Bài 3. Trung Quốc

Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Trung Quốc thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NHO GIÁO
KHỔNG TỬ
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NHO GIÁO
I. Nguồn gốc Nho giáo
Chế độ phong kiến phát triển sớm.
Từ TK XVIII-IV: chuyển lên nhà nước Phong kiến ,thống nhất từ hàng trăm nhà nước cát cứ địa phương:

+ Thế kỷ X (TCN):còn 800 nước nhỏ
+ Thế kỷ IV (TCN) còn 8 nước và cuối cùng nước Tần diệt nước Triệu.
- Trong chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến,
+ Nhiều học thuyết xuất hiện.
+ Mỗi quốc gia cát cứ sử dụng:
* Một học thuyết trị nước khác nhau
* Với một loạt các nho sĩ làm quân sư.
b. Sự kế thừa các học thuyết sơ khai
Trước Nho giáo, đã tồn tại các học thuyết:
- Vua Phục Hy có:“Bát quái” gồm 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn. Tốn Ly, Đoài, Khôn.
- Vua Hạ - Vũ có “Cửu trù”, 9 biện pháp trị nước.“Cửu Trù” là: Điển: về phép tắc; Mô: về mưu kế; Huấn: về dạy người; Cáo: những lời trên ban xuống; Thệ: việc quân sự; Mệnh: mệnh lệnh của cấp trên cho cấp dưới…
- Vua Nghiêu - Thuấn có “Điển hình”;
- Chu Công soạn ra “Lễ nhạc”...
Nho giáo tổng kết các trí thức có từ trước, đề ra thuyết chính trị - xã hội.
c. Nho giáo ra đời gắn với Khổng Tử
- Khổng Tử (551-479 TCN), húy là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, tỉnh Sơn Đông (xưa là đất nước Lỗ).
- Tuổi nhỏ, học giỏi văn chương, thích nói về ứng xử.
- Từ 20 tuổi làm quan nước Lỗ;
- 51 tuổi, cáo quan về nhà vừa dạy học vừa đi các nước Tề, Vệ, Sở, Tống... thuyết pháp học thuyết nhưng không được nước nào dùng.
- Trở về nước Lỗ, mở trường dạy học và viết sách. biên soạn ra Ngũ Kinh (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu) dạy học trò biết “Bát điều” và “Lục nghệ”:
+ “Bát điều” : Hiếu: thờ mẹ cha; Đễ: quan hệ anh em hòa thuận; Trung: trung quân; Thu: sống hợp lẽ đời, Tu: việc tu thân; Tề: giữ việc nhà; Trị: giúp vua trị nước; Bình: giữ bình yên trong thiên hạ.
+ “Lục nghệ” gồm: Lễ: quan hệ xã giao; Nhạc: các thú vui giải trí; Xa: môn thể thao bắn cung, cưỡi ngựa; Thư: biết bàn về văn chương; Số: về toán và tướng số.
+ “Chính danh” và “Định phận”:
* “Chính danh” là việc làm.
* “Định phận” là vị trí đứng;
(“Vị” đẻ ra “danh”, danh “đẻ ra quyền”. “quyền” sinh ra “lợi”. Vị - danh - quyền - lợi là 4 vòng trong cuộc đời con người; mỗi con người phải phục tùng. Người có học sẽ vươn lên vị trí cao, danh lớn, hưởng quyền và lợi nhiều.)
Đây là cốt lõi học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo trong buổi đầu.
Năm 479 (TCN), Khổng Tử mất, học trò dựng điện thờ ông tại quê.
Sau đó học trò: Tăng Tử:“Đại học”; Tử Tư: “Luận ngữ” và “Trung dung” ; Mạnh Tử “Bộ Mạnh Tử”.
2. Quá trình phát triển

