Bài 3. Thoát hơi nước
Chia sẻ bởi La Nam Vuong |
Ngày 09/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Thoát hơi nước thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
Bi 3. Thoát hơi nước
I - Vai trò của quá trình thoát hơi nước
* Sự thoát hơi nước ở lá có nhiều vai trò quan trọng:
- Tạo động lực đầu trên giúp vận chuyển nước, ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất...
- Nhờ thoát hơi nước, khí khổng mở tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
- Làm giảm nhiệt độ lá cây ngoài nắng nóng, đảm bảo các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
Ii - thoát hơi nước qua lá
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
Quan sát hình 3.1 và kết hợp với những hiểu biết thực tế về hình dạng cấu tạo lá, hãy liệt kê các đặc điểm cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước?
98% lượng nước do rễ hấp thụ bị mất đi do thoát hơi nước ở lá, như vậy có bất hợp lí không? Tại sao?
- Lá thường có dạng phiến mỏng - tăng diện tích bề mặt thoát hơi nước
- Bề mặt dưới của lá có nhiều khí khổng
Tại sao bề mặt lá có nhiều khí khổng lại chứng tỏ có khả năng thoát hơi nước?
- TN Garô
- Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?
Kết quả thực nghiệm của Garô cho thấy:
- Cả 3 số liệu về sự thoát hơi nước của 3 loại cây đều chứng tỏ số lượng khí khổng có liên quan đến sự thoát hơi nước, cụ thể là: Mặt dưới lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên và tương ứng là lượng hơi nước thoát ra qua mặt dưới lá cũng nhiều hơn trong cả 3 trường hợp.
- Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Kết quả thực nghiệm của Garô cho thấy:
- Mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng tỏ thoát hơi nước không chỉ qua khí khổng mà còn qua cutin (khi lá chưa bị lớp cutin dày che phủ). Thoát hơi nước qua cutin mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già do sự rạn nứt ở cutin (3 Bộ đồng tình như SGV!)
- Dựa vào các số liệu trong bảng 3, hình 3.3 và những điều vừa nêu, hãy cho biết những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá.
- Có 2 cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước qua lá là: khí khổng và cutin
2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin
Thoát hơi nước theo con đường nào là chủ yếu?
Thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin có những điểm gì khác nhau?
Thoát hơi nước qua khí khổng có thể được điều tiết bởi một số tác nhân như hàm lượng nước trong tế bào khí khổng; ánh sáng; nhiệt độ...
(xem cơ chế h 34 SGK)
- Thoát hơi nước qua cutin: lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại (lá non có lớp cutin mỏng nên thoát hơi nước nhanh - lá chóng bị héo)
-Tưới tiêu hợp lí cho cây cần dựa vào:
+ Đặc điểm di truyền: có loại cây cần nhiều nước, có loại cần ít
+ Pha sinh trưởng: VD lúa cần nhiều nước ở thời kì đầu
+ Đặc điểm của đất và thời tiết: đất cát cần tưới nhiều hơn, nắng nóng, khô hanh cần tưới nhiều...
Iii - các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
Có những tác nhân nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?
- Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước là: nước, nhiệt độ, các ion khoáng, gió.
Các tác nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thoát hơi nước?
(Cụ thể - SGK)
Iv - cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
Cân bằng nước là gì? Cân bằng nước có liên quan gì đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng?
Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B).
Khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường
Khi A > B, mô của cây dư thừa nước, cây phát triển bình thường
Khi A< B, mất cân bằng nước, lá héo. Nếu lâu ngày, sinh trưởng của cây giảm, cây có thể chết. Do đó, năng suất của cây sẽ giảm. (SGK)
Tưới tiêu cho cây như thế nào là hợp lí?
Ghi nhớ
Đọc phần tóm tắt cuối bài
Câu hỏi và bài tập
1. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng VLXD?
VLXD hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây mát hơn so với dưới mái che bằng VLXD
2*. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Cây trong vườn (cây dưới tán) vì cây trong vườn có lớp cutin phát triển yếu do ánh sáng ở vườn yếu (ánh sáng tán xạ). Cây ở đồi do ánh sáng mạnh, cutin phát triển mạnh.
3. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là gì?
Là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I/Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1.Kiến thức:
- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước .
- Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước...
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3.Thái độ :
GDMT
-Thấy được vai trò của nước đối với đời sống thực vật.
-Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
-Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
II/Phương tiện, phương pháp:
-Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu.
-Phương pháp: Hỏi đáp tích cực
III/Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ
- Động lực nào giúp cây vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
- Động lực nào giúp cây vận chuyển chất hữu cơ trong cây?
