Giành độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ.
Tạo điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
* Lãnh đạo cách mạng:
Tư sản công thương ở miền Bắc và chủ đồn điền
ở miền Nam.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng
Quốc Mĩ:
Sự kiện nào làm bùng nổ cuộc chiến tranh ?
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng Quốc Mĩ:
Nguyên nhân:
Sự kiện “chè Bô-xtơn”:
- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh để phản đối thu thuế.
=> Thực dân Anh đã ra lệnh phong tỏa cảng.
- Tháng 9-1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a – Đại hội lục địa lần thứ nhất , yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ
các luật cấm vô lí nhưng
không đạt kết quả.
BÔXTƠN
16-12-1773
Nhân dân Bôxtơn tấn công tàu Anh, ném xuống biển gần 343 thùng chè  thực dân Anh ra leänh phong toûa cảng.
PHI LA ĐEN PHI A
Tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất, yêu cầu Anh bãi bỏ chính sách công thương nghiệp

2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng Quốc Mĩ.
b. Diễn biến:
- Tháng 4-1775, cuộc chiến tranh bùng nổ.
- Tháng 5-1975, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa” và cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-giơ-Oa-sinh-tơn, cuộc đấu tranh giành độc lập ngày càng phát triển.
- Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.


-G.Oa sinh Tơn(1732-1799). Sinh trưởng trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viếc-gi-ni-a.
-Năm 16 tuổi ông nhận bằng kỹ sư và là thiếu tá quân đội, có tài chỉ huy. Ông là người tích cực chống lại những chính sách của thực dân Anh.
-Đại hội lục địa II ông được cử làm tổng chỉ huy quân đội thuộc địa.Câu nói nổi tiếng của ông “gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo vệ tự do của chúng ta,vì thế nó cũng là vật đầu tiên cần dỡ bỏ khi khi tự do được thiết lập”.
Các thuộc địa đấu tranh
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng Quốc Mĩ.
b. Diễn biến:
- Ngày 4.7.1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa, tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mỹ.
- Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
Đại hội 13 thuộc địa Anh thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập
Bản Tuyên ngôn
Độc lập của Mỹ năm 1776
5 tác giả của Tuyên ngôn độc lập
4-7-1776
John Adams
R.H Lee
Robert R. Livingston
Roger Sherman
Thomas Jefferson
Điểm tiến bộ và hạn chế của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ?
Tuyên ngôn Độc lập Mĩ - 1776
… “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời của Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ năm 1776 trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945. Điều này có ý nghĩa gì?
“Hỡi đồng bào cả nước “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”…”

 Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

Trích Tuyên Ngôn độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2.9.1945
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng Quốc Mĩ.
b. Diễn biến:
- Tháng 10.1777, quân thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm cho quân Anh suy yếu. Nước Mỹ được nhân dân Pháp cùng nhiều nước châu Âu ủng hộ.
- Năm 1781, nghĩa quân toàn thắng trận quyết định ở I-oóc-tao. Toàn bộ quân Anh đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

Trận đánh Xa-ra-tô-ga
Chiến thắng Xa-ra-tô-ga năm 1777.
Chiến thắng I-ooc-tao năm 1781.
Yếu tố nào giúp quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh?
- Sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn.
- Sự ủng hộ của nhân dân.
- Dựa vào địa thế để phát huy lối đánh
du kích.
- Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
?
3. Kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập.
a. Kết quả:
- Tháng 9.1783 hòa ước được kí kết tại Véc-xai (Pháp). Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, qui định Mĩ là
nước cộng hòa liên bang, theo cơ chế “Tam quyền
phân lập”: Tổng thống nắm quyền hành pháp. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tòa án nắm quyền tư pháp.
- Năm 1789, Giooc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm
Tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Đại Hội thông qua Hiến pháp ở Mĩ 1787
ĐẠI CỬ TRI
TỔNG THỐNG
CỬ TRI
Sơ đồ bộ máy nhà nước Mĩ theo Hiến pháp năm 1787
TÒA ÁN TỐI CAO
(Tối cao Pháp viện)
9 QUAN TÒA
Nhiệm kỳ suốt đời
QUỐC HỘI
CÁC BANG
Mỗi bang 2 ĐB
Số ĐB theo tỉ lệ dân mỗi bang
Bầu cử
Bầu cử
Bầu
cử
Bầu
cử
NỘI CÁC
(Bộ và các cơ quan
ngang bộ)
Chỉ
định
Phủ quyết
luật
Luận tội
và bãi
nhiệm
Quốc hội
Công
nhận
hoặc
vô hiệu
luật
Phê chuẩn
chỉ định
của tổng thống
Luận tội

và bãi
nhiệm
Chỉ định
Luận
tội
Phê
chuẩn
chỉ định
của tổng thống
QUỐC KÌ VÀ QUỐC HUY CỦA MỸ
3. Kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập.
b. Ý nghĩa:
- Đối với nước Mĩ:
+ Giành độc lập cho dân tộc.
+ Thành lập 1 nhà nước mới.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ. 
- Đối với thế giới:
Thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh.



Hạn chế của chiến tranh giành độc lập của Mỹ là gì?


 Đây là cuộc cách mạng không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng gì.

 Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh ” , Nguyễn Ái Quốc đã viết : “ Mỹ tuy làm cách mạng thành công đã hơn 150 năm nay , nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính làm cách mệnh lần hai ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi”.
Năm 2009, Barack Obama trở thành vị tổng thống lần thứ 44 và hiện tại của Hợp chúng quốc Mĩ
Hoàn thành bảng so sánh Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ?
TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1: Đai hội lục địa lần thứ nhất của 13 thuộc địa được tiến hành vào thời gian nào?
Tháng 9/ 1774.
Tháng 5/ 1775
Tháng 9/ 1775
Tháng 5/ 1774
TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 2: Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ vào:
Tháng 9/ 1775
Tháng 5/ 1775
Tháng 4/ 1775
Tháng 7/ 1776
TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 3: Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mỹ được thông qua vào:
4/7/1775
4/6/1776
17/7/1777
4/7/1776
TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 4: Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ vào:
9/1783
10/1783
9/1787
9/1781
THANK YOU FOR
WATCHING  
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Minh Khải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)