a. Thế kỷ V đến thế III TCN: Thời kỳ hình thành, từ Khổng Tử đến Tuân Tử
- Nho giáo là một học thuyết chính trị-xã hội và đạo đức;
- Hình thành các bộ sách lớn “Tứ Thư” và “Ngũ Kinh”,
- Chịu ảnh hưởng của thuyết âm dương.
b. Thế kỷ II - TCN đến thế kỷ II SCN: Thời kỳ nhà Hán đến Đường
- Nho giáo được sử dụng để củng cố chế độ phong kiến, trở thành thiết chế xã hội. ( Kinh Dịch được đề cao, có vị trí quan trọng, nhờ công lao của Đổng Trọng Thư.)
Nho giáo trở thành thể chế nhà nước
Mang yếu tố tôn giáo
c. Từ thế kỷ IX: Thời kỳ tân Nho giáo (Tống Nho)
Nho giáo tiếp thu các tôn giáo khác (Phật, Lão...) để tiếp tục tồn tại, phát triển
Trở thành nền tảng đạo đức của xã hội
Là cơ sở xây dựng thiết chế xã hội PK ở các nước Đông Nam Á
* Từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước Đông Nam Á xuất hiện hiện tượng trỗi dậy của Nho giáo, các Hội nghiên cứu Nho giáo ra đời ở Xingapo, Đài Loan, Nhật Bản ...
II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA HỌC THUYẾT NHO GIÁO
Toàn bộ học thuyết Nho giáo được trình bày trong 2 bộ sách:
“Tứ thư”
+ “Luận ngữ” chép những lời K.Tử khuyên học trò.
+ “Đại học” đạo quân tử, phần đầu lời KT, phần sau Trang Tử bình giảng.
+ “Trung dung” - dạy đạo làm người, sống dung hòa với nhau.
+ “Mạnh Tử” - tư tưởng của Mạnh Tử về chính trị, kinh tế, đạo đức.
“Ngũ Kinh”
+ “Kinh Thi”: Sưu tập các bài ca dao dân gian, các bài hát ở triều đình
+ “Kinh Thư”: Chép lại đạo trị nước từ Nghiêu-Thuấn đến Đông Chu
+ “Kinh dịch”: Trình bày thuyết âm-dương, là cơ sở bói toán…
+ “Kinh Xuân – Thu”: Sử ký nước Lỗ từ 722-481 (tr.cng).
+ “Kinh Lễ”: Ghi chép lễ nghi dòng họ, gia đình, các đời vua
Nho giáo quan niệm vật chất:
- có từ lâu đời,
chuyển hóa không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác.
* Thời gian: Một thời kỳ chuyển hóa của vũ trụ là 129.600 năm, gọi là một “Nguyên”.

1. Về vũ trụ
- Nguyên chia ra 12 hội theo lịch Can-Chi,
- Mỗi hội là 40.800 năm. “Nguyên” mở đầu ở hội Tý, “địa tịch ư Sửu”. Con người và vạn vật được sinh ra từ nửa đầu hội Dần – “Nhân sinh ư Dần”.
Một số cặp phạm trù về cấu tạo vũ trụ của Nho giáo:
“Âm-dương”: Là
- Hai trạng thái tồn tại của phần tử vật chất, luôn biến động và chuyển hóa, tương hợp và tương sinh.
Sinh ra “ngũ hành” (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ),
Ngũ hành sinh ra mọi biến đổi trong tự nhiên và xã hội.
Thuyết “Âm-dương” được trình bày kỹ trong sách “Kinh dịch”.
Về sau, do Kinh dịch bị thần bí hóa mang tính tôn giáo, đẻ ra thuyết Âm-dương - Tứ tượng – Bát quái – Trùng quái (4.096 quẻ bói lấy từ Kinh dịch) là cơ sỏ của bói thẻ, bói cỏ thi, bói mai rùa, tướng số...
“Lý – Khí”:
Mọi vật trong vũ trụ đều là sự hợp nhất giữa “Lý” và “Khí”,
“Lý”: gồm ý thức, tư tưởng, tinh thần, lý là nguyên tắc hoạt động của vũ trụ, tạo ra “thái cực” ở trong mọi vật, mỗi vật có một “Thái cực”. Lý là phần vô hình.
“Khí” là phần vật chất, là hữu hình.
“Tam vi nhất”: có 3 yếu tổ : trời, đất, vạn vật; chỉ vạn vật đều có nguồn gốc chung, do âm-dương tạo thành
+ Trời là lý,
+ Đất là khí.
+ Khí hóa âm-dương tương hợp tạo ra mọi vật, trong đó có con người.

Khí có 4 đặc điểm: Chính: ngay thẳng; Thông: hở, dễ thẩm thấu; Thiên: tính dễ lệch: Tắc: bế tắc, không lối thoát.