3.Bài mới:
Bài 2 chúng ta đã nghiên cứu về sự vận chuyển nước và ion khoáng trong cây là do sự phối hợp của 3 lực trong đó có lực hút do thoát hơi nước qua lá. Vậy sự thoát hơi nước qua lá được thực hiện như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ trong bài hôm nay.
- GV chiếu đề bài, đề mục I: Vai trò của quá trình thoát hơi nước
- Chiếu câu hỏi: 98% lượng nước hút vào rễ... có bất hợp lí không? Tại sao?
HS cần trả lời được: không bất hợp lí, vì thoát hơi nước có nhiều vai trò quan trọng
+ Tạo động lực đầu trên... Xuất hiện nút lệnh. GV cho HS xem hình 3.1 và phân tích để thấy nhờ thoát hơi nước, khí khổng mở tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá.
GV có thể nêu thêm câu hỏi: Nếu không thoát hơi nước thì nhiệt độ lá cây ngoài nắng sẽ như thế nào?
- Chiếu đề mục II: Thoát hơi nước qua lá, đề mục 1: Lá là cơ quan thoát hơi nước
Chiếu câu hỏi yêu cầu HS liên hệ thực tế kết hợp quan sát hình 3.1 (chiếu hình 3.1) để liệt kê các đặc điểm của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
Chiếu 2 đặc điểm chính rút ra được (lá có dạng phiến + có nhiều khí khổng)
- Chiếu câu hỏi: Tại sao bề mặt lá có nhiều khí khổng lại chứng tỏ khả năng thoát hơi nước?
- GV: Để làm rõ vai trò của khí khổng cần làm 1 thí nghiệm chứng minh. Đó là thí nghiệm của Garô
- Chiếu hình và giải thích cách tiến hành thí nghiệm
- Bấm sang bảng 3: Kết quả thực nghiệm Garô
- Chiếu câu hỏi lệnh SGK: Những số liệu nào trong bảng chứng tỏ số lượng khí khổng có vai trò...
- HS thảo luận để trả lời câu hỏi lệnh. GV dẫn dắt để HS rút ra được kết luận đúng.
Chiếu câu trả lời của GV: Kết quả thực nghiệm Garô cho thấy:....
Chiếu tiếp câu hỏi lệnh thứ 2: Vì sao mặt trên của lá cây đoạn...
HS có thể hỏi tại sao chỉ có số liệu thực nghiệm về các loài cây lạ hoắc (GV có thể hướng dẫn HS tìm thông tin về Chi Đoạn và cây thường xuân Hedera helix trong Wikipedia)
- HS thảo luận, đưa ra các phương án giải thích (chỉ có phương án của các Giáo sư – Tiến sĩ viết sách là đúng)
- Chiếu câu trả lời trong SGV
- Chiếu câu hỏi: dựa vào các số liệu bảng 3 và hình 3.3 (chiếu hình 3.3) cho biết những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước
- HS sẽ chỉ ra được 2 cấu trúc chính là khí khổng và cutin
- Chiếu câu trả lời
- Chiếu đề mục 2: Hai con đường thoát hơi nước...
- Chiếu câu hỏi: con đường nào là chủ yếu?
- HS nghiên cứu SGK trả lời: Chủ yếu qua khí khổng
- Chiếu câu hỏi: Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin có gì khác nhau?
- GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm câu trả lời, GV hướng HS đến 2 đặc điểm riêng của mỗi con đường thoát hơi nước là: Qua khí khổng có thể điều tiết (cơ chế điều tiết – h3.4 SGK)
Qua cutin phụ thuộc bề dày của lớp cutin.
- Chiếu mục III: Các tác nhân ảnh hưởng...
GV tiến hành theo trình tự sắp sẵn trong slide. Chú ý liên hệ thực
tế về các tác nhân nhiệt độ, gió...GV có thể nêu thêm câu hỏi: Cây thoát nước nhiều ở nhiệt độ cao hay thấp? Gió mạnh hay yếu?...GV có thể nêu một số biện pháp tưới tiêu hợp lí, hiệu quả cao, tiết kiệm nước như phun mưa, nhỏ giọt, phủ ni lon trên luống đất....Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tài nguyên nước.
IV- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
- Tiến hành theo trình tự trong slide
- GV chú ý phân tích thêm về thế nào là tưới tiêu hợp lí: có thể nêu các câu hỏi: có phải mọi loại cây đều cần tưới nhiều nước như nhau không? loại đất nào cần tưới nhiều nước? Trong điều kiện thời tiết nào cần tưới nhiều nước? Không cần tưới nước?....
- Phần củng cố + Câu hỏi và bài tập tiến hành theo như trình tự trong các slide. Riêng câu hỏi 2 GV có thể nêu câu hỏi tại sao về mùa hè nhiệt độ ở TP Hà nội lại cao hơn nhiều so với LS và cao hơn so với các khu vực ngoại ô? Từ đó giáo dục HS ý thức bảo vệ cây xanh, tích cực tham gia trồng cây....
