Bài 30. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Quỳnh | Ngày 21/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Giáo án ngữ văn 6


Bức thư
của thủ lĩnh da đỏ
(Văn bản nhật dụng)
(Tiết 2)

-Xi-at-tơn -
2. Sự khác biệt trong cách sống, trong thái độ đối với đất đai, thiên nhiên, giữa người da đỏ và người da trắng:
Tôn trọng các giá trị tinh thần, yêu quý, bảo vệ đất đai môi trường
- Cách sống vật chất thực dụng
- Coi thiên nhiên đất đai như một thứ hàng hóa
Nghệ thuật: So sánh, đối lập, nhân hóa, điệp ngữ.
=> - Nêu bật sự khác biệt giữa hai cách sống của người da trắng và người da đỏ.
- Thể hiện rõ thái độ tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường.
- Bộc lộ những lo âu của người da đỏ về môi trường và thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng.
3. Kiến nghị của người da đỏ với tổng thống Mĩ:

Với đất đai:
+ Phải kính trọng đất đai.
+ Phải khuyên bảo: Đất là Mẹ

Với không khí:
+ Vô cùng quý giá, phải chia sẻ với tất cả cuộc sống
+ Phải giữ gìn và làm cho nó trở thành một nơi thiêng liêng . . .

Với loài vật:
+ Phải đối xử với muông thú . . . như anh em.

=> Phải yêu quý, tôn trọng, bảo vệ đất đai, thiên nhiên, môi trường.
"*Đất là mẹ"
- Là nơi sản sinh, nuôi sống muôn loài.
- Cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình.
- Con người cần sống hòa hợp với môi trường, đất đai và phải biết
cách bảo vệ nó.
- Nghệ thuật:
Giọng điệu vừa thống thiết, vừa hùng hồn, đanh thép,
(ngài phải dạy, ngài phải bảo, phải kính trọng đất đai . . .)
=> Nhấn mạnh tính bức thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ:
Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng
klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, bằng một giọng văn đầy sức
truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ
phong phú đa dạng, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại:
Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ
môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Bức thư được coi là một trong những văn bản hay nhất
nói về thiên nhiên, môi trường vì:
*Bức thư đề cập tới một vấn đề chung cho mọi thời đại: Quan hệ
giữa con người và môi trường thiên nhiên.
*Bức thư được viết bằng sự am hiểu, bằng tình yêu mãnh liệt dành
cho đất đai, môi trường, thiên nhiên.
*Về nghệ thuật, bức thư được trình bày bằng lời văn đầy tính nghệ
thuật: giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, cách lập luận chặt chẽ,
giọng văn vừa hùng hồn khúc triết lại vừa đậm đà chất trữ tình sâu
lắng.
2. Việc sử dụng yếu tố trùng điệp trong bài văn có ý nghĩa gì?
A. Nhấn mạnh ý cần diễn tả;
B. Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người viết;
C. Tạo cho câu văn giàu nhịp điệu, giàu sức thuyết phục;
D. Gồm cả 3 ý (A, B, C).
D. Gồm cả 3 ý (A, B, C).
Luyện tập:
Đọc kĩ và đánh dấu vào ý trả lời đúng của những câu hỏi sau
(Bài tập 1,2,3):
Bức thư đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của
người da trắng thời đó?
A.Tàn sát những người da đỏ;
B.Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ;
C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống;
D.Xâm lược các dân tộc khác.
C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống;
3. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong bức thư
này là gì?
A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường;
B. Bảo vệ di sản văn hóa;
C. Phát triển dân số;
D. Chống chiến tranh.
A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường;
4. Tìm một số câu văn trong bài có sử dụng những biện pháp tu từ sau:
Phép so sánh:
Phép nhân hóa:
Phép lặp:

5. Hãy viết những câu văn em tâm đắc trong bức thư nói về:
Không khí:
Nước:
Đất:
Động thực vật:

6. Hiện nay, thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam cũng đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Em hãy viết một bức thư gửi cho ông bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường Mai ái Trực để kiến nghị về tình trạng trên.
Tổ quốc Việt Nam xanh thắm,
có còn đẹp mãi được không,
điều đó tùy thuộc hành động của bạn,
tùy thuộc vào bạn mà thôi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)