Bài 3. Trung Quốc

Chia sẻ bởi Lương Thị Nhung | Ngày 10/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Trung Quốc thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Câu 1* Bằng kiến thức cơ bản hãy làm sáng tỏ ý kiến sau: Chế độ phong kiến Trung Quốc thời Đường phát triển đến đỉnh cao nhất.
Câu 2* Tìm những hình ảnh và thông tin nói về những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc thời phong kiến ?
Nội dung câu hỏi
Câu 1:
Khi đất nước bước vào thời kì loạn lạc Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa của nông dân,lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Đường năm 618-907. Là thời kì phát triển nhất trong chế độ phong kiến Trung Quốc, thể hiện qua :
.

Bài làm
1*a) Nông nghiệp:
- Thực hiện chế độ quân điền: Giảm tô thuế, bớt sưu dịch đồng thời lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân,khi nhận ruộng nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô(thuế ruộng bằng lúa), dung(thuế thân bằng lao dịnh), điệu(thuế hộ khẩu bằng lụa).áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất ?Sản lượng tăng nhiều.
Sự phát triển kinh tế
b)* Thủ công nghiệp và thương nghiệp :
- Xuất hiện các xưởng thủ công ( gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền(có nhiều người làm) => Phát triển nhanh chóng.
Sự phát triển kinh tế
c)* Ngoại thương :
Từ các tuyến đường giao thông đã được hình thành trước, hai " con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập và mở rộng => buôn bán với nước ngoài tăng nhanh.
Sự phát triển kinh tế
2* Chính trị :
*Đối nội:
Từng bước củng cố, hoàn thiện bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương..
+ Mở khoa thi chọn người tài.
+ Cử thêm chức tiết độ sứ trấn ải biên cương.
+ Cử người thân quen đi quản lí địa phương.
*Đối ngoại.
+ Tiếp tục thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ. ? Đế quốc phong kiến phát triển nhất lúc bấy giờ.
Thái uý
Thừa tướng
Các chức quan khác
Hoàng đế
Thái thú
( ở quận )
Thái Thú
( ở quận )
Huyện lệnh
( ở huyện )
Huyện lệnh
( ở huyện )
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời nhà Đường
Tiết độ sứ

* Đời sống nhân dân tương đối ổn định, ruộng đất được cải thiện, sưu thế giảm .
Đời sống của nhân dân
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường năm 669
Hình ảnh tham khảo
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường năm 700
Hình ảnh tham khảo
*Chế độ phong kiến ở thời nhà Đường phát triển đến đỉnh cao nhất vì:
Nền kinh tế phát triển.
Có bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.
Đời sống nhân dân ổn định hơn trước.
Kết luận
Câu 2:
Tư tưởng :
+Nho giáo giữ vai trò quan trọng được chế độ phong kiến nắm lấy làm công cụ cai trị nhân dân,trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.Phật giáo thịnh hành, nhất là dưới thời Đường, các nhà sư của Trung Quốc đã tìm đường sang ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật.Nhà vua cũng tôn sùn Phật, cho xây chùa,tạc tượng, in kinh.
Sử học
-Mở đầu là "Sử kí " của Tư Mã Thiên một tác phẩm nổi tiếng có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.Đến thời Đường " Sử quán" được thành lập chuyên biên soạn lịch sử của nhà nước.
Đây là một trong những bức tranh được tìm thấy trong sách cổ đã phác hoạ chi tiết chế độ xưa của giai cấp phong kiến Trung Quốc:
Sử kí
Văn học
*Là lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hoá Trung Quốc dưới thời phong kiến.
Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mạt xã hội bấy giờ và đã đạt cao đến đỉnh cao của nghệ thuật.Nhiều nhà thơ đã thành công trong lĩnh vực này như : Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới ở thời Minh,Thanh.Nhiều tác phẩm nổi tiếng đã ra đời trong thời kì này như: Tam quốc diễn nghĩa(La Quán Trung), Tây du kí ( Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng ( Tào Tuyết Cần)

* Khoa học - kĩ thuật :
-Khoa học :
+Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học và y học của Trung Quốc cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng.(Phát minh ra nông lịch,cách tính diện tích khối lượng,có nhiều thầy thuốc giỏi.)
-Kĩ thuật :
+Có những phát minh quan trọng như:

Giấy
Một người Trung Quốc tên Cai Lun phát minh ra mẫu giấy đầu tiên, là tiền thân của các loại giấy hiện đại ngày nay. Trước phát minh này của Cai Lun, người Trung Quốc thường viết trên những thanh tre hoặc những dải lụa; cho đến năm 105 sau công nguyên, Cai Lun đã nghĩ ra cách tạo một hỗn hợp sợi gỗ và nước, rồi sau đó nén chúng lên một miếng vải dệt. Những lỗ li ti trên mảnh vải sẽ thấm hết nước trong hỗn hợp hồ nhão, để lại một mặt giấy thô và khô ráo. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ Cai Lun đã viết điều gì trên mảnh giấy đầu tiên ông làm được. 


