Bài 3: Tiết 12: Dãy đồng đẳng của Axit Axetic

Chia sẻ bởi Lý Chí Thành | Ngày 09/05/2019 | 129

Chia sẻ tài liệu: Bài 3: Tiết 12: Dãy đồng đẳng của Axit Axetic thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

TẬP THỂ HỌC SINH LỚP 12G
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
QUÍ THẦY CÔ
Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hoá học của dãy đồng đẳng anđehit no đơn chức? Viết phương trình phản ứng để chứng minh anđehit vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử?
Dãy đồng đẳng anđehit no đơn chức vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử.
Dựa vào kiến thức đả học lớp 9. Em nào có thể nhắc lại cho thầy công thức cấu tạo của axit axetic và ta có thể gặp axit này ở đâu?
Công thức cấu tạo của axit axetic là CH3COOH, ta gặp axit này trong giấm ăn.
Để biết hơn về axit axetic nói riêng và các đồng đẳng của chúng nói chung. Hôm nay, chúng ta học bài: ?Dãy đồng đẳng của axit axetic?.
I. ĐỒNG ĐẲNG VÀ DANH PHÁP
Tiết 12. Bài 3: DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXIT AXETIC
1. Đồng đẳng
Ai có thể nhắc lại cho thầy khái niệm đồng đẳng?
Đồng đẳng là hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất giống nhau hay tương tự nhau nhưng thành phần phân tử khác nhau 1 hay 1 số nhóm metylen(CH2).
Như vậy, các chất trong dãy đồng đẳng của axit axetic có CTPT như thế nào?
H-COOH, H-CH2COOH, H-CH2CH2COOH,?
H-COOH, CH3COOH, C2H5COOH, C3H7COOH?, CnH2n+1COOH (n ? 0)
Dựa vào đây ai có thể định nghĩa dãy đồng đẳng của axit cacboxylic no đơn chức?
Axit cacboxylic no đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm cacboxyl(-COOH) liên kết với gốc ankyl.
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN V� DANH PH�P
Bây giờ chúng ta hãy xem mô hình một số phân tử axit no đơn chức.
HCOOH
CH3COOH
CTPT của axit no đơn chức là?
2. Đồng phân.
Đồng phân của axit CnH2n + 1COOH.
Đồng phân của este CnH2n+1COOCmH2m+1 (m: nguyên dương).
Đồng phân của hợp chất đa chức hay tạp chức (gồm 2 nhóm chức có 1 oxi).
CnH2n+1COOH
3. Danh ph�p
Ai có thể nhắc lại cho thầy cách gọi tên của anđêhit theo danh pháp thường?
a) Tên thông thường:
Như vậy, chỉ cần dựa vào tên gọi của anđêhit ta có thể biết được tên gọi của axit.
Ví dụ:
HCHO
HCOOH
CH3CHO
CH3COOH
anđêhit fomic
axit fomic
anđêhit axetic
axit axetic
2. Danh ph�p
Ai có thể nhắc lại cho thầy cách gọi tên của anđêhit theo danh pháp quốc tế?
b) Tên quốc tế:
* Chọn mạch chính là mạch dài nhất có chứa nhóm -COOH.
* Đánh số trên mạch chính từ nhóm ?COOH.
* Gọi tên: axit + chỉ số nhánh + tên nhánh + tiếp đầu ứng với số C mạch chính + anoic.
Cho các công thức sau:
Gọi tên theo tên thông thường và tên quốc tế.
Tên gọi theo danh pháp quốc tế của