Con người cũng do Lý – Khí tạo nên; nhưng do 2 đặc điểm Chính và Thông của Khí quyết định.
- Con người mới ra đời "nhân chi sơ, tính bản thiện“ như tờ giấy trắng, do môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau mà có bản chất, tính khí khác nhau,
- Thuyết ứng xử các mối quan hệ của con người
- Mỗi con người đều gắn với gia đình, dòng họ, làng nước, xã hội
- Cốt lõi Nho giáo là "tu thân", dạy con người phải biết sống có "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" để đạt danh phận cao.
2. Quan niệm của Nho giáo về con người
- Nho giáo đi từ con người đến gia đình ra toàn xã hội.
+ Mô hình xã hội đó phải là "hoà mục (hoà bình), có trật tự và ổn định vĩnh viễn".
+ Xã hội có thứ bậc: Trên cao có Vua (Thiên tử - con trời), giúp Vua có Khanh (đại thần) và Quan (bề tôi), dưới có Thứ dân (dân lao động). Vua thay trời định ra danh phận cho dân.
Dân phải phục tùng lệnh vua.
3. Quan niệm về thế giới con người sau khi chết
- Con người tạo thành do "Lý - Khí",
- Sau khi chết "Khí" tan ra, "Lý" thoát ra tạo thành linh hồn.
- Linh hồn người chết về với tổ tiên, quanh quẩn bên con cháu.
Ở nước ta
+ Mọi tập tục, lễ nghi trong tang ma đều theo sách Nho giáo, có pha trộn một ít lễ nghi Lão giáo (yểm bùa người chết, cầu hồn, lễ tạ, đàn chay...).
+ Thờ cúng tổ tiên là lễ nghi trọng đại dựa trên cơ sở "hiếu - đệ" và quan niệm về thuỷ tổ sinh ra mình.
Như vậy, Nho giáo không có khái niệm Thiên đường, Nát bàn, Địa ngục... như Kitô giáo, Phật giáo mà thế giới sau khi con người chết đi ở bên cạnh con người đang sống, con người sống làm việc có tội, là có tội với trời, tổ tiên.

Nho giáo cũng đưa ra thế giới thần linh, gồm: Thánh, Thần, Quỷ.. ( do tiếp thu yếu tố tôn giáo của Phật, Lão....)

Thánh nhân

- Là người được sinh ra vào lúc trời - đất giao cảm,
- Được trời giao cho nhiệm vụ dạy dỗ nhân dân. Thanh nhân chịu mệnh trời, Nho giáo khuyên con người sống phải biết kính trời, thờ trời và kính thánh nhân, học chữ thánh nhân. Vua phải tuân theo mệnh trời, quan dân phải chịu mệnh vua.
Thần Quỷ:
- Con người khi chết đi, "Khí" tiêu tan. "Khí" có hai bộ phận - "Khí" và "Phách".
+ Phần xác thịt sẽ tan biến vào đất tạo ra Quỷ;
+ "Lý" bay lên trời toả sáng tạo ra "Thần".
- Thần - Quỷ của Nho giáo khác với quỷ thần của đạo Lão, nó là một thể thống nhất của tổ tiên.
- Nho giáo dạy con người kính sợ quỷ thần, thờ cúng quỷ thần nhưng chỉ để cầu phúc. Nho giáo dạy "tế Thần như Thần tạ" (cung kính Thần như sinh ra Thần), "Kính nhi viễn chi"...
4. Học thuyết chính trị - xã hội: cốt lõi của Nho giáo là học thuyết về ứng xử xã hội và đạo đức xã hội
Cơ sở xuất phát: Từ quan niệm con người do có nhiều "dục vọng" làm mất đi "lẽ phải".

- Con đường đi đến "lẽ phải" là "tu thân" bằng học hành; tăng trí tuệ.

- Lấy gia đình, dòng họ làm gốc, lấy "hiếu đệ" và "lễ nhượng" làm lẽ sống,con người phải đi từ gia đình (Tề gia) đến việc nước (Trị quốc)< cao hơn là góp phần giữ cho xã hội hoà bình, ổn định, sống theo một trật tự vĩnh viẽn (Bình thiên hạ).
Những luận thuyết cơ bản là:

"Tam cương": Ba mối quan hệ trụ cột trong xã hội là vua - tôi, cha - con, chồng - vợ.
+ Vua - tôi là quan hệ vua với quan lại và thứ dân. Tôi đối với vua là Trung; vua đối với tôi là Lễ.
+ Cha - con là quan hệ trong gia đình; cha mẹ đối với con cái phải nhân từ; con cái đối cha mẹ phải có hiếu. Cha bắt con chết mà con không chết là bất hiếu.
+ Vợ chồng (phu - phụ), người phụ nữ xuất giá phải nghe theo chồng, phải tín, kính trọng chồng.
"Tam tòng":

- Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con).
- Ngoài ra, phụ nữ có "Tứ đức": công, dung, ngôn, hạnh.
"Tứ đoan": gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí"; trong đó,
nhân là cốt lõi của "tứ đoan".
- Lòng trắc ẩn là cốt của Nhân.
- Lòng từ nhượng là cốt của Lô.
- Phân biệt được phải - trái là cốt của Trí.
- Đức tin là cốt của Nghĩa.

Tứ đoan còn được gọi là Tứ đức.

"Ngũ thường": xuất hiện thời Tống Nho trên cơ sở của "Tứ đoan", thêm "Tín". Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Bạn bè sống với nhau phải tôn trọng "Tín“

"Lục kỷ": quy ước về xử thế trong các mối quan hệ dòng họ, thần tộc, thầy trò.
- Dòng họ phải có trên có dưới;
- Anh em trai phải lấy "kính, thiện" làm đầu; anh em bên mẹ phải dùng "nghĩa", anh em trong một nhà phải lấy "tình, lễ" đối xử với nhau;
- Thầy trò phải lấy "kính, tín" làm trọng.
Như vậy, Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo được xây dựng trên cơ sở xác định thái độ ứng xử trước các mối quan hệ trong xã hội;
- Tam cương: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ
- Tam tòng; đạo đức của phụ nữ đạo đức
- Tứ đoan, Ngũ thường: người quân tử
- Lục kỷ: các mối quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò
- Lục nghệ: con đường vươn lên đạt "định phận" và "định danh"
Điều trên tạo ra thành hai chuẩn mực đạo đức của người có học: "Cương thường, lục kỷ" và "Tam tòng, tứ đức".
Trong quá trình phát triển, Nho giáo tiếp thu các quan niệm về vũ trụ, con người, thế giới sau khi con người chết đi, các lễ nghi liên quan của đạo Phật, đạo Lão... làm cho nó từ Học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức, thành học thuyết có tính tôn giáo.
Học thuyết chính trị - xã hội là của Nho giáo, được giai cấp phong kiến sử dụng thành một thiết chế xã hội, có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội các nước Đông Nam Á.
5. Những yếu tố tôn giáo trong Nho giáo
-Thời kỳ sơ khai là một học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức; là hướng vươn lên của con người và xã họi, thoát ra khỏi loạn ly, chiến tranh liên miên để đạt tới một xã hội "hoà bình, có trật tự, thống nhất, ổn định". Con người sống theo "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín", có "đức, lễ, nhượng".
- Mạnh Tử đưa yếu tố duy tâm khách quan vào, củng cố quan niệm về linh hồn, thần, quỷ, con người có mệnh... Vua chịu mệnh trời "Thiên nhân tướng ứng", "bách thần" là người giúp việc cho vua cai trị dân chúng...
- Đến cuối Tần, đầu Hán, xuất hiện "Bách gia chi tử", nhiều học thuyết xuất hiện và mỗi nước sử dụng một học thuyết để trị nước
+ Tần dùng thuyết Pháp gia; Hán Cao Tổ (Lưu Bang) dùng thuyết Hoàn gia...).
+ Đời Hán Võ đế sử dụng đạo Nho. Nho có gốc ở trời. Nhà nho Đổng Trọng Thư được Hán Vũ đế đưa lên hàng quân sư, truyền bá thuyết mục đích luận thần bí: đạo
"Cương thường, Lục kỷ" có gốc ở trời; trời sinh ra vua để cai trị đất nước, sinh ra quan giúp vua, sinh ra dân cho vua sai khiến.
Nhà Hán sử dụng Nho giáo, thần bí nó để thiết lập thiết chế xã hội, cai trị dân. Triều đình lập ra Bộ Lễ.
- Từ nhà Đường Phật giáo phát triển ở Trung Quốc. Nho giáo phải tiếp thu các yếu tố tôn giáo vào học thuyết của mình để chống lại đạo Phật.
+ Các nhà Nho đã thần thánh hoá Khổng Tử, 72 học trò, lập ra điện thờ và các lễ nghi thờ cúng.
+ Nho giáo tồn tại và phát triển mang tính tôn giáo. Sách Nho học trở thành thiêng liêng, sách Thánh hiền.
Thờ cúng và nghi lễ:

Điện thờ Nho giáo là Văn miếu (cả nước),Văn chỉ (cấp tỉnh, huyện, làng); Hàng năm cúng 2 lần.

