Bài 3 thực hành sinh hóa

Chia sẻ bởi Trần Thị Thảo Trang | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 3 thực hành sinh hóa thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

enzim
I.1. Cách làm: lấy 4 ống nghiệm, cho vào ống 1,2,3 mỗi ống 2ml dd tinh bột 0,5% (pha trong NaCl0,1%).
Ống nghiệm 1: đặt vào nước đá (00)
Ống nghiệm 2: đặt vào tủ ấm (450)
Ống nghiệm 3: để ở nhiệt độ phòng.
Sau 15/ lấy ra, cho vào mỗi ống 1ml nước bọt 1/8. Rồi đặt trở lại nhiệt độ cũ trong 15/ nữa. Sau đó cho vào mỗi ống 2 giọt thuốc thử luigol.
Ống nghiệm 4: cho vào 1ml nước bọt 1/8, đun sôi 2/, rồi cho vào 2ml dd tinh bột 0,5% (pha trong NaCl 0,1%). Đun sôi, để nguội thêm vào 2 giọt thuốc thử luigol.
I. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN HOẠT TÍNH CỦA ENZIM AMILAZA (TRONG NƯỚC BỌT)
I.2. Quan sát:
Ống nghiệm 1: màu tím nhạt.
Ống nghiệm 2: màu vàng của thuốc thử.
Ống nghiệm 3: vàng tím.
Ống nghiệm 4: xanh đậm
I.3. Giải thích:
Ống nghiệm 1: ở 00c enzim hoạt động rất yếu nên tinh bột không thể phân hủy hết, mà chỉ có một ít phân hủy thành đường destrin dưới dạng amylodestrin.
Ống nghiệm 2: ở 450c đây là nhiệt độ tối thích cho enzim hoạt động. Vì vậy tinh bột bị phân hủy hoàn toàn thành maltoz, nên không tạo màu với thuốc thử.
- Ống nghiệm 3: ở 370c đây là nhiệt độ tương đối tốt cho enzim hoạt động nhưng không bằng trong tủ ấm. Ở nhiệt độ này tinh bột phân hủy gần hết chỉ còn một ít sản phẩm trung gian là đường destrin dưới dạng amylodestrin, enycrodestrin, acrodestrin có màu vàng tím.
- Ống nghiệm 4: ở 1000c enzim mất tác dụng hoàn toàn nên tinh bột không bị phân hủy, có màu xanh đậm với thuốc thử.
I.4. Kết luận:
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng với xúc tác của enzim.
Muốn phản ứng có hiệu xuất cao, cần tạo môi trường pguf hợp cho enzim hoạt động.
II.1. Cách làm: lấy 7 ống nghiệm, cho vào mỗi ống một lượng Na2HPO4 0,2M và axit citric 1M theo số liệu sau:
II. ẢNH HƯỞNG CỦA pH MÔI TRƯỜNG LÊN HOẠT TÍNH CỦA ENZIM
Lắc đều. Đặt vào tủ ấm ở 450c trong 10/. Sau đó lấy 1-2 giọt dd ở ống nghiệm 4 cho sang một ống nghiệm khác thử với 1 giọt luigol nếu thấy có màu xanh thì đặt trở lại tủ thâm 5/ nữa. Cho đến khi thu được màu vàng thì cho ngay vào mỗi ống 3 giọt thuốc thử luigol, lắc đều.
II.2. Quan sát:
* Từ ống nghiệm 1-3: màu nhạt dần.
Ống nghiệm 1: màu xanh đậm.
Ống nghiệm 2: màu xanh tím.
Ống nghiệm 3: màu tím hồng
* Ống nghiệm 4: màu của thuốc thử.
* Từ ống nghiệm 5-7: màu đậm dần.
Ống nghiệm 5: màu tím vàng.
Ống nghiệm 2: màu tím nâu.
Ống nghiệm 3: màu tím đỏ

II.3. Giải thích:
- Trong nước bọt có enzim amilaza và enzim này hoạt động tốt nhất ở điều kiện môi trường pH là 6,8-7.
Khi tạo môi trường có độ pH khác nhau trong 7 ống nghiệm, tùy theo pH môi trường mà enzim tác động lên quá trình phân hủy tinh bột với tốc độ khác nhau (có thể phân giải đến cùng hay chỉ đến giai đoạn hình thành các sản phẩm trung gian).
