Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Minh Thiện | Ngày 26/04/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:


Kinh đô Huế là của quốc gia thống nhất từ năm 1802, sau khi lên ngôi đầu cho , vương triều cuối cùng trong sử Việt . Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là thoái vị. Kể từ đó thủ đô Việt Nam một lần nữa lại được chọn là , Kinh đô Huế xưa trở thành Cố đô.
Năm 1951, Quốc Gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại gia nhập UNESCO.[12] Các năm 1971 và 1973, UNESCO, hai lần cử chuyên gia Brown Morton để khảo sát về di tích triều Nguyễn và lượng định khả năng trùng tu. Năm 1974, ông Brown đệ trình lên UNESCO bản báo cáo kỹ thuật nhan đề "The Conservation of Historic Sites and Monuments of Hue". Năm 1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO và sau đó 2 năm, năm 1978, UNESCO lại cử một chuyên gia tên Pierre Pichard đến khảo sát Huế một lần nữa. Sau khi về Paris, ông Pierre đệ trình lên UNESCO một bản báo cáo nhan đề "La Conservation des Monuments de Huế" (Bảo tồn Di tích Huế)[12]. Năm 1980, UNESCO cùng với Chính phủ Việt Nam đề ra kế hoạch hành động "Bảo vệ, Tu sửa và Tôn tạo di tích Huế". 1981, tại Hà Nội, ông Amadou Mahtar M`Bow tổng giám đốc UNESCO đã ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động một cuộc vận động quốc tế giúp đưa việc di tu tôn tạo Huế trở lại quỹ đạo ban đầu[10][13] rồi sau đó họ cử nhiều chuyên gia và đưa nhiều gói viện trợ nằm hỗ trợ Việt Nam. Đến năm 1987, Việt Nam gia nhập "công ước Bảo vệ Di sản Văn Hóa và Thiên nhiên Thế giới" của UNESCO.[13]
Năm 1990, UNESCO đề nghị chính phủ Việt Nam lập hồ sơ một số công trình kiến trúc, thiên nhiên trong đó có khu Di tích Huế.[13] Với sự hướng dẫn giúp đỡ của các chuyên gia UNESCO, trong hai năm 1992 và 1993, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã thực hiện bộ hồ sơ về Quần thể di tích Cố đô Huế nộp lên Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO (ICCROM). Tháng 3 năm 1993, một chuyên gia của ICCROM và IUCN đến Việt Nam để thẩm định giá trị của các khu vực Việt Nam nộp hồ sơ, trong đó có khu di tích Huế[14] và đến tháng 9 năm 1993 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô gửi hồ sơ bổ sung cho UNESCO[14]. Ngày 11 tháng 12 năm 1993 trong một phiên họp tại Carthagène (Colombia), Hội đồng đã ghi danh Quần thể di tích Cố đô Huế vào Danh mục Di sản Thế giới. Ngày 2 tháng 8 năm 1994, đích thân phó tổng giám đốc UNESCO, ông Daniel Janicot, đến Huế trao tấm bằng chứng nhận của UNESCO cho Huế có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Fédérico Mayor Zaragoza với dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích nhân loại".[10][14]


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)