Trước kỳ thi, khi đỗ đạt, được thăng quan đều phải ra Văn miếu, Văn chỉ cúng tạ ơn Thánh hiền.
Bố trí điện thờ:

Trên cùng là đức Khổng Tử,
Thứ đến 4 bậch thượng hiền (4 trò giỏi),
Tiếp 72 tiên hiền (72 trò hiểu học thuyết) các bậc hậu hiền, thần tiên...
Nho giáo không có giáo hội, giáo phẩm, nghi thức kết nạp tín độ, không truyền bá tôn giáo mà truyền bá sự ham học để vươn lên danh vị cao.
Do vậy, Nho giáo khi không được Nhà nước sử dụng thì chỉ tồn tại ở tâm linh con người dưới dạng văn hoá, phong tục và tập quán.
QUAN ĐIỂM NHO GIÁO VỀ GIÁO DỤC
1. Mục đích giáo dục của Nho giáo
* Cần đạo: Khái niệm ĐẠO là đạo làm người, tu thân; là đạo trị nước, yên dân.
“Sĩ chí ư đạo” là: kẻ sĩ để chí vào đạo lý;
“Quân tử muôn đạo, bất mưu thực”: đạo trên sinh hoạt ăn uống”;
“Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ”. Sáng nghe đạo, tới chết cam lòng.
* Hoàn thành nhân cách lý tưởng:
Khổng Tử: “Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân”
(Ngày xưa người ta học vì mình
Ngày nay học vì người)
Nhân cách, đức tính của người hoàn thiện – Trung, hiếu, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm.
- Khoan dung, ngay thẳng, siêng năng, kiên nhẫn, tiết kiệm, biết mệnh Trời
* Bồi dưỡng nhân cách chính trị:
- Học tập là đểlàm chính trị, phò vua, hành đạo.
- Kẻ sĩ, quân tử học với mục đích: “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
* Làm sáng tỏ cái đức sáng, khiến dân đổi mới và đạt tới chỗ chí thiện:
“Minh minh đức, tân dân, chỉ ư chí thiện”
- Sáng tỏ cái đức sáng của bản thân.
- Tu thân làm cho nhân dân đổi mới và sống theo qui phạm đạo đức của Nho học.
- Làm như vậy thì sự hcj đạt đến chỗ chí thiện.
2. Nguyên tắc giáo dục
2.1. Hữu giáo vô loại
2.2. Giáo dục đạo đức và nhân cách
- Khổng Tử : “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ”: Nên để tâm chí vào đạo, nắm vững đức hạnh, noi theo điều nhân, vui thích với lục nghệ.
- Khổng Tử: “Sống là điều ta ham muỗn, nghĩa cũng là điều ta ham muốn. Hai điều đó không thể giữ được cả hai thì ta bỏ mạng sống để giữ điều nghĩa”.
- Mạnh Tử: Đại trượng phu là “Phú giữ bất năng dâm, nghèo hèn bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.
Cái danh con người là nhân cách.
3. Nội dung giáo dục
- Dạy 4 nội dung cơ bản: Văn chương, đức hạnh, lòng trung thực và thành tín.
- Tài liệu dạy: Lục Kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu.
- Coi trọng 3 môn: Thi, Lễ, Nhạc.
Như vậy:
+ Trọng tài giáo dục là hành vi đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội, với vua, cha mẹ, anh em, bạn bè.
+ Dạy làm người trước dạy văn (Tiên học lễ, hậu học văn).
+ Hạn chế: không dạy tự nhiên, sản xuất.
4. Phương pháp giáo dục
- Thích ứng với cá tính từng người.
- Coi trọng cả dạy và tư duy.
- Kết hợp học với tập.
- Bồi dưỡng hứng thú.
- Đề cao tự giác.
- Chú trọng nỗ lực, học lẫn nhau.
- Có phương hướng và phương châm học tập đúng.
- Dạy học cùng thúc đẩy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)