Ống nghiệm 4: pH=6,8 đây là độ pH tối thích cho enzim hoạt động. Vì vậy tinh bột bị phân hủy hoàn toàn thành maltoz, nên không tạo màu với thuốc thử.
- Ống nghiệm 1: pH=5,6 ở độ pH này enzim hầu như không hoạt động. Vì vậy tinh bột hầu như không bị phân hủy. Màu xanh đậm là màu của tinh bột với thuốc thử luigol.
- Ống nghiệm 2 và 3: pH=6,0-6,1 hoạt tính xúc tác của enzim có nhưng không mạnh. Một ít tinh bột bị phân giải cho sản phâm trung gian là đường destrin dưới dạng amylodestrin hay enycrodestrin có màu tím với thuốc thử.Và màu xanh trong ống nghiệm là màu của tinh bột với thuốc thử luigol.
Ống nghiệm 5,6,7: pH=7,2-7,6-8,0 pH=6,0-6,1 hoạt tính xúc tác của enzim yếu dần, tinh bột chỉ bị phân giải cho sản phâm trung gian là đường destrin. Nên có màu tím đậm dàn đến xanh dưới tác dụng của ligol.
II.4. Kết luận:
Mỗi enzim hoạt động mạnh nhất với một độ pH nhất định, ngoài độ pH ấy, hoạt tính của enzim bị giảm. Đa số enzim hoạt động trong pH từ 5-9.
pH thích hợp ở một số loại enzim:
+ pepxin: 1,5-2,5
+ tripxin: 8-9
+ amylaza nước bọt: 6,8-7
+ lipaza dịch tụy: 7,0-8,5…
III.1. Cách làm: cho vào 3 ống nghiệm:
Ống nghiệm 1: 10 giọt nước cất
Ống nghiệm 2: 5 giọt nước cất + 5 giọt NaCl 1%
Ống nghiệm 3: 5 giọt nước cất + 5 giọt CuSO4 1%
Sau đó, cho vào mỗi ống 10 giọt nước bọt 1/5. Lắc đều. Thêm vào mỗi ống 10 giọt dd tinh bột 1% (trong nước). Lắc 5-6 cái. Để yên 5 phút. Rồi cho vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử luigol.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH VÀ CHẤT KÌM HÃM LÊN HOẠT TÍNH CỦA ENZIM AMILAZA
III.2. Quan sát:
- Ống nghiệm 1: màu tím vàng đậm.
Ống nghiệm 2: màu tím nhạt gần như vàng.
Ống nghiệm 3: màu xanh đậm
III.3. Giải thích:
- Ống nghiệm 1: Tinh bột trong môi trường nước dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt sẽ thủy phân , một số ít cho sản phẩm cuối cùng là đường maltoz có màu vàng với iot. Còn phần lớn cho ra sản phẩm trung gian là đường destrin có màu tím với luigol. Nên ống 1 có màu vàng tím.
- Ống nghiệm 2: Vì có mặt NaCl, đây là chất có tác dụng kích thích sự hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt làm hoạt tính xúc tác của enzim mạnh hơn nên tinh bột sẽ bị thủy phân đến cùng cho sản phẩm cuối cùng là đường maltoz có màu vàng với iot.
- Ống nghiệm 3: Vì có mặt CuSO4, đây là chất có tác dụng kìm hảm sự hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt làm enzim mất hoạt tính xúc tác nên tinh bột hầu như không phân giải. Màu xanh đậm là màu của tinh bột với thuốc thử luigol.
III.4. Kết luận:
Chất kích thích hay kìm hãm là những chất có tác dụng làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.
Một số chất kích thích ở một số loại enzim:
+ Enolaza: Mg2+,Zn2+,Mn2+
+ tripxin: HCl
+ amylaza nước bọt: NaCl
+ lipaza dịch tụy: axit mật
Chất kìm hãm thường là các ion kim loại:Ag+, Hg+, Pb2+
ức chế hoạt động hầu hết các loại enzim.
IV.1. Cách làm:
IV.1.1. Với amilaza: cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1ml nước bọt 1/8,rồi thêm vào:
Ống nghiệm 1: 2ml dd tinh bột 1%.Lắc
Ống nghiệm 2: 2ml dd saccaroz 1%.Lắc
Sau đó, đặt cả 2 ống nghiệm vào tủ ấm (450) để yên 10/. Lấy ra thử bằng tromer (thêm 1mlNaOH 10% và 0,5ml CuSO4 5%. Lắc, đun sôi) hay bằng thuốc thử fehling (thêm 1ml thuốc thử fehling, lắc, đun sôi.)