A. Axit iso-pentiric.
D. Axit 2-metylbutanoic.
C. Axit 3-metylbutanoic.
B. Axit 2-metylpentanoic.
Công thức cấu tạo thu gọn của axit 2,2-đimetylpropanoic là:
A. (CH3)2CHCOOH
B. (CH3)3CCOOH
C. (CH3)2CHCH2COOH
D. (CH3)2CHCH(CH3)COOH
II. Tính chất vật lý.
* Nhiệt độ sôi cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của rượu có cùng số nguyên tử cacbon, do 2 phân tử axit liên kết với nhau bằng 2 liên kết hiđro và liên kết hiđro của axit bền hơn của rượu.
* Nhiệt độ sôi tăng dần khi số C tăng.
* Ba axit đầu dãy tan vô hạn trong nước, các axit tiếp theo tan có hạn và độ tan giảm dần khi số C tăng.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Phản ứng hoá học của axit xảy ra chủ yếu ở nhóm cacboxyl. Đó là phản ứng thể hiện tính axit và phản ứng este hoá.
Nguyên nhân tính axit:
Như vậy, các hợp chất hữu cơ có nhóm ?COOH có tính axit.
Các hợp chất có nhóm ?COOH có tính axit. Vậy ai có thể nhắc lại cho thầy tính chất của axit không có tính oxihoá?
Trong dãy đồng đẵng axit no đơn chức khi số C càng tăng thì tính axit càng giảm (do hiệu ứng đẩy electron của gốc ankyl).
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. TÍNH AXIT (yếu)
a. Sự điện ly:
Trong nước, axit cacboxylic điện ly thành ion nên dung dịch axit đổi màu quỳ tím thành đỏ và có vị chua.
b. Phản ứng với kim loại:
Thí nghiệm: Cho viên Zn vào dung dịch CH3COOH. Quan sát hiện tượng. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
Em hãy cho biết những kim loại nào tác dụng với axit không có tính oxhoá?
Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro tạo muối và giải phóng hiđro.
(CnH2n+1COO)aM + a/2H2
(HCOO)2Mg + H2
E
c. Phản ứng với bazơ và oxit bazơ:
Sản phẩm của phản ứng của axit với bazơ hay oxit bazơ là gì?
Sản phẩm của phản ứng của axit với bazơ hay oxit bazơ là muối và nước. Vậy ai có thể viết cho thầy phản ứng của CH3COOH với KOH?
CH3COOK + H2O
(CnH2n+1COO)aM + aH2O
Tương tự về nhà các em xây dựng phản ứng của axit với oxit bazơ.
Pttq:
E
d. Phản ứng với muối:
Thí nghiệm: Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
(CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Chú ý: Axit cacboxylic chỉ đẩy được các axit yếu hơn hay dể bay hơi hơn. Về nhà các em xây dựng phương trình tổng quát.
E
Bài tập cũng cố:
1. Tên quốc tế của: (CH3)2CHCH2COOH là:
A. Axit iso-pentiric.
B. Axit 3-metylbutanoic.
C. Axit 2-metylbutanoic.
D. Axit 4-metylbutanoic.
E
Bài tập cũng cố:
2. Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của: rượu etylic(1), anđehit axetic(2), axit axetic(3), axit propanoic(4). Thứ tự đúng là:
C. 2,1,3,4
B. 4,3,1,2
A. 2,3,4,1
D. 2,3,1,4
E
Bài tập cũng cố:
3. Sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit của: axit axetic(1), rượu etylic(2), phenol(3), axit fomic(4), axit clohiđric(5). Thứ tự đúng là:
A. 5,4,1,3,2
B. 5,1,4,3,2
C. 4,1,5,3,2
D. 1,4,5,3,2
I. ÑOÀNG ÑAÚNG VAØ DANH PHAÙP
DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXIT AXETIC
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN V� DANH PH�P
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 trang 34 SGK. 59, 60, 63, 66 trang 15 SBT.
Bài tập làm thêm: Để trung hoà 20 gam dung dịch một axit no đơn chức mạch hở 3% cần dùng 50 ml NaOH 0,2M. Xác định công thức cấu tạo của axit.
TẬP THỂ HỌC SINH LỚP 12G
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
QUÍ THẦY CÔ
Rất tiếc!
10
11
18
19
20
RẤT ĐÚNG!
XIN CHÚC MỪNG
10
11
18
19
20
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Chí Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)