Bài 30. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Chia sẻ bởi Đặng Minh Tuấn | Ngày 21/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện: Đặng Minh Tuấn
Trường THCS: Nguyễn Hiền – Phú Ninh
Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh
Tại sao nói cầu Long Biên
là chứng nhân lịch sử?
KIỂM TRA BÀI CŨ
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả, tác phẩm
? Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
( SGK)
b. Từ khó: ( SGK)
Tiết 125,126
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
1. Đọc
2. Chú thích
3. Thể loại
? Đây có phải là VBND không? Vì sao em biết? Viết theo thể loại gì?
VBND- Thư từ
4. Bố cục
Em hãy chỉ ra bố cục của văn bản?
3 phần
P1: Từ đầu… cha ông chúng tôi: Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
P2: Tiếp…. Đều có sự ràng buộc: Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.
P3: Còn lại: Kiến nghị của người da đỏvề việc bảo vệ môi trường, đất đai.
? Các nội dung trên được trình bày qua một đối lập lớn. Đó là đối lập nào?
Ý nghĩa của đối lập này?
Thái độ của người da đỏ
Thái độ của người da trắng
<>
( Trong việc cư xử với đất đai, môi trường tự nhiên)
Khẳng định tình yêu đất đai, môi trường tự nhiên; lo âu sâu sắc về sự tàn phá môi trường của người da trắng.
Bức thư in dấu ấn tâm hồn T/g.
Đó là dấu ấn gì?
Xúc cảm mãnh liệt, tình yêu sâu sắc với đất đai, môi trường thiên nhiên
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
Trong kí ức người da đỏ hiện lên những điều tốt đẹp nào?
Tại sao vị thủ lĩnh đó nói rằng đó là những điều thiêng liêng?
“ đất đai… cây lá…hạt sương…tiếng côn trùng…những bông hoa…vũng nước…dòng nhựa chảy trong cây cối…là máu của tổ tiên…là chị, là em, là gia đình…”
Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quí, không thể tách rời với sự sống của người da đỏ, những thứ đó không thể mất, cần được tôn trọng và giữ gìn.
Những điều thiêng liêng đó biểu hiện cách sống nào của người da đỏ?
+ Gắn bó với đất đai, môi trường thiên nhiên
+ yêu quí và tôn trọng đất đai, môi trường thiên nhiên.
II. PHÂN TÍCH
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
“ đất đai… cây lá…hạt sương…tiếng côn trùng…những bông hoa…vững nước…dòng nhựa chảy trong cây cối…là máu của tổ tiên…là chị, là em, là gia đình…”
Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quí, không thể tách rời với sự sống của người da đỏ, những thứ đó không thể mất, cần được tôn trọng và giữ gìn.
+ Gắn bó với đất đai, môi trường thiên nhiên
+ yêu quí và tôn trọng đất đai, môi trường thiên nhiên.
? Nét nổi trội trong đoạn văn là phép nhân hóa. Biểu hiện cụ thể của nhân hóa ở những lời văn nào? Tác dụng?
* Nghệ thuật nhân hóaT/d: Sự vật hiện lên gần gũi, thân thiết; bộc lộ cảm nghĩ sâu sa của T/g với môi trường sống, với thiên nhiên.
CHUYỂN TIẾT
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường thiên nhiên
Người da đỏ đã lo lắng điều gì khi bán đất cho người da trắng?
- Lo lắng đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá.
Những lo âu đó phản ánh sự đối lập giữa cách sống của người da trắng với người da đỏ ntn?
Tôn trọng các giá trị tinh thần, yêu quý, bảo vệ đất đai môi trường
- Cách sống vật chất thực dụng
- Coi thiên nhiên đất đai như một thứ hàng hóa
Nghệ thuật: So sánh, đối lập, nhân hóa, điệp ngữ.
=> - Nêu bật sự khác biệt giữa hai cách sống của người da trắng và người da đỏ.
- Thể hiện rõ thái độ tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường.
- Bộc lộ những lo âu của người da đỏ về môi trường và thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng.
? Đoạn văn lôi cuốn người đọc bới các biện pháp : so sánh, đối lập, nhân hóa, điệp từ ngữ. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng.