IV. TÍNH CHẤT CHUYÊN HÓA CỦA ENZIM
IV.1.2. Quan sát:
- Ống nghiệm 1: xuất hiện kết tủa đỏ gạch
Ống nghiệm 2: có màu xanh
IV.1.3. Giải thích:
- Ống nghiệm 1: Tinh bột dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt sẽ thủy phân cho sản phẩm cuối cùng là đường maltoz (t0=450, pH=6,8). Đường maltoz là một disaccaroz có tính khử, nên khi cho fehling vào, ở nhiệt độ sôi và đủ NaOH thì maltoz khử Cu2+ có trong fehling thành Cu2+ cho kết tủa đỏ gạch (Cu2O).
+2H2O
O
2Cu
O
CH2OH
HO
OH
OH
Cu2O
O-CH-COOK
CHO
OH
CH2OH
OH
OH
O-CH-COONa
O
O
CH2OH
HO
OH
COOH
OH
CH2OH
OH
OH
OH
HO-CH-COOK
HO-CH-COONa
Maltoz
Màu đỏ gạch
Màu xanh
2
- Ống nghiệm 2: Enzim amilaza trong nước bọt không thủy phân saccaroz. Nên dd trong ống nghiệm có màu xanh là màu của thuốc thử fehling.
IV.2. Cách làm:
IV.2.1. Với chất xúc tác vô cơ: cho vào 2 ống nghiệm:
Ống nghiệm 1: 3ml dd tinh bột 1% (pha trong NaCl 3%)
Ống nghiệm 2: 3ml dd saccaroz 1%.
Thêm vào mỗi ống nghiệm 3 giọt HClđđ đun sôi 5 phút (hay đặt trong nồi cách thủy 15-20/). cả 2 ống nghiệm vào tủ ấm (450) để yên 10/. Sau đó thử bằng thuốc thử tromer hay fehling (trung hòa môi trường sau thủy phân bằng NaOH 10%.
IV. TÍNH CHẤT CHUYÊN HÓA CỦA ENZIM
IV.2.2. Quan sát:
- Ống nghiệm 1và 2: đều có tủa màu đỏ gạch. Nhưng ống 1 tủa nhiều hơn và màu đậm hơn.
IV.2.3. Giải thích:
Ống nghiệm 1: Trong môi trường kiềm và đun sôi, tinh bột dưới tác dụng của HClđđ sẽ thủy phân thành đường glucoz. Các glucoz này tham gia vào quá trình khử Cu2+ có trong fehling thành Cu2+ cho kết tủa đỏ gạch (Cu2O).

(C6H12O6)n
NaOH
HCl, t0
nC6H12O6
Maltoz
glucoz
CH O
glucoz
(CH O)4
CH2OH
2Cu
O-CH-COOK
O-CH-COONa
Màu xanh
COOH
Axit gluconic
(CH O)4
CH2OH
Cu2O
Màu đỏ gạch
- Ống nghiệm 2: Trong môi trường kiềm và đun nóng, HClđđ sẽ cắt đứt các liên kết 1-2 oxy glucosid của saccaroz thành glucoz và fructoz. Các glucoz này tham gia vào quá trình khử Cu2+ có trong fehling thành Cu2+ cho kết tủa đỏ gạch (Cu2O). Còn fructoz không phản ứng với thuốc thử nên ống 2 có màu nhạt hơn ống 1.
O
CH2OH
HO
OH
OH
CH2OH
HO
OH
HOH2C
O
O
NaOH
HCl, t0
CH O
saccaroz
(CHOH)4
CH2OH
C=O
frucoz
(CHOH)3
CH2OH
CH2OH
glucoz
CH O
glucoz
(CH O)4
CH2OH
2Cu
O-CH-COOK
O-CH-COONa
Màu xanh
COOH
Axit gluconic
(CH O)4
CH2OH
Cu2O
Màu đỏ gạch
IV.2.4. Kết luận:
Các enzim có tác dụng đặc hiệu lên 1 chất hay 1 số cơ chất có cấu tạo phân tử gần giống nhau.
Các enzim xúc tác cho phản ứng thường xảy ra chậm và qua nhiều giai đoạn khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian.
Các chất xúc tác vô cơ thường làm cho phản ứng xảy ra nhanh cho sản phẩm cuối cùng và không qua sản phẩm trung gian.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thảo Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)