Bài 3. Thoát hơi nước

Chia sẻ bởi hồ hà hà | Ngày 09/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Thoát hơi nước thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Phạm Thị Kiều Khanh
Trần Thị Kim Phương
Lê Xuân Nam
Hồ Minh Đức
Nhóm 3
Kính chào thầy cô và các bạn!
 Do lực đẩy (động lực đầu dưới) ở rễ
 Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên)
 Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ
- Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ?
- Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra như thế nào?
BÀI 3:
THOÁT HƠI NƯỚC
I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC
VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC
Sơ đồ về nhu cầu nước của cây
 Lượng nước thoát ra ngoài môi trường rất lớn so với lượng nước mà cây sử dụng.
Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Thoát hơi nước là gì?
- Đó là hiện tượng mất nước qua bề mặt lá và các bộ phận khác của cây khi tiếp xúc với không khí.
Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò:
Giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất;
Tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây;
Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.

Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
 Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với không khí duới mái nhà che bằng vật liệu xây dựng.
II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ
1- Lá là cơ quan thoát hơi nước:

 Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
Trên lá có nhiều khí khổng làm nhiệm vụ thoát hơi nước.
Lớp cutin do tế bào biểu bì của lá tiết ra cũng làm nhiệm vụ thoát hơi nước.
II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ
Thí nghiệm của Garô

Áp kế
Phễu chụp thuỷ tinh
Giá đỡ
Cốc đựng hoá chất
Áp kế
Lá cây thí nghiệm
- Mục đích: Đo lượng nước thoát ra qua hai mặt lá.
Kết quả thí nghiệm của Garo:
C1: Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?

Kết quả thí nghiệm của Garo:
 Cả 3 số liệu về sự thoát hơi nước của 3 loại cây đều chứng tỏ số lượng khí khổng có liên quan đến sự thoát hơi nước, cụ thể là: Mặt dưới lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên và tương ứng là lượng hơi nước thoát ra qua mặt dưới lá cũng nhiều hơn trong cả 3 trường hợp.
Kết quả thí nghiệm của Garo:
C2 : Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Kết quả thí nghiệm của Garo:
 Mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng tỏ thoát hơi nước không chỉ qua khí khổng mà còn qua cutin. Thoát hơi nước qua cutin mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già do sự rạn nứt ở cutin
Kết quả thí nghiệm của Garo:
C3: Dựa vào số liệu trong bảng, hãy cho biết những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá?
 Có 2 cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước qua lá là: khí khổng và cutin
2. Hai con đường thoát hơi nước: Qua khí khổng và qua cutin
Qua khí khổng:

Cơ chế thoát hơi nước qua khí khổng:

Thành ngoài MỎNG
Thành trong DÀY
Khi no nước
Khi mất nước
Cơ chế thoát hơi nước qua khí khổng: Phụ thuộc hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.

 Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra.
 Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
-Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá
 Lớp cutin dày: Thoát hơi nước giảm.
 Lớp cutin mỏng: Thoát hơi nước tăng.
Thoát mạnh ở lá non, giảm ở lá trưởng thành, tăng ở lá già
CUTIN
III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC
+ Ánh sáng: Khí khổng mở khi không được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
+ Nước: Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước và thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
+ Nhiệt độ, gió, các ion khoáng: ảnh hưởng đến sự thoát nước.
Trong các tác nhân đó, tác nhân nào quan trọng nhất? Tại sao?
+ Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là quan trọng vì hàm lượng liên quan đến việc điều tiết độ mở của khí khổng. Còn các tác nhân khác ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước đều thông qua sự điều tiết của các tế bào khí khổng.
IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG
Muốn cây sinh trưởng và phát triển bình thường phải tưới nước hợp lý cho cây trồng.
(A) Là lượng nước do rễ hút vào (B) Là lượng nước thoát ra
A = B : mô của cây đủ nước => cây phát triển bình thường.
A > B : mô của cây dư thừa nước => cây phát triển bình thường.
A < B : mô của cây thiếu nước => mất cân bằng nước => lá cây khô héo, nếu để lâu dài cây sẽ bị hư hại, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, cây có thể chết.
Để biết được lượng nước hợp lý cho cây, ta dựa vào các yếu tố :
Cây thuộc loài nào ?
Các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở cây.
Các đặc tính di truyền của giống.
Đặc điểm của đất và thời tiết.
Để biết kỹ hơn về lượng nước mà cây cần sử dụng, ta xét các yếu tố sau :
Áp suất thẩm thấu
Hàm lượng nước và Sức hút nước của lá cây
Củng cố
Cây sống ở môi trường khô nóng (hoang mạc, sa mạc…) có đặc điểm gì thích nghi như thế nào để trao đổi nước?
Ban đêm có sự thoát hơi nước qua khí khổng và qua tầng cutin không?
Giữa trưa nắng hè oi bức hay lúc trời mưa, khí khổng khép hay mở?
Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
1
2
4
3
5
6
LUCKY
GAME
THPT Thu Duc
29
1. Cây sống ở môi trường khô nóng (hoang mạc, sa mạc…) có đặc điểm gì thích nghi như thế nào để trao đổi nước?
- Rễ đâm sâu, lan rộng
- Có tầng cutin dày, biểu bì trên lá không có khí khổng, lá hóa gai…
- Thân phủ sáp, thân mọng nước…
- Thay đổi phương thức quang hợp, nhiều loài cây khí khổng chỉ mở vào ban đêm
- Chu kì sống ngắn
30
2. Ban đêm có sự thoát hơi nước qua khí khổng và qua tầng cutin không?
- Ban đêm khí khổng không đóng lại hoàn toàn và sự thoát hơi nước vẫn diễn ra. Sự thoát hơi nước qua tầng cutin vẫn diễn ra. Nhưng vào ban đêm, sự thoát hơi nước qua khí khổng và qua tầng cutin giảm đi rất nhiều so với ban ngày
31
3. Giữa trưa nắng hè oi bức hay lúc trời mưa, khí khổng khép hay mở?
- Giữa trưa hè nắng nóng chói chang, khí khổng chủ động khép lại để giữ nước. Nguyên nhân là lúc nắng mạnh, khí khổng bị bốc hơi nước quá nhiều và mất nước nên khép lại
- Sau khi trời mưa, các tế bào biểu bì xung quanh khí khổng trương nước, tăng thể tích ép lên khí khổng làm khe khí khổng khép lại, sự thoát hơi nước qua khí khổng không thực hiện được.
32
4. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
- Loài cây sống trong vườn thường thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn, vì loài cây này có tầng cutin mỏng hơn.
Vì bản chất của lớp cutin là chống lại sự mất nước cho cây, cây trên đồi có lớp cutin thường rất dày để giảm tối đa sự thoát hơi nước.
33
Chuùc möøng baïn! Baïn ñaõ daønh ñöôïc ngoâi sao may maén!
34
CONGRATULATIONS!
You have got a lucky star!
35
Cảm ơn thầy cô và các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hồ hà hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)