I - Vai trò của quá trình thoát hơi nước
* Sự thoát hơi nước ở lá có nhiều vai trò quan trọng:
- Tạo động lực đầu trên giúp vận chuyển nước, ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất...
- Nhờ thoát hơi nước, khí khổng mở tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
- Làm giảm nhiệt độ lá cây ngoài nắng nóng, đảm bảo các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
Ii - thoát hơi nước qua lá
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
Quan sát hình 3.1 và kết hợp với những hiểu biết thực tế về hình dạng cấu tạo lá, hãy liệt kê các đặc điểm cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước?
98% lượng nước do rễ hấp thụ bị mất đi do thoát hơi nước ở lá, như vậy có bất hợp lí không? Tại sao?
- Lá thường có dạng phiến mỏng - tăng diện tích bề mặt thoát hơi nước
- Bề mặt dưới của lá có nhiều khí khổng
Tại sao bề mặt lá có nhiều khí khổng lại chứng tỏ có khả năng thoát hơi nước?
- TN Garô
- Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?
Kết quả thực nghiệm của Garô cho thấy:
- Cả 3 số liệu về sự thoát hơi nước của 3 loại cây đều chứng tỏ số lượng khí khổng có liên quan đến sự thoát hơi nước, cụ thể là: Mặt dưới lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên và tương ứng là lượng hơi nước thoát ra qua mặt dưới lá cũng nhiều hơn trong cả 3 trường hợp.
- Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Kết quả thực nghiệm của Garô cho thấy:
- Mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng tỏ thoát hơi nước không chỉ qua khí khổng mà còn qua cutin (khi lá chưa bị lớp cutin dày che phủ). Thoát hơi nước qua cutin mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già do sự rạn nứt ở cutin (3 Bộ đồng tình như SGV!)
- Dựa vào các số liệu trong bảng 3, hình 3.3 và những điều vừa nêu, hãy cho biết những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá.
- Có 2 cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước qua lá là: khí khổng và cutin
2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin
Thoát hơi nước theo con đường nào là chủ yếu?
Thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin có những điểm gì khác nhau?
Thoát hơi nước qua khí khổng có thể được điều tiết bởi một số tác nhân như hàm lượng nước trong tế bào khí khổng; ánh sáng; nhiệt độ...
(xem cơ chế h 34 SGK)
- Thoát hơi nước qua cutin: lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại (lá non có lớp cutin mỏng nên thoát hơi nước nhanh - lá chóng bị héo)
-Tưới tiêu hợp lí cho cây cần dựa vào:
+ Đặc điểm di truyền: có loại cây cần nhiều nước, có loại cần ít
+ Pha sinh trưởng: VD lúa cần nhiều nước ở thời kì đầu
+ Đặc điểm của đất và thời tiết: đất cát cần tưới nhiều hơn, nắng nóng, khô hanh cần tưới nhiều...
Iii - các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
Có những tác nhân nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?
- Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước là: nước, nhiệt độ, các ion khoáng, gió.
Các tác nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thoát hơi nước?
(Cụ thể - SGK)
Iv - cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
Cân bằng nước là gì? Cân bằng nước có liên quan gì đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng?
Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B).
Khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường
Khi A > B, mô của cây dư thừa nước, cây phát triển bình thường
Khi A< B, mất cân bằng nước, lá héo. Nếu lâu ngày, sinh trưởng của cây giảm, cây có thể chết. Do đó, năng suất của cây sẽ giảm. (SGK)
Tưới tiêu cho cây như thế nào là hợp lí?
Ghi nhớ
Đọc phần tóm tắt cuối bài
Câu hỏi và bài tập
1. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng VLXD?
VLXD hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây mát hơn so với dưới mái che bằng VLXD
2*. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Cây trong vườn (cây dưới tán) vì cây trong vườn có lớp cutin phát triển yếu do ánh sáng ở vườn yếu (ánh sáng tán xạ). Cây ở đồi do ánh sáng mạnh, cutin phát triển mạnh.
3. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là gì?
Là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I/Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1.Kiến thức:
- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước .
- Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước...
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3.Thái độ :
GDMT
-Thấy được vai trò của nước đối với đời sống thực vật.
-Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
-Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
II/Phương tiện, phương pháp:
-Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu.
-Phương pháp: Hỏi đáp tích cực
III/Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ
- Động lực nào giúp cây vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
- Động lực nào giúp cây vận chuyển chất hữu cơ trong cây?
3.Bài mới:
Bài 2 chúng ta đã nghiên cứu về sự vận chuyển nước và ion khoáng trong cây là do sự phối hợp của 3 lực trong đó có lực hút do thoát hơi nước qua lá. Vậy sự thoát hơi nước qua lá được thực hiện như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ trong bài hôm nay.