Chiếc la bàn đầu tiên được thiết kế chỉ về hướng Nam, bởi vì lúc bây giờ người Trung Hoa xem phương Nam là phương chính, và họ muốn mở rộng bờ cõi về phương nam. Những chiếc la bàn đầu tiên được chế tạo vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được làm từ đá nam châm. 
Đá nam châm là quặng sắt từ – chúng sẽ mang từ tính khi bị sét đánh trúng và cho ra một loại khoáng chất bị hút về cả 2 cực bắc và nam. Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết cụ thể ai là chủ nhân của ý tưởng vô cùng thông minh: dùng đá nam châm để phân biệt phương hướng; nhưng theo các bằng chứng khảo cổ thì người Trung Hoa là tác giả của phát hiện này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc môi làm từ loại đá này có thể cân bằng trên một cái bảng dò, giúp các thầy bói thời đó dò tìm phương hướng tốt.

La Bàn

Có truyền thuyết cho rằng thuốc súng là sáng chế tình cờ của một nhà giả kim khi ông đang tìm phương thuốc trường sinh cho con người. Nhưng oái ăm thay, cái mà ông ta thu được lại là một trong những phương thức lấy đi sinh mạng con người nhanh nhất. 
Thành phần ban đầu của thuốc súng gồm nitrat kali, than chì và lưu huỳnh. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1044 trong “Tuyển tập những Kỹ thuật Quân sự quan trọng nhất” do Zeng Goliang biên soạn. Theo sách này, thuốc súng đã được phát minh trước đó một thời gian, và có 3 hỗn hợp thuốc súng khác nhau được sử dụng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự để chế tạo các quả lựu đạn thô sơ đầu tiên.
Qua thời gian sử dụng, người ta biết rằng thêm các kim loại khác nhau vào hỗn hợp thuốc súng sẽ tạo ra nhiều màu sắc đẹp rực rỡ, từ đó pháo hoa hiện đại ra đời. 
Thuốc súng
* Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc:
-Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được lưu giữ đến ngày nay.
+ Vạn lí trường thành
+ Hoàng cung
+ Phật tự, đạo quán
Vạn lí trường thành



Vạn lý Trường Thành (tức Trường Thành) là công trình kiến trúc vĩ đại nhất, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, và là niềm tự hào của dân tộc này. Trường Thành bắt đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây, uốn khúc chập chùng chạy sang phía đông đến ải quan Sơn Hải (Hà Bắc). Trường Thành đã xuất hiện trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Nó nguyên là các bức tường của các nước thời Chiến Quốc dùng ngăn giặc. Trong trận chiến cổ đại, quân dội dựa vào kỵ binh, bộ binh, và chiến xa (ngựa kéo). Do đó các tường thành này rất quan trọng để ngăn chặn quân địch. Trước khi Tần thống nhất Trung Quốc, tường thành của nước Tần bắt đầu từ Lâm Triệu (huyện Mân, Cam Túc ngày nay) ở phía tây, chạy qua Cố Nguyên ở đông bắc và đến Hoàng Hà. Tường thành của nước Triệu từ Cao Quyết (huyện Lâm Hà, Nội Mông ngày nay) chạy đến đất Đại (huyện Úy, Hà Bắc ngày nay). Và tường thành của nước Yên từ Tạo Dương (Độc Thạch, Sơn Hà Bắc ngày nay) chạy đến Liêu Đông. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước năm 221 tcn, ông cho gia cố các tường thành cũ và xây nối liền chúng với nhau.
Hoàng cung
Nhà Thái Miếu
Cửa nhà trong Di Hoà Viên
Trần nhà trong Di hoà viên
Cung điện là nơi vua giải quyết việc nước cũng như cư ngụ. Mỗi cung điện của vua đều tượng trưng cho vương quyền. Tất cả các toà nhà (đôi khi cả trăm căn) đều được thiết kế và xây dựng sao cho phản ánh được cái uy quyền tối cao đó. Thời cổ đại, cung điện luôn là trung tâm của thủ đô. Qua phát hiện khảo cổ, người ta thấy cung điện đầu đời Thương được xây dựng trên gò đất và gồm tám gian, kết cấu khung gỗ, bên ngoài có tường bao bọc.
PHẬT TỰ VÀ ĐẠO QUÁN
Đại Nhạn Tháp tại Tây An xây dựng năm 652 (đời Đường)
Lục Hoà Tháp ở Hàng Châu, xây dựng năm 971 (đời Tống)

*Chùa chiền (phật tự) Trung Quốc xuất hiện từ khi Phật giáo du nhập vào đất nước này.

*Khi Phật giáo phát triển, các chùa mọc lên rất nhiều,bố cục kiến trúc chùa còn ảnh hưởng theo kiểu kiến trúc qua các dinh phủ quan lại đời Hán (một số quan lại đã hiến nhà làm chùa)





Dưới thời phong kiến nhân dân Trung Quốc đã đạt được những thành tựu văn hoá hoá rực rỡ,độc đáo.
Tổng kết
Cảm ơn cô giáo

các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)