Với đất đai:
+ Phải kính trọng đất đai.
+ Phải khuyên bảo: Đất là Mẹ

Với không khí:
+ Vô cùng quý giá, phải chia sẻ với tất cả cuộc sống
+ Phải giữ gìn và làm cho nó trở thành một nơi thiêng liêng . . .

Với loài vật:
+ Phải đối xử với muông thú . . . như anh em.

=> Phải yêu quý, tôn trọng, bảo vệ đất đai, thiên nhiên, môi trường.
3. Kiến nghị của người da đỏ với tổng thống Mỹ
Họ đã có những kiến nghị gì khi quyết định bán đất?
"*Đất là mẹ"
- Là nơi sản sinh, nuôi sống muôn loài.
- Cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình.
- Con người cần sống hòa hợp với môi trường, đất đai và phải biết
cách bảo vệ nó.
Em hiểu như thế nào về câu nói: Đất là mẹ?

*Giọng điệu vừa thống thiết, vừa hùng hồn, đanh thép,
(ngài phải dạy, ngài phải bảo, phải kính trọng đất đai . . .)
=> Nhấn mạnh tính bức thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường.
?Em nhận thấy giọng điệu trong đoạn thư này có gì khác trước? Tại sao phải thay đổi giọng điệu như thế?
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường thiên nhiên
3. Kiến nghị của người da đỏ với tổng thống Mỹ
III. TỔNG KẾT
? Nêu những nét độc đáo về nghệ thuật, nội dung?
Ghi nhớ: ( SGK)
Bức thư được coi là một trong những văn bản hay nhất
nói về thiên nhiên, môi trường vì:
*Bức thư đề cập tới một vấn đề chung cho mọi thời đại: Quan hệ
giữa con người và môi trường thiên nhiên.
*Bức thư được viết bằng sự am hiểu, bằng tình yêu mãnh liệt dành
cho đất đai, môi trường, thiên nhiên.
*Về nghệ thuật, bức thư được trình bày bằng lời văn đầy tính nghệ
thuật: giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, cách lập luận chặt chẽ,
giọng văn vừa hùng hồn khúc triết lại vừa đậm đà chất trữ tình sâu
lắng.
Tại sao bức thư ra đời cách đây hơn một thế kỉ mà vẫn được coi là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường?
2. Việc sử dụng yếu tố trùng điệp trong bài văn có ý nghĩa gì?
A. Nhấn mạnh ý cần diễn tả;
B. Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người viết;
C. Tạo cho câu văn giàu nhịp điệu, giàu sức thuyết phục;
D. Gồm cả 3 ý (A, B, C).
D. Gồm cả 3 ý (A, B, C).
IV>Luyện tập:
Đọc kĩ và đánh dấu vào ý trả lời đúng của những câu hỏi sau
(Bài tập 1,2,3):
Bức thư đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của
người da trắng thời đó?
A.Tàn sát những người da đỏ;
B.Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ;
C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống;
D.Xâm lược các dân tộc khác.
C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống;
3. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong bức thư
này là gì?
A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường;
B. Bảo vệ di sản văn hóa;
C. Phát triển dân số;
D. Chống chiến tranh.
A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường;
4. Tìm một số câu văn trong bài có sử dụng những biện pháp tu từ sau:
Phép so sánh:
Phép nhân hóa:
Phép lặp:

5. Hãy viết những câu văn em tâm đắc trong bức thư nói về:
Không khí:
Nước:
Đất:
Động thực vật:

6. Hiện nay, thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam cũng đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Em hãy viết một bức thư gửi cho ông bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường Mai ái Trực để kiến nghị về tình trạng trên.
Dặn dò
Học bài
Soạn bài : Chữ lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (TT)
Chúc quý thầy cô sức khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)