- GV chiếu đề bài, đề mục I: Vai trò của quá trình thoát hơi nước
- Chiếu câu hỏi: 98% lượng nước hút vào rễ... có bất hợp lí không? Tại sao?
HS cần trả lời được: không bất hợp lí, vì thoát hơi nước có nhiều vai trò quan trọng
+ Tạo động lực đầu trên... Xuất hiện nút lệnh. GV cho HS xem hình 3.1 và phân tích để thấy nhờ thoát hơi nước, khí khổng mở tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá.
GV có thể nêu thêm câu hỏi: Nếu không thoát hơi nước thì nhiệt độ lá cây ngoài nắng sẽ như thế nào?
- Chiếu đề mục II: Thoát hơi nước qua lá, đề mục 1: Lá là cơ quan thoát hơi nước
Chiếu câu hỏi yêu cầu HS liên hệ thực tế kết hợp quan sát hình 3.1 (chiếu hình 3.1) để liệt kê các đặc điểm của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
Chiếu 2 đặc điểm chính rút ra được (lá có dạng phiến + có nhiều khí khổng)
- Chiếu câu hỏi: Tại sao bề mặt lá có nhiều khí khổng lại chứng tỏ khả năng thoát hơi nước?
- GV: Để làm rõ vai trò của khí khổng cần làm 1 thí nghiệm chứng minh. Đó là thí nghiệm của Garô
- Chiếu hình và giải thích cách tiến hành thí nghiệm
- Bấm sang bảng 3: Kết quả thực nghiệm Garô
- Chiếu câu hỏi lệnh SGK: Những số liệu nào trong bảng chứng tỏ số lượng khí khổng có vai trò...
- HS thảo luận để trả lời câu hỏi lệnh. GV dẫn dắt để HS rút ra được kết luận đúng.
Chiếu câu trả lời của GV: Kết quả thực nghiệm Garô cho thấy:....
Chiếu tiếp câu hỏi lệnh thứ 2: Vì sao mặt trên của lá cây đoạn...
HS có thể hỏi tại sao chỉ có số liệu thực nghiệm về các loài cây lạ hoắc (GV có thể hướng dẫn HS tìm thông tin về Chi Đoạn và cây thường xuân Hedera helix trong Wikipedia)
- HS thảo luận, đưa ra các phương án giải thích (chỉ có phương án của các Giáo sư – Tiến sĩ viết sách là đúng)
- Chiếu câu trả lời trong SGV
- Chiếu câu hỏi: dựa vào các số liệu bảng 3 và hình 3.3 (chiếu hình 3.3) cho biết những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước
- HS sẽ chỉ ra được 2 cấu trúc chính là khí khổng và cutin
- Chiếu câu trả lời
- Chiếu đề mục 2: Hai con đường thoát hơi nước...
- Chiếu câu hỏi: con đường nào là chủ yếu?
- HS nghiên cứu SGK trả lời: Chủ yếu qua khí khổng
- Chiếu câu hỏi: Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin có gì khác nhau?
- GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm câu trả lời, GV hướng HS đến 2 đặc điểm riêng của mỗi con đường thoát hơi nước là: Qua khí khổng có thể điều tiết (cơ chế điều tiết – h3.4 SGK)
Qua cutin phụ thuộc bề dày của lớp cutin.
- Chiếu mục III: Các tác nhân ảnh hưởng...
GV tiến hành theo trình tự sắp sẵn trong slide. Chú ý liên hệ thực
tế về các tác nhân nhiệt độ, gió...GV có thể nêu thêm câu hỏi: Cây thoát nước nhiều ở nhiệt độ cao hay thấp? Gió mạnh hay yếu?...GV có thể nêu một số biện pháp tưới tiêu hợp lí, hiệu quả cao, tiết kiệm nước như phun mưa, nhỏ giọt, phủ ni lon trên luống đất....Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tài nguyên nước.
IV- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
- Tiến hành theo trình tự trong slide
- GV chú ý phân tích thêm về thế nào là tưới tiêu hợp lí: có thể nêu các câu hỏi: có phải mọi loại cây đều cần tưới nhiều nước như nhau không? loại đất nào cần tưới nhiều nước? Trong điều kiện thời tiết nào cần tưới nhiều nước? Không cần tưới nước?....
- Phần củng cố + Câu hỏi và bài tập tiến hành theo như trình tự trong các slide. Riêng câu hỏi 2 GV có thể nêu câu hỏi tại sao về mùa hè nhiệt độ ở TP Hà nội lại cao hơn nhiều so với LS và cao hơn so với các khu vực ngoại ô? Từ đó giáo dục HS ý thức bảo vệ cây xanh, tích cực tham gia trồng cây....
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: La Nam Vuong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)