Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thu Hương | Ngày 26/04/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: Tiết: 3,4 PPCT

Bài 3:

SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT



A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CNDVBC.
- Biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Phát triển là khuynh hứơng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới
khách quan.
2.Kỹ năng:
-Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
-So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển
của SVHT.
3.Thái độ:
-Xem xét SVHT trong sự vận động phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án.
-Học sinh: Sgk, vở ghi.

C. Phương pháp
-Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, diễn giảng.

D. Tiến trình dạy học – giáo dục.

*Lời vào bài:
GV: Các em hãy nhớ lại và kể lần lượt về các hoạt động em đã làm sáng nay bắt đầu từ khi thức giấc, em đã làm việc gì đầu tiên? (Tắt chuông báo thức, Đánh răng, Rửa mặt, ăn sáng, thay đồng phục, đạp xe tới trường,…)
GV: Những hoạt động đó chứng tỏ con người không ngừng vận động, đó là những vận động rất quen thuộc hàng ngày. Thế giới xung quanh con người cũng vậy, nó không ngừng vận động và biến đổi. Hoạt động ăn sáng, thay quần áo, tự mình đạp xe tới trường đã thể hiện sự lớn lên, sự phát triển của chúng ta cả về thể chất và những kĩ năng. Vậy để hiểu thế nào là vận động, phát triển, có những hình thức vận động nào, sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển ra làm sao chúng ta sẽ làm rõ trong nội dung của bài học ngày hôm nay: Bài 3, “Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất”.
*Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt


TIẾT 1
Hoạt động 1:
- GV: Đưa ra các ví dụ và yêu cầu học sinh nhận xét trạng thái của các ví dụ sau:
+ Cá bơi
+ Nước bay hơi
+ Mặt trời mọc
+ Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.
-HS: Trả lời
-GV: Bổ sung và kết luận: Tất cả các sự vật, hiện tượng trên đều đang không ngừng vận động. Sự vận động làm cho các sự vật, hiện tượng không ngừng thay đổi.
-GV:Cho HS lần lượt lấy ví dụ về các sự vật, hiện tượng đang vận động mà con người có thể trực tiếp quan sát được và những vận động không trực tiếp quan sát được rồi liệt kê các ý kiến lên bảng phụ, yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Có các vận động của các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được nhưng cũng có sự vận động không trực tiếp quan sát được. Vận động là phổ biến và khách quan, diễn ra trên mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.







1.Thế giới vật chất luôn vận động
a, Khái niệm vận động
-Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoa) nói chung của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.


Hoạt động 2
-GV: Cả lớp cùng thảo luận về tình huống sau:
Tình huống: Một vị sư đi tu và sống ẩn đật trên núi, vị sư ăn uống đạm bạc, ngoài cơm ra thức ăn chính chỉ là đậu, rau và tương cà mắm muối – những thực phẩm do phật tử và dân làng quanh đó đóng góp. Hằng ngày sư tụng kinh niệm phật, cầu mong cho chúng sinh luôn có cuộc sống tốt đời đẹp đạo.
Câu hỏi:
1. Cuộc sống ẩn dật của nhà sư có khiến nhà sư tách khỏi thế giới xung quanh hay không?
2. Từ ví dụ trên em hãy cho biết có cái gì, con gì và con người nào có thể tồn tại một mình hoàn toàn biệt lập với thế giới xung quanh không?
-HS: Trả lời ý kiến cá nhân
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)