Bài 3. Trung Quốc

Chia sẻ bởi Sammy Lương | Ngày 10/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Trung Quốc thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Trường thpt chuyên lê hồng phong
LỚP : 11B
NHÓM : 1
TRUNG QuỐC
LỊCH SỬ 11
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa XIX đến đầu XX
III.Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi (1911)

Sau cuộc chiến tranh thuốc phiện , lịch sử Trung Quốc chuyển sang một thời kì mới.
Đó là thời kì Trung Quốc bị các nước đế quốc Âu-Mĩ đua nhau xâm lược và chia xẻ.
Là thời kì nhân dân Trung Quốc đấu tranh anh dũng, liên tục và rộng khắp chống xâm lược, chống phong kiến Mãn Thanh mà đỉnh cao là cuộc cách mạng Tân Hợi.
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
Nguyên nhân:
Từ thế kỉ thứ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
Trung Quốc là 1 nước lớn, đông dân nhất châu Á.
Chế độ phong kiến trên đà suy yếu.
Nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược?
Lãnh thổ Trung Hoa thời Nhà Thanh
Thế kỉ XVIII các nước đế quốc đi đầu là Anh đòi Mãn Thanh “mở cửa” để buôn bán thuốc phiện.
Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (chiến tranh thuốc phiện).
Chính quyền Mãn Thanh phải kí hiệp ước Nam Kinh,chấp nhận các điều khỏan theo yêu cầu của thực dân Anh như: bồi thường chiến phí (21tr bảng), nhượng lại Hồng Công, mở cửa 5 cửa biển,…
Đây là mốc mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ 1 nước phong kiến độc lập thành nước nửa độc lập nửa phong kiến
Quá trình xâm lược:
Cuộc chiến tranh thuốc phiện 1842
Buổi kí Hiệp ước Nam Kinh
Các khu vực xâm chiếm của các nước đế quốc.
Trung quốc cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX:
BỐI CẢNH:
Sự xâm lược của các nước phương Tây và thái độ thỏa hiệp của nhà Thanh ~>giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tục nỗi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu XX.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu XX.
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc:
+ Dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Tòan.
+ Nổ ra ngày 1-1-1851 ở Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác.
+ Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
+ Kéo dài 14 năm ( từ 1851 – 1864)
+ Nghĩa quân xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh)
+ Thi hành nhiều chính sách tiến bộ như: Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ,...
+ Là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI BÌNH THIÊN QUỐC:
Ngày 19-7-1864, được sự giúp đỡ của các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào => cuộc khởi nghĩa thất bại.
Cuộc vận động Duy Tân (Mậu tuất 1898):
+ Do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Xiêu lãnh đạo, với sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự.
+ Phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến
+ Không dựa vào lực lượng nhân dân~>vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do Thái hậu Từ Hi cầm đầu.
Ngày 21-9-1898, khi phong trào Duy Tân mới diễn ra hơn 100 ngày, Thái Hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự, tịch thu ấn tín, bắt và xử tử những người lãnh đạo phái Duy Tân; Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phải lánh qua nước ngòai.
=> Cuộc vận động thất bại
KHANG HỮU VI và LƯƠNG KHẢI SIÊU:
Thụy hiệu của bà là Hiếu Khâm Từ Hy
Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ
Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng
Thánh Hiển hoàng hậu
Phong trào nghĩa Hòa Đòan:
Bùng nổ ở Sơn Đông  lan rộng sang Trực Lệ Sơn tây và Đông Bắc .
Tiến đánh sứ quán Bắc Kinh .
Liên quân 8 nước là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Nhật, 
Áo - Hung, Italia tiến vào Bắc kinh đàn áp phong trào .
Nghĩa  Hòa Đòan anh dũng chiến đấu nhưng thất bại .
*Lý do thất bại của 3 phong trào: 
+ Thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
+ Thiếu vũ khí, còn thô sơ
+ Nổi dậymột cách rời rạc lẻ tẻ
Nhà Mãn Thanh lại 1 lần nữa đầu hàng đế quốc.
Kí điều ước Tân Sửu (1901)
Trung Quốc phải trả một khỏang tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh.
Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thật sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Phong trào Nghĩa Hòa Đòan.

III.Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
A.Cách mạng Tân Hợi:
-Đầu năm 1905, Phong trào chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân TQ đã lan rộngkhắp các tỉnh được nhiều Hoa kiều ủng hộ.
-Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật, hội bàn với những người đứng đầu tổ chức cách mạng trong nước, thành lập một chính Đảng của tư sản.
=>Tháng 8-1905, Trung quốc Đồng minh hội ra đời
+Đối tượng: trí thức tư sản, địa chủ, thân si bất bình với nha Thanh, 1 số đại biểu công nông.
+ Cương lĩnh:
* Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội dựa trên học thuyết Tam Dân “Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”.
+ Mục tiêu của Hội:
* Đánh đổ Mãn Thanh , khôi phục Trung Hoa, thành  lập Dân Quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất .
Tôn Trung Sơn:
-Sinh năm 1866, mất năm 1925 ở Quảng Đông.
-Tên thật là Tôn Văn, tự là Dật Tiên.
-Năm 13 tuổi, đến học ở Hô-nô-lu-lu (Ha-oai).
-Sau đó, tiếp tục học ở Hồng Kông, rồi học Y khoa ở Quảng Châu.
-Tiếp xúc với tư tưởng dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây một cách có hệ thống.
-Nhìn thấy rõ sự thối nát của chính quyền Mãn Thanh và nguy cơ mất nước vào tay đế quốc phương Tây.
=> Sớm nảy sinh tư tưởng lật đổ triều Thanh, xây dựng một xã hội mới.

III.Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
Tôn Trung Sơn:
+Nguyên nhân dẫn đến cách mạng:
Ngày 9-5-1911. chính quyền nhà Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ lợi ích quốc gia~> lòng dân căm phẫn~>châm ngòi cho cách mạng bùng nổ.
+ Diễn  biến Cách mạng Tân Hợi 1911-1912:
Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh Hội, ngày 10-10-1911 khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương .
Lan rộng sang các tỉnh miền Nam , tiến lên miền  Bắc .
Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh , tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn nhậm chức Đại Tổng thống lâm thời
Thông qua Hiến pháp lâm thời, công nhân quyền bình đẳng và tự dodân chủ của mọi người nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đấtcủa nông dân
Trước trhắng lợi bước đấu của cách mạng, một số người lãnh đạo Dồng minh hôi chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải.
Theo đó, sau khi vua nhà Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức (2-1912). Ngày 6-3-1912, Viên Thế Khải tuyên thể nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân quốc
Ý nghĩa:
- Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế .
- Thành lập chế độ Cộng Hòa , tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc .
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á
Hạn chế:
-Cách mạng tư sản không triệt để
-Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc
-Không tích cực chống phong kiến
-Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
 
Thất bại do: thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu , trong khi thế lực bảo thủ phong kiến còn rất mạnh .
CÁC THÀNH VIÊN TRONG TỔ:
Nguyễn Thị Phương Nhi
Trương Nguyễn Phương Trang
Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc
Lương Ngọc Oanh
Nguyễn Thị Diễm My
Võ Nguyễn Thanh Bình
Trần Bảo Khánh
Lê Thụ Nhân
Dương Quang Anh Thư
Trần Lê Bảo Trân
Phan Ngọc Anh Thùy
Trần Khánh Trang
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Sammy Lương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)