Bài 3. Thoát hơi nước
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Nam |
Ngày 09/05/2019 |
119
Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Thoát hơi nước thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
Trường THPT Mộc Hóa
Xin Kính Chào Quý Thầy Cô
Trả bài cũ:
Câu 1: Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.
Câu 2 : Nếu từ 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?
Bài trước chúng ta đã nói một trong những động lực giúp các chất vận chuyển lên trên cao.
Ngoài ý nghĩa trên, thoát hơi nước còn có ý nghĩa gì đối với cây?
Cây thoát hơi nước như thế nào?
BÀI MỚI: THOÁT HƠI NƯỚC
I.VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
Cung cấp thông tin:
Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất qua con đường thoát hơi nước.Chỉ có 2% lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt động sống, trong đó có chuyển hóa tạo chất khô cho cơ thể.
Ví dụ ngô là cây sử dụng nước tương đối tiết kiệm cũng thoát 250 kg nước để tổng hợp 1 kg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600 kg nước mới tổng hợp 1 kg chất khô.
Nhờ có thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp đến từng tế bào của cây.
Những ví dụ trên nói lên điều gì?
I.VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
Quan sát hình sau để trả lời câu hỏi :
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước?
I.VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
Quan sát hình sau để trả lời câu hỏi :
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước?
I.VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ ( vận chuyển nước và ion khoáng lên cao, tạo môi trường liên kết các bộ phận.)
ý nghĩa của quá trình sau ?
ý nghĩa của quá trình sau ?
I.VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ( vận chuyển nước và ion khoáng lên cao, tạo môi trường liên kết các bộ phận.)
Khí khổng mở hơi nước được thoát ra -> giúp cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
- Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng -> các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường
Vậy cây thoát hơi nước chủ yếu qua bộ phận nào ?
Trả lời: cây thoát hơi nước chủ yếu qua lá
II.THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ:
1.Lá là cơ quan thoát hơi nước:
Thí nghiệm: 1859 Garô đã thiết kế dụng cụ (hình 3.2 ) để đo lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt của lá.
Thí nghiệm
Kết quả thực nghiệm
Đọc bảng 3 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định, khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?
Trả lời: Mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên nên có cường độ thoát hơi nước cao hơn ở cả 3 loài cây.
+ Vì sao trên mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Trả lời: Chứng tỏ là hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá gọi là thoát hơi nước qua cutin.
Lớp Cutin
Dựa vào số liệu bảng 3, hình 3.3 và những điều vừa nêu cho biết những cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước?
Trả lời:
Khí khổng và cutin
II.THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ:
2.Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin
Cây thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng
Hình 3.4 (Khí khổng)
Cơ chế hoạt động khí khổng?
II.THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ:
2.Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin
* Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng (90%)
- Độ mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng ( tế bào hình hạt đậu):
+ Khi no nước thành mỏng tế bào căng ra làm thành dày cong theo -> khí khổng mở
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng thành dày duỗi thẳng -> khí khổng đóng lại
* Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá : lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.
? Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
III.CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
Những tác nhân ảnh hưởng độ mở khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng thoát hơi nước:
+ Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng
+ Anh sáng: Khi cây được chiếu sáng thì khí khổng mở
+ Nhiệt độ, gió, ion khoáng: ion Kali làm tăng sự thoát hơi nước
Vì sao những tác nhân ảnh hưởng độ mở khí khổng
lại tác động quá trình thoát hơi nước?
IV.CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÝ
Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào(A) và lượng nước thoát ra(B)
Khi A = B -> cây phát triển bình thường
Khi A > B -> mô dư nước, cây phát triển bình thường
Khi A < B -> mất cân bằng , lá héo, lâu ngày cây sẽ hư hại, năng suất giảm
Để đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường phải tưới nước hợp lý cho cây trồng.
Cân bằng nước được tính như thế nào?
?Tại sao không nên tưới nước cho cây vào giữa trưa khi trời nắng gắt.
Trả lời: vì vào giữa trưa thì khí khổng đóng lại nên khi tưới nhiều nước sẽ làm cho bị úng.
Củng cố và ra bài tập:
Cây trong vườn và cây trên đồi cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Trắc nghiệm:
Chọn câu đúng:
a)Lá thoát hơi nước qua khí khổng không qua lớp cutin
b)Lá thoát hơi nước qua lớp cutin không qua khí khổng
c)Lá cây thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng và lớp cutin
d)Lá cây thoát hơi nước qua mặt trên nhiều hơn mặt dưới của lá
Xin kính chaøo quyù thaày coâ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)